Bà bầu ăn na được không? Nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý gì?

Tác giả: Trần Thục

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Chính vì thế, nhiều mẹ khá quan tâm bà bầu ăn na được không, vì biết rằng loại quả này có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp cho mẹ thắc mắc trên và chia sẻ cách ăn đúng giúp nhận được tối đa lợi ích mà quả na mang lại. Cùng theo dõi nhé!

1. [Giải đáp] Bà bầu ăn na được không?

Quả na hay còn gọi mãng cầu ta, là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi có phần thịt dai mềm, hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc biệt là chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Cụ thể, trong 100g quả na cung cấp cho cơ thể các thành phần với hàm lượng tương ứng như sau:

  • 1,7g Protein.
  • 25,2g Carbohydrate.
  • 2,4g chất xơ.
  • 0,6g chất béo.
  • 33 IU vitamin A.
  • 19,2mg vitamin C.
  • 0,71mg Sắt.
  • 30mg Canxi.
  • 18mg Magie.
  • 382mg Kali.

Nhìn chung, quả na là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, với thắc mắc “Mẹ bầu ăn na được không” thì đáp án là , và nếu mẹ ăn đúng cách sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Vậy công dụng của quả na là gì? Mời các mẹ hãy đọc phần tiếp theo.

bà bầu ăn na có được không?

Mẹ bầu ăn na được không? Câu trả lời là có, bởi quả na chứa nhiều loại dưỡng chất, vitamin và chất khoáng cần thiết cho cả mẹ và bé.

2. Ăn na đúng cách khi mang thai: 10 lợi ích mẹ không thể bỏ qua

Với thành phần dinh dưỡng phong phú như trên, quả na mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời. Cụ thể:

2.1. Quả na giúp giảm triệu chứng ốm nghén

Hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong quả na có thể giúp phụ nữ mang thai giảm tình trạng ốm nghén và ngăn chặn cơn buồn nôn hiệu quả. Chính vì thế, mẹ hãy bổ sung na vào khẩu phần ăn để dễ dàng vượt qua cảm giác buồn nôn, khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.

2.2. Bà bầu ăn na tránh táo bón thai kỳ

Một trong những tác dụng nổi bật của mãng cầu tiếp theo là tránh táo bón khi mang thai. Bởi hàm lượng chất xơ trong quả na khá cao, mẹ bầu ăn vào sẽ hỗ trợ thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề khác liên quan hệ tiêu hóa.

2.3. Giúp mẹ bầu kiểm soát tiêu chảy, kiết lỵ

Đi cùng với công dụng ngừa táo bón, quả na còn giúp điều chỉnh và kích thích lượng phân đi ngoài ổn định. Do đó, na được xem là phương thuốc tự nhiên để bà bầu chữa trị hiệu quả tình trạng tiêu chảy, kiết lỵ.

2.4. Duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai

Nhiều người băn khoăn bà bầu ăn na được không vì lo rằng vị ngọt lịm từ na dễ gây tăng cân. Tuy nhiên, quả na chứa rất nhiều chất xơ, niacin, vitamin C và hàm lượng Natri thấp, nên khi ăn na vừa đủ mẹ không phải lo lắng vấn đề thừa cân, béo phì.

Chưa kể, trong 100g quả na đã có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 70 đến 80 calo. Vì thế, những bà bầu có thể trạng gầy, thiếu cân thì ăn na sẽ giúp duy trì năng lượng, hạn chế suy nhược, nhờ đó mẹ khỏe mạnh và dễ đạt mức cân nặng chuẩn hơn.

mẹ bầu ăn nha có tốt không?

Nhờ chứa chứa hàm lượng niacin và chất xơ cao, nên mẹ bầu ăn na đúng cách còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

2.5. Ăn na trong thai kỳ hỗ trợ giải độc cơ thể

Không đơn thuần là một loại trái cây thơm ngon, bà bầu ăn na còn góp phần loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể nhờ na có khả năng chống oxy hóa. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong quả na cũng góp phần giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và giải quyết tình trạng tê toàn thân do máu lưu thông không đều.

2.6. Bầu ăn na để ổn định huyết áp và hệ tim mạch

Thành phần trong quả na giàu Kali và Magie – hai khoáng chất có tác dụng điều hòa huyết áp cơ thể. Vì vậy, quả na được khuyến khích dùng cho cả mẹ bầu huyết áp cao và thấp. Không chỉ vậy, nhờ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin C mà quả na còn hỗ trợ ngăn ngừa những gốc tự do tấn công cơ thể và tăng sức đề kháng, từ đó cải thiện chức năng tim mạch.

2.7. Lợi ích từ quả na giúp mẹ bầu thư giãn cơ

Bên cạnh tác dụng tốt cho tim mạch, Magie trong quả na còn là vi chất thiết yếu giúp mẹ bầu thư giãn các cơ trên cơ thể. Ngoài ra, khi cơ thể được bổ sung một lượng Magie đáng kể còn góp phần loại bỏ axit ra khỏi các khớp và làm giảm nguy cơ bị viêm khớp, gout, tràn dịch ổ khớp…

2.8. Ăn na khi mang thai có lợi cho thai nhi phát triển não bộ

Mẹ đừng bỏ qua loại quả này nếu còn thắc mắc bà bầu ăn na được không. Bởi một quả na chứa rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nếu vitamin A tốt cho da, tóc, thị giác thì vitamin C có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Qua đó, khi mẹ bầu bổ sung na đúng cách trong thực đơn sẽ giúp cho thai nhi hình thành các dây thần kinh, não bộ và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

bà bầu ăn na được không?

Mẹ bầu bổ sung quả na vào chế độ ăn sẽ giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

2.9. Tác dụng của quả na ngăn ngừa sinh non

Không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt hơn, ăn na còn có tác dụng giảm thiểu nguy cơ trẻ bị sinh non. Điều này là do trong quả na có chứa khoáng chất Đồng cần thiết (đạt 100mg/ngày) có khả năng cải thiện mức huyết sắc tố, từ đó ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm. Na còn chứa nhiều sắt, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

2.10. Một số lợi ích khác

Ngoài những công dụng kể trên, quả na còn góp phần:

  • Giảm đau răng hoặc viêm nướu thường gặp trong thai kỳ.
  • Chữa các bệnh ngoài da như loét, áp xe, nếu mẹ dùng phần thịt quả na và đắp lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày.
  • Giảm thiểu các cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

3. Mẹ bầu ăn na như thế nào tốt nhất?

Bên cạnh thắc mắc bà bầu ăn na được không, nhiều người cũng rất quan tâm đến vấn đề ăn na như thế nào cho đúng. Tốt nhất, để “tận hưởng” toàn bộ lợi ích của quả na mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi, mẹ bầu hãy bỏ túi các thông tin chia sẻ cách ăn na sau đây:

3.1. Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa một quả na mỗi ngày

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 1 quả na trong ngày, tương đương khoảng 300g. Bởi nếu ăn quá nhiều, chất xơ và đường tự nhiên trong na có thể gây táo bón, nổi mụn và làm tăng cao hàm lượng trong máu, dẫn đến tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

3.2. Chú ý thời điểm ăn na

Thời điểm ăn na tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng, hoặc dùng na để thay thế bữa ăn phụ. Mẹ cần tránh ăn na vào buổi tối vì dễ tăng cân, hoặc ăn khi đói sẽ khiến cơ thể không hấp thu kịp lượng đường quá lớn trong quả na, từ đó gây mệt mỏi, chóng mặt.

3.3. Tránh ăn na còn ương hoặc quá chín

Na chưa chín kỹ hoặc chín nẫu đều không phải lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Bởi hoạt chất Tanin có trong na chín nửa chừng có thể làm thức ăn khó chuyển hóa, gây khó tiêu, táo bón. Còn những quả na chín nhừ, có dấu hiệu chảy nước, mắt thâm đen có thể đã bị úng, nhiễm khuẩn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

mẹ bầu ăn mãng cầu được không?

Na quá chín thường có vảy, khe nứt, mắt thâm, thậm chí là chảy nước.

3.4. Không cắn vỡ hạt na

Mẹ bầu cũng cần lưu ý, không nên cắn vỡ hạt na khi ăn, bởi trong hạt có chứa hàm lượng độc tố cao. Ngoài ra, vì na có nhiều hạt, mẹ bầu nên ăn từ từ, chậm rãi để tránh nuốt phải hạt na gây sặc, hóc.

3.5. Trường hợp cần tránh ăn na

Tuy câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn na được không là có, nhưng vẫn có một số trường hợp nên “tránh xa” loại quả này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

  • Mẹ bầu đang hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường.
  • Thai phụ gặp vấn đề về thận như suy thận.
  • Phụ nữ mang thai có cơ địa hay bị mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt.

4. Một số thắc mắc thường gặp

Ngoài thắc mắc trên thì còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến vấn đề ăn na khi mang thai, cụ thể:

– Bà bầu ăn na 3 tháng đầu có tốt không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu có thể ăn na. Bởi loại quả này có tác dụng chống viêm và giảm triệu chứng trầm cảm khi mang thai. Không chỉ vậy, mẹ bầu ăn na đúng cách còn giúp giảm chuột rút, nâng cao đề kháng và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.

– Mang thai ăn mãng cầu xiêm được không?

Trong 100g thịt mãng cầu xiêm có đến 0,64mg sắt, vì thế bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt có thể thêm loại quả này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

– Làm thế nào để chọn na ngon cho mẹ bầu?

Để chọn được những quả na ưng ý, mẹ hãy ưu tiên quả có mắt nở to đều, phần kẻ mắt màu trắng, cuống nhỏ và không có hiện tượng thâm đen hay nứt nẻ. Đặc biệt, mẹ nên mua na có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu gây hại.

bà bầu ăn na có tốt sao không? nên ăn bao nhiêu?

Mẹ nên chọn quả na mắt nở to tròn, màu da xanh non, khi nắn có cảm giác mềm nhưng chắc tay.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc bà bầu ăn na được không; cũng như nắm cách ăn na đúng chuẩn để vừa nhận được lợi ích, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và đừng quên kết hợp uống thêm 2 – 3 ly sữa bầu mỗi ngày, nhằm cung cấp đầy dưỡng chất để con lớn nhanh, thông minh, mẹ vui khỏe, dáng đẹp.

Xem thêm