Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt không và những điều cần lưu ý

Tác giả: Trần Thục

Theo quan niệm dân gian, không ít người cho rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh, phát triển tốt. Tuy nhiên, thực hư có phải như vậy không? Qua bài viết sau đây, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, đồng thời đưa ra những lời khuyên nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé nhé!

1.Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trong 100gr trứng ngỗng có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • 13 gr Protein.
  • 14,2 gr Lipid.
  • 360 mcg vitamin A.
  • 3,2 gr sắt.
  • 71 mg canxi.
  • 210 mg phốt pho.
  • 0,15 mg vitamin B.
  • 0,3 mg vitamin B2.

2.[Giải đáp] Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Xét về tổng quan, dù hàm lượng Protein trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà, tuy nhiên vitamin A của trứng ngỗng ít hơn, trong khi đây là dưỡng chất thiết yếu có khả năng tham gia vào quá trình phát triển xương, mắt và hình thái thai nhi. Cùng với đó, trứng ngỗng còn chứa hàm lượng Cholesterol và Lipid cao – những thành phần không có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp của mẹ bầu nếu ăn quá nhiều.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách và 5 lưu ý cần biết

Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung sắt trong suốt thời gian mang thai để luôn khỏe mạnh và giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bổ…

Vậy nên có thể thấy, bà bầu ăn trứng ngỗng không hẳn quá tốt. Tuy nhiên nếu ăn với tần suất ít hơn 3 lần/tuần, trứng ngỗng vẫn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ.

bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng

Trứng ngỗng có thể mang lại những lợi ích nhất định nếu mẹ ăn với tần suất vừa đủ

3. Những lợi ích của trứng ngỗng cho bà bầu

Dưới đây là những lợi ích mà trứng ngỗng mang lại cho mẹ bầu:

3.1 Hạn chế cảm lạnh

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm so với người bình thường khiến cơ thể yếu đi và dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn như cảm cúm, cảm lạnh. Vậy nên mẹ có thể ăn trứng ngỗng chứa nhiều protein và vitamin B, giúp cơ thể có thêm năng lượng, hạn chế nguy cơ cảm lạnh khi môi trường thay đổi.

3.2 Tăng cường trí nhớ

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể nặng nề và sự ảnh hưởng của môi trường khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là suy giảm trí nhớ. Hàm lượng Lecithin có trong trứng ngỗng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ. Vì vậy, mẹ có thể ăn trứng ngỗng luộc hoặc hấp vào buổi sáng để giúp trí nhớ cải thiện.

3.3 Bổ sung lượng máu cần thiết

Nhờ hàm lượng sắt cao nên khi bà bầu ăn trứng ngỗng cũng giúp tăng cường lượng máu cần thiết cho cơ thể mẹ, đẩy lùi các chứng như thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi. Bên cạnh đó, em bé trong tử cung cũng nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì sự sống.

3.4 Có lợi có hệ tiêu hóa

Theo Đông y, trứng và trứng ngỗng nói riêng là thực phẩm có hơi ấm, vị ngọt. Vì thế, ăn trứng ngỗng còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa, hạn chế các bệnh về gan và thận.

4. Những lưu ý cần biết khi bà bầu ăn trứng ngỗng

Để đảm bảo an toàn, khi ăn trứng ngỗng trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần lưu ý:

  • Vì trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng không quá cao và giá thành khá đắt (khoảng 45.000 – 55.000/trứng) nên mẹ có thể ăn trứng gà, trứng vịt thay thế.
  • Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, thay vì chỉ chú trọng ăn trứng ngỗng.
  • Đồng thời, mẹ không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần/tuần vì thực phẩm này chứa nhiều Lipid và Cholesterol, nếu dùng thường xuyên sẽ dễ gây ra tình trạng huyết áp cao, tim mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường thai kỳ,…

5. Những thắc mắc thường gặp khi bà bầu ăn trứng ngỗng

Dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ giải đáp một vài thắc mắc xoay quanh việc ăn trứng ngỗng trong giai đoạn thai kỳ:

5.1 Bà bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng được?

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (tức 3 tháng giữa thai kỳ), mẹ bầu có thể bắt đầu ăn trứng ngỗng bởi lúc này, thai nhi đã ổn định hơn và cần nhiều dưỡng chất để phát triển.
Lưu ý, mẹ không nên ăn trứng ngỗng vào 3 tháng đầu thai kỳ vì hàm lượng đạm cao ở trứng ngỗng dễ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… cộng với tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ làm mẹ thêm mệt mỏi.

5.2 Có nên ăn trứng sống không?

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ tuyệt đối không nên ăn đồ sống, bao gồm cả trứng ngỗng. Do đó, với trứng ngỗng, mẹ nên chế biến như luộc, chiên, hấp, kho đến khi chín kĩ để loại bỏ hết các vi khuẩn, đảm bảo không gây nguy hiểm đến với khỏe của mẹ và bé.

5.3 Làm thế nào để chọn được trứng ngỗng tốt?

Để chọn được trứng ngỗng tốt, mẹ dùng bàn tay che thân trứng, 1 mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên ánh sáng. Nếu khi soi, mẹ thấy trứng có màu hồng trong suốt, 1 chấm hồng và 1 túi khí nhỏ hơn 1cm, đồng thời không có giun, ký sinh trùng hay sinh vật lạ nào bên trong, thì đây là trứng tốt.

trứng ngỗng cho bà bầu

Đừng quên soi trứng ngỗng trước ánh sáng để lựa chọn được trứng tốt nhé!

Hoặc mẹ có thể cho quả trứng sống vào chén nước muối pha loãng. Nếu trứng 3 nổi 7 chìm, thì trứng ngỗng đã đẻ được 3 – 5 ngày. Nếu trứng nổi hẳn lên trên mặt nước, thì trứng đã để lâu, không nên sử dụng.

Đến đây, hẳn mẹ đã hiểu hơn về việc bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không, cũng như những lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn rồi nhỉ? Tuy nhiên, có thể thấy, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn trứng ngỗng giúp trẻ thông minh. Thay vào đó, cách đơn giản khác được nhiều mẹ áp dụng là uống sữa bầu mỗi ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tập thể thao đều đặn.

Xem thêm