Mẹ bầu cảm cúm phải làm sao và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Tác giả: Trần Thục
Phụ nữ mang thai rất dễ nhiễm virus cảm cúm, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ, vì sức đề kháng suy giảm. Trong một số trường hợp, bệnh cảm cúm có thể tự thuyên giảm sau vài ngày, nhưng một số khác lại dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy, mẹ bầu cảm cúm phải làm sao để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1.Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị cảm cúm
Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm với triệu chứng nghiêm trọng hơn bình thường. Nguyên do là vì nội tiết tố thay đổi liên tục, làm cho chức năng hệ miễn dịch sụt giảm nên cơ thể nhạy cảm hơn với mọi tác nhân gây bệnh. Nếu nhận thấy các biểu hiện sau đây thì khả năng cao mẹ đang nhiễm cúm:
- Ho, ho khan.
- Sốt.
- Viêm họng
- Ớn lạnh.
- Đau cơ.
- Đau đầu,
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Mệt mỏi.
Cảm cúm không chỉ tác động xấu đến cơ thể thai phụ như gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm não, viêm tai giữa…, mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi lẽ, virus cảm cúm sẽ lây truyền trực tiếp từ cơ thể mẹ sang cơ thể con qua nhau thai, dẫn đến thai nhi bị suy giảm miễn dịch, chậm phát triển, suy dinh dưỡng và thậm chí là đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc chết lưu. Vì vậy, khi thấy cơ thể có biểu hiện của bệnh cúm, mẹ cần chủ động đi khám bác sĩ trong vòng 48 giờ đầu tiên để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn cách điều trị thích hợp nhất.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, mẹ biết chưa? Điểm chung giữa cảm cúm và cảm lạnh là đều do chủng virus cúm gây ra. Tuy nhiên, người bệnh có thể mắc cảm lạnh ở mọi thời điểm trong năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa đông, với những triệu chứng rõ ràng như ho, hắt xì, viêm họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi… trong 7 – 10 ngày. Còn dịch cảm cúm chỉ xuất hiện từ mùa thu đến mùa xuân. Người bệnh cảm cúm xuất hiện triệu chứng nặng hơn cảm lạnh như đau đầu, viêm họng, rát cổ họng, đau nhức cơ, sốt, buồn nôn, nôn, viêm phổi… kéo dài trong 5 đến 7 ngày. |
2.Mẹ bầu cảm cúm phải làm sao để khắc phục hiệu quả?
Nhiều người thường nghĩ ngay đến biện pháp dùng thuốc không kê đơn để “loại bỏ” virus cảm cúm. Tuy nhiên, đó không phải là một biện pháp hữu ích vì thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus cúm và có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thay vì vậy, mẹ có thể áp dụng các cách đơn giản và an toàn sau:
2.1 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Việc xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, khoa học vô cùng cần thiết, giúp gia tăng sức khỏe miễn dịch cho hai mẹ con trước virus cảm cúm. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần có đủ 4 nhóm chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) và luân phiên thay đổi đa dạng thực phẩm. Đặc biệt, mẹ bị cảm khi mang thai nên ăn nhiều trái cây họ cam quýt (như cam, chanh, quýt, bưởi…), gừng, tỏi… nhằm tăng khả năng đẩy lùi bệnh cúm hiệu quả.
Song song, mẹ không thể bỏ qua “người bạn đồng hành” thân thiết từ những ngày đầu mang thai là sữa bầu. Vì đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và công thức dưỡng chất trọn vẹn để cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển vượt trội.
Đái tháo đường thai kỳ ( hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ ) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không những ảnh hưởng sức khỏe mẹ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy,…
Sữa bầu chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức đề kháng như Vitamin A, D, E, B, C, Sắt, Kẽm… Thêm vào đó là Magie và các vitamin nhóm B, hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi để có hành trình mang thai thoải mái hơn. Sữa giúp bổ sung thành phần dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện như Axit Folic, DHA, Canxi, Vitamin D, Vitamin B12…
>> Gợi ý cho mẹ: Sản phẩm sữa bầu Frisomum Gold nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan
2.2 Chủ động thăm khám bác sĩ sớm
Các chủng virus hiện nay được phân loại thành 3 loại chính là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C. Trong đó, virus cúm A như H1N1, H2N2, H5N1… là nhóm virus nguy hiểm nhất do có khả năng lây lan ở cả người và động vật, trở thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau.
Vì thế, trước thắc mắc mẹ bầu cảm cúm phải làm sao, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm cúm, mẹ nên chủ động đến bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cơ bản. Chẳng hạn, test nhanh kháng nguyên (RIDTs), miễn dịch huỳnh quang, phân lập virus… Qua đó, xem thử bản thân nhiễm virus gì, có nguy hiểm cho thai nhi không và tìm hướng khắc phục kịp thời.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên lưu ý các mốc khám thai quan trọng để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi, đồng thời xác định sức khoẻ của bà mẹ. Ngoài ra, việc khám thai định kỳ còn giúp mẹ được điều trị kịp thời…
2.3 Súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% giúp giảm viêm, ngăn chặn chất nhầy vào sâu bên trong khoang mũi – khoang miệng và làm thông thoáng đường thở. Thế nhưng, mẹ chỉ nên súc miệng và mũi khoảng 3 – 4 lần/ngày vì nếu rửa quá nhiều sẽ làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi và gây tổn thương niêm mạc mũi.
2.4 Ngủ đủ giấc, uống đủ nước
Phụ nữ mang thai bị cảm cúm cần ngủ đủ 7 – 9 tiếng/ngày trong môi trường thông thoáng, mát mẻ và tránh gió. Đặc biệt, mẹ bầu bị ho khan, kho có đờm không nên nằm ở phòng máy lạnh vì dễ khiến tình trạng ho trầm trọng hơn.
Cùng với đó, mẹ bầu cần duy trì thói quen uống đủ 1.6 lít nước/ngày, nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt và hỗ trợ quá trình hồi sức.
Uống đủ nước giúp cơ thể mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn
2.5 Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm
Mẹ bầu cảm cúm phải làm sao với tình trạng nghẹt mũi nhẹ? Đó là mẹ có thể áp dụng phương pháp xông mũi tại nhà để đường thở thông thoáng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chọn các loại nguyên liệu thiên nhiên như bạc hà, kinh giới, tía tô, gừng… và đun sôi. Sau đó, bắt đầu trùm kín khăn qua đầu và xông hơi từ 10 – 15 phút, tối đa 1 lần/ngày.
2.6 Uống nước chanh mật ong ấm
Uống hỗn hợp chanh – mật ong với nước ấm là mẹo dân gian chữa cảm, trị ho lành tính và hiệu quả mà nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó, mẹ có thể pha mật ong cùng với trà chanh, trà quế, gừng, hành tây tươi… với công dụng tương tự.
Mật ong và chanh là nguyên liệu thiên nhiên hữu hiệu, an toàn cho việc trị cảm cúm
3.Bí quyết phòng ngừa bệnh cảm cúm cho mẹ bầu
Muốn ngăn ngừa bệnh cúm cho cơ thể mẹ bầu trong suốt thai kỳ, mẹ đừng bỏ qua những điều quan trọng sau:
- Tiêm phòng vắc-xin cúm trước khi có dự định sinh em bé để bảo vệ sức khỏe cả hai.
- Hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu cúm.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, sát trùng cẩn thận dụng cụ ăn uống nếu gia đình có người mắc cúm.
- Tập thể dục điều độ, vừa sức nhằm tăng cường sức mạnh đề kháng chống lại bệnh tật.
Trước khi mang thai cần chuẩn bị gì là thắc mắc của hầu hết chị em sắp sửa làm mẹ. Không chỉ chuẩn bị chỉn chu về thể chất, người mẹ còn phải nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần, từ đó tạo “bước đệm” vững chãi cho con chào đời…
4.Một số câu hỏi thường gặp
Ngay dưới đây là những thắc mắc liên quan đến bệnh cảm cúm mà nhiều mẹ bầu quan tâm:
1. Mẹ bầu bị cảm uống thuốc được không?
2. Mẹ bầu bị cảm cúm không nên ăn gì?
3. Mẹ bầu cảm cúm uống nước lá kinh giới, tía tô, nước tỏi… được không?
Qua chia sẻ trong bài viết, hy vọng mẹ có lời giải đáp mẹ bầu cảm cúm phải làm sao và biết cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và ý nghĩa nhé!