Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ nên hạn chế

Tác giả: Huỳnh Uyên

Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của các bé. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con trẻ bị táo bón như cơ địa, lười uống nước, ăn ít rau xanh,… Trong đó, chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Trong bài viết dưới đây, suanaotot sẽ chia sẻ đến các bậc cha mẹ những thực phẩm gây táo bón cho trẻ nên kiêng ăn. Hãy cùng theo dõi để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cho con nhé!

1. Top 10 loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ mẹ cần biết

Dưới đây là danh sách những thực phẩm làm cho bé bị táo bón mà mẹ nên lưu ý:

1.1. Thịt đỏ

Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ hàng đầu nên kiêng ăn. Mặc dù các loại thịt đỏ là một nguồn protein quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng protein và chất béo cao sẽ khiến phân lưu lại trong hệ tiêu hóa (12 – 24 tiếng), phân khô khó đào thải gây táo bón. Không những thế, nếu ăn nhiều thịt đỏ trẻ sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, no lâu dẫn đến ít muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây. Do đó, cơ thể không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.

những thực phẩm gây táo bón cho trẻ

Cho trẻ ăn nhiều thịt đỏ sẽ khiến phân khô, khó đào thải ra ngoài làm tăng nguy cơ táo bón.

Vậy nên, mẹ nên giảm bớt lượng thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… trong chế độ ăn uống của trẻ, thay thế bằng thịt trắng như thịt gà. Đồng thời hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho bé.

1.2. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc đã qua chế biến cũng là một trong những thực phẩm gây táo bón cho trẻ mà mẹ nên lưu ý. Các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, bột mì trắng, gạo trắng, sandwiches,… chứa ít chất xơ so với ngũ cốc nguyên hạt sau khi trải qua quá trình chế biến, chiết tách cám và mầm hạt. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc còn được pha thêm đường tinh luyện, chất phụ gia,… Việc cho trẻ ăn quá nhiều ngũ cốc tinh chế có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên chọn ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ và giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

1.3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Chọn sữa không phù hợp, chứa nhiều protein khó tiêu, ít chất xơ cũng có thể gây táo bón cho trẻ. Nhất là trong giai đoạn đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và rất nhạy cảm. Vậy nên, mẹ nên cân nhắc kỹ và thận trọng khi lựa chọn sữa công thức cho bé. Bên cạnh đó, với trẻ sơ sinh bú mẹ, chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con. Vì vậy, mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học, hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, gia vị cay nóng, sử dụng chất kích thích,…

1.4. Các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh quy

Các loại bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, bánh mì,… đều chứa hàm lượng carbohydrate cao, nhiều đường và giàu chất béo nhưng lại nghèo chất xơ. Chính vì thế, chúng không những làm tăng nguy cơ táo bón, rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà còn là nguyên nhân dẫn đến tăng cân, béo phì, sâu răng,… Thay vì cho trẻ ăn nhiều bánh ngọt, mẹ nên chế biến các loại bánh làm từ hoa quả chứa nhiều chất xơ cho bé ăn để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.

các loại thực phẩm gây táo bón

Các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh quy chứa ít chất xơ, nhưng lại chứa nhiều đường và chất béo. Đó có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và táo bón ở trẻ.

1.5. Socola và kẹo

Socola và kẹo là những loại đồ ăn yêu thích của các bé vì có hương vị thơm ngon, ngọt mềm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết rằng chúng là một trong những thực phẩm gây táo bón cho trẻ cần hạn chế. Vì trong thành phần của các loại kẹo, socola thường chứa nhiều đường, ít chất xơ và dưỡng chất khác làm cản trở hoạt động của nhu động ruột, khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng, khô cứng, khó tiêu dẫn đến trẻ bị táo bón. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho con ăn nhiều socola, kẹo ngọt, hay các chế phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ để tránh nguy cơ táo bón cũng như khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nặng hơn.

1.6. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn là những món ăn gây táo bón ở trẻ mà mẹ cần tránh trong thực đơn hàng ngày của bé, đặc biệt là khi bé bị táo bón.

Tương tự như các loại thực phẩm trên, trong các loại thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo, gia vị đường, muối và ít chất xơ.

1.7. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách những thực phẩm gây táo bón cho bé. Các loại thức ăn như: khoai tây chiên, snack, gà rán,… chứa nhiều chất béo, ít chất xơ nên khi đi vào cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Ngoài ra, hàm lượng muối lớn có thể ngăn cản quá trình đào thải nước qua phân, khiến phân khô cứng gây khó khăn khi đi ngoài – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho con ăn các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ, thay vào đó có thể linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn bằng các món luộc, hấp để bé dễ tiêu hóa tránh táo bón.

thuc pham gay tao bon cho tre

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên rán sẽ gây áp lực khiến hệ tiêu hóa của trẻ. 

1.8. Thức uống chứa caffeine

Theo các nghiên cứu, các loại thực phẩm chứa caffeine cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em và người lớn. Hàm lượng caffeine có trong cà phê hay các thức uống chứa caffeine khác khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nhiều nước và tăng nguy cơ táo bón, đặc biệt là với những người bị chứng ruột kích thích. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có gas cũng có thể làm giảm nhu động ruột, khiến phân khó di chuyển trong đại tràng. Đồng thời làm lượng khí trong đường ruột, khiến trẻ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

1.9. Chuối xanh

Nhắc đến những thực phẩm gây táo bón cho trẻ không thể không nói đến chuối xanh. Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng hấp thụ, pectin và tanin – làm chậm hoạt động của nhu động ruột, cản trở quá trình tiết dịch và co thắt ruột, hút nước trong phân. Từ đó khiến phân khô cứng gây ra hiện tượng táo bón và các chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên tránh dùng loại thực phẩm này khi chế biến các món ăn cho trẻ, thay vào đó mẹ nên cho con ăn chuối chín giàu chất xơ, kali và dưỡng chất giúp tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

1.10. Quả hồng

Cũng tương tự như chuối xanh, quả hồng cũng là loại trái cây chứa một lượng lớn tannin – chất dễ kết tủa khi gặp môi trường acid trong dạ dày, làm vón cục thức ăn gây tắc ruột, ảnh hưởng đến việc đi ngoài. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên cho trẻ ăn nhiều quả hồng (hồng giòn, hồng ngâm,…), nhất là khi trẻ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, táo bón. 

thực phẩm gây táo bón cho be

Quả hồng là loại thực phẩm được khuyến cáo là không nên cho trẻ ăn nhiều vì có chứa lượng lớn tanin – hợp chất làm giảm co thắt ruột, làm chậm quá trình đào thải phân.

Nguyên tắc ăn uống cho trẻ bị táo bón

Trên đây là những thực phẩm gây táo bón cho trẻ mà mẹ nên tránh cho con ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón khó chịu. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ táo bón:

  • Bổ sung thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau mồng tơi, bông cải xanh, rau dền, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, rau má, khoai lang, đậu bắp, các loại đậu, bơ, chuối chín, đu đủ, mận khô, các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi, táo, lê, kiwi,… 
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ để hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn, kích thích ruột co bóp và thúc đẩy quá trình đào thải phân.
  • Giai đoạn đầu nếu bé chưa quen ăn rau xanh, trái cây thì mẹ nên chia nhỏ lượng đồ ăn trong mỗi bữa, sau đó tăng dần lên để cơ thể trẻ quen dần. Đồng thời, mẹ nên chế biến đa dạng các món ăn từ rau quả để kích thích sự hứng thú cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Cho trẻ uống đủ nước để giúp làm mềm phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bù đắp lượng nước cơ thể bị thiếu hụt. Với trẻ dưới 6 tháng bị táo bón mẹ  có thể tăng cữ bú và thời gian bú sữa cho bé hoặc  cho uống thêm 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ từ 6 – 12 tháng cho uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi cho uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cho uống 1 lít nước/ngày. Trẻ 6 – 10 tuổi cho uống 1,2 – 1,5 lít nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi cho uống 1,5- 2 lít nước/ngày. Có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho uống nước lọc tinh khiết, nước trái cây, hoa quả, sinh tố, nước canh, súp,…

2. Biện pháp ngăn ngừa và giảm táo bón cho bé hiệu quả

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng những thực phẩm gây táo bón cho trẻ, mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Cụ thể:

  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày cho trẻ bằng cách khuyến khích bé ngồi bô khoảng 5 – 10 phút mỗi lần vào những khung giờ cố định trong ngày.
  • Cho trẻ tập thể dục thể thao hoặc tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày như: bơi lội, đi bộ, chạy nhảy, đạp xe,… để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Với trẻ chưa biết bò, mẹ nên massage bụng hoặc các bài tập đạp xe giúp kích thích đường ruột co bóp và giảm các triệu chứng táo bón ở trẻ. Tùy từng lứa tuổi, cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn bài tập giảm táo bón phù hợp cho bé.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm men vi sinh, thuốc chữa táo bón, thực phẩm chứa lợi khuẩn theo đúng liều lượng chỉ định nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, giảm chứng táo bón nhanh chóng.
  • Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ nên xem xét lại sản phẩm có phù hợp với con không. Mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, ưu tiên loại sữa có thành phần đạm nhỏ, giàu chất xơ giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ.

các loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ nên hạn chế

Cho trẻ vận động, tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là một trong những bí quyết giúp hạn chế nguy cơ táo bón.

Hiện nay, sữa Friso Gold là dòng sữa công thức giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Friso Gold sử dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần tiên tiến giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa.

Friso Gold còn cung cấp chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides quan trọng giúp tăng cường lợi khuẩn, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, với hương vị thanh nhạt gần giống với sữa mẹ, không chứa hương liệu, sữa công thức Friso Gold còn giúp bé yêu bú ngon.

những loại thực phẩm gây táo bón cho trẻ

Với Friso Gold, mẹ có thể yên tâm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tự nhiên và giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

MUA SẢN PHẨM TẠI

3. Trẻ bị táo bón khi nào nên thăm khám?

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị táo bón dưới 4 tháng tuổi.
  • Trẻ bị táo bón 3 ngày trở lên hoặc kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng như: đau bụng kéo dài, đau bụng một cách đột ngột, đau dữ dội liên tục, đau hậu môn, trẻ bị nôn ói, phân có màu đen hắc ín hoặc phân lẫn máu ở tả, quần lót, trẻ sụt cân, nóng sốt,…
  • Trẻ bị táo bón thường xuyên, hay tái phát hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Trẻ đã điều trị táo bón nhưng không thuyên giảm hoặc vẫn chưa đi ngoài được sau 24 giờ.

thực phẩm dẫn đến táo bón cho trẻ

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng táo bón không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để  thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã chia sẻ cho quý phụ huynh những thực phẩm gây táo bón cho trẻ cũng như biện pháp phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả. Để biết thêm những thông tin hữu ích về bệnh táo bón và các bệnh lý thường gặp ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các bài viết khác trên website https://suanaotot.com/.

Xem thêm