7 cách bế trẻ sơ sinh an toàn và lưu ý mẹ nên biết

Tác giả: Đặng Hương

Với những phụ huynh vẫn còn bỡ ngỡ khi lần đầu đón con yêu chào đời, chắc hẳn không khỏi băn khoăn làm sao để bế con đúng cách, đảm bảo an toàn cho trẻ. Vậy bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ 7 cách bé trẻ sơ sinh an toàn và một số lưu ý quan trọng. Mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Vì sao mẹ phải bế trẻ sơ sinh đúng cách?

Khi được mẹ bế đúng cách, bé cảm thấy an toàn, thoải mái hơn. Đồng thời, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy việc ôm trẻ mới sinh vào lòng, âm yếu ngắm nhìn con sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, gắn kết tình cảm với mẹ hơn.

2. Hướng dẫn mẹ các cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

Mẹ tham khảo những cách bé trẻ sơ sinh đúng cách sau đây nhé:

2.1 Bế ngực chạm ngực

Nhiều mẹ thường áp dụng cách bế trẻ sơ sinh này để con dễ dàng lắng nghe nhịp tim của mình. Để thực hiện cách bế này, mẹ ôm bé để đầu của con áp lên ngực mình. Đồng thời, mẹ dùng một tay đỡ mông và hông của con, tay còn lại giữ lấy phần cổ và đầu của bé. Lưu ý, mẹ nên đặt đầu của con hướng sang một bên để con có thể thở dễ dàng.

cách bế trẻ sơ sinh

Mẹ chọn cách bế trẻ đúng cách, phù hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

2.2 Bế kiểu ôm bóng

Đây là kiểu bế phù hợp với trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi. Để bế con kiểu ôm bóng, mẹ đặt một tay dưới phần cổ và đầu của bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển phần lưng của con vào bên trong cẳng tay mà bạn đang dùng để giữ đầu bé. Từ đây, mẹ tạo cho bé tư thế cuộn tròn bên hông của mẹ với hai chân duỗi ra. Tay còn lại của mẹ hỗ trợ nâng đỡ đầu hoặc cổ của bé hoặc cho con bú sữa.

2.3 Bế kiểu “chào thế giới”

Nếu mẹ chưa biết cách bế em bé sơ sinh thì có thể thử cách bế kiểu “chào thế giới” nhé. Đây là cách bế phù hợp với những bé ưa thích ngắm nhìn, tò mò về thế giới xung quanh. Theo đó, mẹ bế bé hướng ra ngoài, giữ phần lưng và đầu của con dựa vào ngực mình. Tiếp đến, mẹ dùng một cánh tay để giữ phần mông của bé, tay còn lại bế vòng qua ngực con. Với tư thế ngồi, mẹ chỉ cần đặt bé vào lòng và không cần dùng tay để giữ phần mông con.

2.4 Bế ru ngủ

Với cách bế ru ngủ, mẹ luồn một tay để giữ đầu và cổ của bé, tay còn lại giữ dưới mông và hông của con. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển tay đang đỡ cổ và đầu của bé xuống giữ lấy lưng con để đảm bảo đầu và thân của bé nằm dọc trên cánh tay của mẹ. Như thế, chỗ gập khuỷu tay của mẹ sẽ là chỗ dựa cho phần đầu và cổ của bé.

2.5 Bế bên hông

Một trong những cách ẵm bé sơ sinh hơn 6 tháng nhiều mẹ ưa thích là kiểu bé bên hông. Để ẵm con đúng cách, mẹ hướng mặt bé quay về phía trước, để phần hông của con đối diện với hông của mình, đồng thời dùng tay giữ chặt phần eo của bé. Với tư thế bế này, mẹ có thể dùng tay còn lại để cho con ăn hoặc tùy ý làm việc khác.

2.6 Bế mặt đối mặt

Đây là cách bế mà mẹ có thể dễ dàng giao tiếp với con. Theo đó, mẹ để bé dưới tầm ngực, đảm bảo mặt con đối diện với mặt mình. Mẹ dùng 1 tay đặt sau cổ và đầu của con, tay còn lại giữ phần hông và thân bé.

2.7 Bế vác vai

Bế vác vai cũng là một trong những cách bế bé sơ sinh giúp con ợ hơi sau khi bú. Kiểu bế này khá giống với bế chạm ngực, tuy nhiên mẹ đặt cằm của bé lên vai và bụng của con áp vào ngực mẹ. Đồng thời, mẹ hơi ngả người ra sau, dùng một tay giữ phần mông và lưng dưới của con, tay còn lại nhẹ nhàng vỗ lưng giúp bé ợ hơi.

bế trẻ sơ sinh đúng cách

Mẹ có thể áp dụng kiểu bế vác vai để giúp trẻ ợ hơi sau khi bú sữa.

>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cho mẹ 11 tư thế cho bé bú đúng cách, bú nhiều không sặc

3. Hướng dẫn mẹ cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng

Mẹ tham khảo cách bế em bé theo từng tháng tuổi như sau:

3.1 Trẻ dưới 3 tháng tuổi

Vì hệ xương của trẻ sơ sinh chưa vững chắc nên khi bế bé mẹ cần lưu ý phần đầu, cổ, lưng. Cụ thể, cách bế trẻ 0 – 2 tháng tuổi là một tay bế phần đầu, lưng và mông trên cùng một đường thẳng. Đồng thời, tay còn lại của mẹ đỡ phần lưng và mông dưới của con.

3.2 Trẻ 3 – 5 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể dựng cổ được nhưng hệ xương vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, cách bế trẻ 3 tháng tuổi trở lên tốt nhất là tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế bắt đứng. Với tư thế bế trẻ nằm nghiêng, mẹ lưu ý giữ tay đỡ cổ của trẻ. Với tư thế bắt đứng, mẹ lấy một tay giữ phần cổ của con, tay còn lại giữ phần mông và bế đầu con đặt trên vai của mẹ.

3.3 Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi

Mẹ có thể bế trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên theo tư thế dùng thân mình làm điểm tựa cho phần cổ và lưng của con. Đây là tư thế giúp trẻ có nhiều hứng thú vì trẻ dễ dàng quan sát mọi thứ xung quanh.

3.4 Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên

Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên có hệ xương phát triển tương đối vững chắc, vì thế mẹ có thể bế con ở nhiều tư thế khác nhau như bế đứng, bế sát nách,… Tùy vào tình huống, mẹ lựa chọn tư thế phù hợp, tạo cảm giác dễ chịu cho con.

4. Hướng dẫn mẹ cách bế trẻ sơ sinh lên và đặt xuống an toàn

Để bế trẻ sơ sinh lên và đặt xuống an toàn, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

4.1 Cách bế bé lên từ nôi hoặc giường

Khi con nằm trên nôi hoặc giường, mẹ nhẹ nhàng luồn một tay xuống phần mông và lưng dưới của con. Mẹ dùng tay còn lại để đỡ phần cổ và đầu bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng bế con lên, đảm bảo đầu bé không bị ngửa về sau và toàn thân được nâng lên. Tiếp đến, mẹ từ từ di chuyển phần đầu của con sang vai hoặc lòng khuỷu tay để đầu bé có chỗ tựa.

cách bế bé sơ sinh

Khi trẻ nằm trên giường hay nôi, mẹ có thể bế bằng cách dùng một tay đỡ phần mông và lưng dưới của con, tay còn lại để đỡ phần cổ, đầu và nhẹ nhàng nâng bé lên.

4.2 Cách bế trẻ đặt xuống nôi hoặc giường

Với cách bế em bé đặt xuống nôi hoặc giường, mẹ dùng một tay đặt dưới đầu và cổ của con. Mẹ dùng tay còn lại giữ phần mông dưới của con. Sau đó, mẹ từ từ đặt bé xuống nôi hoặc giường, nhẹ nhàng rút tay dưới mông bé ra. Tiếp đến, mẹ dùng tay này để nâng đầu bé lên và từ từ rút tay còn lại ra. Lưu ý, mẹ nên rút tay ra nhẹ nhàng và không để đầu bé bị va chạm mạnh vào nôi hay giường.

4.3 Cách bế trẻ lên khi con nằm nghiêng

Khi trẻ nằm nghiêng trên giường hoặc nôi, mẹ có thể bế bé bằng cách để một tay dưới cổ và đầu của con, tay còn lại đặt ở phần mông bé. Sau đó, mẹ giữ đầu của con, ôm bé vào người rồi đưa cẳng tay xuống phần đầu bé.

4.4 Cách bế trẻ lên khi con nằm sấp

Với cách ẵm em bé sơ sinh khi con nằm sấp, mẹ đặt tay dưới ngực của con, đảm bảo phần cẳng tay nâng cằm con. Đồng thời, mẹ dùng tay còn lại giữ phần thân dưới của con. Sau đó, mẹ từ từ bế trẻ lên, xoay người bé hướng về phía mình. Sau khi con đã áp vào thân mình, mẹ luồn tay nâng đầu bé lên phía trước, đảm bảo đầu bé có điểm tựa thoải mái trong hõm khuỷu tay bạn. Mẹ dùng tay còn lại đặt dưới mông và chân con, cho con tư thế dễ chịu, an toàn.

cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng

Với trẻ nằm sấp, mẹ vẫn có thể áp dụng cách bế an toàn, đúng cách giúp con cảm thấy thoải mái.

5. Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh

Khi ẵm bé sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Quan sát phản ứng của trẻ khi được bế để biết con có khó chịu không.
  • Thường xuyên tiếp xúc da chạm da với con để gắn kết tình cảm.
  • Đảm bảo đầu bé ở tư thế thoải mái, dễ di chuyển và thở.
  • Nếu mẹ đang tập làm quen với con, hãy ngồi xuống và từ từ bế bé lên.
  • Khi bế con đi cầu thang, mẹ lưu ý bế bé bằng 2 tay để con cảm thấy an toàn hơn.
  • Nếu mẹ dùng một tay bế con và một tay nấu ăn thì nên tránh để trẻ chạm tới những vật nguy hiểm như dao, kéo,…
  • Nếu mẹ đang giận dữ thì nên hạn chế bế con để tránh những hành động mất kiểm soát có thể tổn thương bé.
  • Để bế con trong thời gian dài, mẹ có thể dùng địu em bé để hỗ trợ.

Bài viết trên đây hướng dẫn mẹ những cách bế trẻ sơ sinh đúng cách. Để bé yêu phát triển tốt, bên cạnh chăm sóc con đúng cách, bố mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Với trẻ dùng sữa bột, mẹ nên ưu tiên chọn nguồn sữa mát lành, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Điển hình là bộ đôi sữa Friso® Gold và Friso® Gold Pro đã chinh phục nhiều mẹ nhờ ưu điểm dễ tiêu hóa và công thức khoa học, dồi dào dưỡng chất.

Với sữa Friso® Gold, trẻ dễ tiêu, đi phân đều với khuôn phân đẹp nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần giúp giữ trọn vẹn hơn 90% đạm sữa dễ tiêu. Đồng thời, mẹ yên tâm con êm bụng, ngủ sâu giấc nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Cùng với vị thanh nhạt tự nhiên giúp trẻ dễ hạp vị nhờ sản phẩm có công thức không chứa đường sucrose.

cách ẵm bé sơ sinh

Tin chọn sữa Friso® Gold, mẹ yên tâm bé yêu dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh, từ đó bắt kịp đà tăng trưởng tốt.

>> Sữa Friso® Gold chính hãng có TẠI Đ Y, mẹ mua ngay cho bé yêu nhé!

Trong khi đó, sữa Friso® Gold Pro không chỉ kế thừa đặc tính dễ tiêu hóa và vị sữa thanh nhạt của sữa Friso® Gold, sản phẩm còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ (HMO, Probiotics, GOS) giúp gia tăng lợi khuẩn. Nhờ đó nuôi dưỡng cân bằng vệ vi sinh đường ruột, giúp bé hạn chế ốm vặt. Đồng thời, sản phẩm được nhập khẩu 100% nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ TrackEasy.

tư thế bế trẻ sơ sinh

Sữa Friso® Gold Pro được nhiều mẹ tin chọn nhờ ưu điểm dễ tiêu hóa, tăng cường đề kháng tự nhiên cho bé yêu.

> Mẹ tìm mua sữa Friso® Gold Pro chính hãng cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.

Xem thêm