Bà bầu bị ho 3 tháng đầu nguy hiểm không và cách điều trị?

Tác giả: Trần Thục

Sức khỏe của thai phụ là yếu tố chính quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy nên nhiều phụ huynh lo lắng tình trạng bà bầu bị ho 3 tháng đầu liệu có ảnh hưởng đến bé không? Để có lời giải đáp cho thắc mắc này, mẹ hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bầu bị ho 3 tháng đầu nguy hiểm cho thai nhi không?

Nhiều mẹ thắc mắc khi mang thai 3 tháng đầu nếu bị ho thì liệu có vấn đề gì không? Kỳ thực, nếu đây là cơn ho sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng ho của mẹ kéo dài liên tục không dứt sẽ dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi như:

  • Nhiễm trùng thai kỳ: Ho có thể là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể mẹ gặp tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
  • Thai nhi phát triển chậm: Tình trạng ho kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, suy nhược, từ đó làm chậm sự phát triển của thai nhi.
  • Động thai và nguy cơ sảy thai: Ho kéo dài, liên tục và mạnh sẽ gây ra các cơn gò tử cung dẫn đến động thai, sảy thai.

bà bầu bị ho 3 tháng đầu

Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ho dây dẫn, kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi

2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho 3 tháng đầu

Mẹ bị ho khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến, chủ yếu đến từ nguyên nhân sau đây:

  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi ở khoang miệng khiến mẹ gặp tình trạng đau họng, ho.
  • Cơ thể mẹ bị thay đổi nội tiết: 3 tháng đầu là thời điểm nội tiết tố của mẹ bị thay đổi làm giảm sức đề kháng của niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm dẫn các dấu hiệu viêm họng.
Ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục mẹ bầu cần biết

Hầu hết, các thai phụ đều trải qua cảm giác ốm nghén khi mang thai. Hiện tượng này gây ra các cảm giác buồn nôn khó chịu khiến bà bầu không thể ăn uống được gì. Từ đó, cơ thể dễ rơi vào tình trạng không hấp thu được dinh…

  • Bệnh đường hô hấp: Nếu mẹ đang bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… có thể khiến bà bầu ho ra nhiều đờm đặc.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Khi mang thai sức đề kháng của mẹ cũng suy giảm. Lúc này, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả trong việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Dị ứng: Mẹ bầu bị ho nhiều cũng có thể do dị ứng với khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…
  • Môi trường ô nhiễm: Nếu không gian sống bị ô nhiễm, nhiều khói, bụi, khí gas cũng khiến mẹ bầu bị ho.

3. Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu nhanh chóng, hiệu quả

Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn cũng cần nắm rõ những cách điều trị để cải thiện tình trạng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

3.1 Uống nước ấm mỗi ngày

Khi bị ho, mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt nên ưu tiên uống nước ấm. Bởi, đây là cách làm loãng nhanh đờm đặc trong thành họng, giúp thư giãn cổ họng, giảm cơn co thắt cải thiện hiệu quả tình trạng đau họng, ho của mẹ.

cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung nước ấm cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng ho

3.2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có sức khỏe ổn định, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu cần bổ sung 6 nhóm thực phẩm gồm:

  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt, cá, tôm, trứng, đậu,…
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu,…
  • Thực phẩm giàu Axit folic: Cà chua, bắp cải, bí đao, cà rốt, đậu Hà Lan,…
  • Thực phẩm giàu hàm lượng Canxi: Sữa, các chế phẩm từ sữa, rau muống, cá, tôm,…
  • Thực phẩm dồi dào chất sắt: Thịt đỏ, ức gà, bí ngô, cải bó xôi,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Vitamin: Cải bó xôi, rau chân vịt, bắp cải,…
Nên bổ sung Axit Folic khi mang thai như thế nào mới đúng?

Suốt quá trình mang thai, nhu cầu về các chất dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên rất nhiều. Trong đó, Axit Folic là chất được rất nhiều chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung cho mẹ bầu. Bài viết sau sẽ cập nhật đến mẹ những điều cần lưu…

Ngoài ra, sự thay đổi về hormone tuyến giáp có thể khiến mẹ uể oải, giảm năng lượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có ho. Cùng với đó là tình trạng ốm nghén khiến cho mẹ ít ăn hơn, khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Để khắc phục điều này, ngoài ăn uống khoa học thì chuyên gia khuyến khích mẹ nên uống thêm sữa bầu mỗi ngày.

Sữa Frisomum hương cam - Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu

Frisomum Gold là sữa bầu cao cấp của thương hiệu sữa nổi tiếng Friso. Sản phẩm với công thức Dual Care+ đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng kép cho mẹ và bé. Bài viết giới thiệu sữa Frisomum dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về…

Sữa bầu hệ dưỡng chất ưu việt cho bé, bao gồm Axit Folic, Canxi, Vitamin D giúp thai nhi phát triển tốt thể chất và trí não, đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

3.3 Súc miệng bằng nước muối để giảm ho

Súc miệng với nước muối ấm 3 – 4 lần/ngày giúp giảm 40% tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Do dung dịch muối có khả năng hút chất lỏng dư thừa từ các mô bị viêm trong cổ họng làm giảm kích thước vết viêm, làm lỏng chất nhầy và loại bỏ các chất gây dị ứng, vi khuẩn, nấm từ cổ họng. Nhờ đó, đẩy lùi nhanh chóng cơn ho, đau họng mà mẹ gặp phải.

3.4 Bà bầu bị ho 3 tháng đầu nên uống trà gừng

Gừng là một loại nguyên liệu có tính nóng, giúp giải cảm và làm ấm cho cơ thể, hỗ trợ xoa dịu các cơn ngứa trong cổ họng. Mẹ có thể pha 1 ấm trà nóng gồm nước cốt gừng, mật ong, chanh và dùng trong ngày để cải thiện tình trạng ho.

3.5 Sử dụng dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp là giải pháp chữa ho cho bà bầu 3 tháng đầu nhanh nhất. Dầu giúp giảm nhanh các cơn ho và tình trạng cảm lạnh của mẹ bầu. Mẹ chỉ cần dùng một ít dầu khuynh diệp và xoa nhẹ lên ngực để giảm ho. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhỏ dầu khuynh diệp vào nồi nước ấm và xông hơi nhằm làm sạch đường mũi, cổ họng.

3.6 Hãy thử nước mật ong pha chanh

Mật ong có chứa nhiều Vitamin và các loại khoáng chất, giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Kết hợp cùng với chanh sẽ mang lại hiệu quả phục hồi tổn thương ở vòm họng, xoa dịu các cơn ngứa hiệu quả. Theo đó, mẹ bầu chỉ cần uống 1 cốc nước mật ong và chanh sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng ho, viêm họng.

cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu

Kết hợp mật ong và chanh là cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản mà hiệu quả

4. Những điều cần bà bầu bị ho 3 tháng đầu cần lưu ý

Để cải thiện tình trạng mẹ bầu ho trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Ngủ đủ giấc: Để nâng cao sức khỏe, mẹ bầu nên dành 7 – 9 tiếng cho giấc ngủ vào ban đêm và bổ sung một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Phụ nữ mang thai nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm nhanh bằng nước ấm tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc: Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc trị ho nào khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ.
  • Gặp bác sĩ nếu tình trạng ho kéo dài: Mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời khi ho dai dẳng, kéo dài, đau rát cổ họng, tức ngực, ho có đờm, ra máu hoặc ho kèm theo sốt, khó thở.
  • Tiêm phòng đầy đủ vacxin: Mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

Sữa Nào Tốt hy vọng thông tin trong bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề bà bầu bị ho 3 tháng đầu có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy tình trạng ho kéo dài, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời mẹ nhé!

Xem thêm