Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Lưu ý chăm sóc trẻ bố mẹ cần biết

Tác giả: Trần Thục

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày là nỗi băn khoăn của không ít phụ huynh, vì đây là khoảng thời gian khá vất vả khi con quấy khóc liên tục, cũng như có biểu hiện biếng ăn do mệt trong người. Để có lời giải đáp chi tiết, đồng thời biết cách chăm sóc phù hợp, giúp con vượt qua giai đoạn quan trọng này dễ dàng hơn, bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây!

1. Những mốc thời gian trẻ mọc răng và dấu hiệu nhận biết 

Trước khi có đáp án trẻ mọc răng sốt bao nhiêu ngày, bố mẹ cần nắm rõ các mốc thời gian trẻ mọc răng sữa như sau:

  • Giai đoạn 6 tháng: Mọc 2 răng cửa hàm dưới.
  • Khoảng 7 tháng tuổi: Mọc tiếp răng cửa hàm dưới thứ hai.
  • Giai đoạn 8 tháng: Mọc răng cửa hàm trên thứ nhất.
  • Giai đoạn 9 tháng: Mọc thêm răng cửa hàm trên thứ hai.
  • Giai đoạn từ tháng 12 – 16: Mọc cùng lúc 4 răng hàm dưới và trên.
  • Từ 16 – 20 tháng: Mọc răng nanh hàm dưới và trên.
  • Giai đoạn 20 – 30 tháng tuổi: Hoàn thiện số răng hàm còn lại.

Trẻ mấy tháng mọc răng? Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng

Mọc răng không chỉ là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ, mà còn khiến bố mẹ vỡ òa trong hạnh phúc khi lần đầu nhìn thấy những chiếc răng nhỏ xíu, xinh xắn của con. Nhưng, bố mẹ có từng thắc mắc liệu trẻ mấy tháng mọc răng…

Có thể thấy, chạm mốc tròn 2 tuổi, trẻ sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa 20 chiếc chia đều hai hàm trên và dưới. Ngoài ra, trẻ còn một lần thay răng vĩnh viễn và mọc thêm các răng hàm còn thiếu khi đến tuổi trưởng thành.

>> Tham khảo: Top 15 sữa cho bé 2 tuổi phát triển

trẻ mọc răng sốt mấy ngày

Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển hệ xương – răng cần thiết để đáp ứng nhu cầu ăn nhai của trẻ sau này.

Ngoài việc xác định cột mốc mọc răng, bố mẹ cũng cần nhận biết triệu chứng để tìm cách chăm sóc con thích hợp và kịp thời. Cụ thể, trước khi mọc răng, trẻ sẽ có các biểu hiện:

  • Chảy nhiều nước dãi quanh miệng.
  • Phần nướu, lợi sưng đỏ.
  • Trẻ bú ít, chán bú hoặc bỏ bú.
  • Trẻ thích cho tay vào miệng và cắn các đồ vật có cạnh vì ngứa răng.
  • Ho nhiều, có thể kèm đờm đặc xanh vàng.
  • Trẻ hay quấy khóc.
  • Đi ngoài phân lỏng từ 3 – 4 lần/ngày.

2. [Giải đáp] Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?

Sốt khi mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và tự hết khi răng nhú lên xong. Nguyên nhân là lúc răng trồi lên khỏi nướu, nướu bị cọ xát mạnh khiến trẻ ngứa ngáy và phải gặm nhấm đồ đạc để giảm ngứa. Từ đó dẫn đến viêm nhiễm quanh nướu và sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để chống lại tình trạng viêm nhiễm này.

Vậy, trẻ mọc răng sốt mấy ngày là hết? Trước khi răng mọc 3 – 5 ngày, trẻ bắt đầu sốt nhưng chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Sau 5 – 7 ngày, nếu bố mẹ nắm vững nguyên tắc chăm sóc khi trẻ mọc răng sữa, những triệu chứng mọc răng thuyên giảm dần và không gây khó chịu cho trẻ nữa.

trẻ mọc răng hàm sốt mấy ngày

Sốt là biểu hiện bình thường của quá trình mọc răng sữa.

Đồng thời, trẻ mọc răng hàm sốt mấy ngày mới hết cũng là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất. Bởi lẽ, mọc răng hàm là bước cuối cùng trong hành trình phát triển răng sữa và luôn là một trải nghiệm khó chịu cho cả trẻ và bố mẹ. Thông thường, trẻ 13 – 19 tháng tuổi sẽ mọc hai răng hàm hàm trên và trẻ 14 – 18 tháng tuổi sẽ mọc tiếp hai răng hàm hàm dưới. 

Đa phần, khi mọc răng hàm, trẻ thường sốt trước khi mọc khoảng 2 – 3 ngày. Trong trường hợp kích thước răng hàm quá lớn, thời gian mọc răng hàm có thể kéo dài hơn một chút nhưng không quá 4 ngày.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách

Để khoảng thời gian mọc răng trôi qua nhẹ nhàng hơn, bố mẹ có thể xoa dịu cho con bằng cách:

3.1. Lau người với nước ấm

Đây là cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ mọc răng được nhiều bố mẹ áp dụng, khi con sốt dưới 38 độ C. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm và một chậu nước ấm. Tiếp đến, nhúng khăn vào chậu nước, vắt khô và lau lần lượt các vị trí trán, nách và bẹn, nhằm đẩy nhanh quá trình thoát nhiệt. Cùng với đó, phụ huynh cũng nên dùng khăn ấm quấn quanh bàn chân để hỗ trợ cơ thể tản nhiệt tốt hơn.

3.2. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách  

Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp và đều đặn tối thiểu 2 lần/ngày có tác dụng giảm thiểu tình trạng sâu răng, hôi miệng, nhiễm trùng nướu và răng… Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Đối với trẻ 6 – 8 tháng: Mẹ hãy cho trẻ uống một chút nước ấm ngay sau khi bú hoặc ăn, sau đó dùng một miếng gạc hoặc vải mềm ẩm quấn quanh đầu ngón tay và bắt đầu lau nhẹ nhàng hai mặt răng, nướu, lưỡi từ trong ra ngoài.
  • Đối với trẻ 2 – 3 tuổi trở lên: Để trẻ thích thú hơn với việc chải răng, bố mẹ nên chọn loại bàn chải nhỏ, lông mềm và kem đánh răng chứa flour, có hương vị trái cây. Đồng thời, không quên hướng dẫn chi tiết cách cầm, đặt góc và di chuyển bàn chải cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

mọc răng sốt mấy ngày

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp trẻ loại bỏ nhanh chóng cơn đau mọc răng cũng như những mảng bám và vi khuẩn hại răng.

3.3. Bổ sung thêm nước cho trẻ

Sốt khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và kiệt sức do mất nước. Vì thế, phụ huynh nên tăng cường bổ sung nước cho trẻ qua súp, cháo, nước lọc… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể sử dụng thêm nước điện giải hay oresol để bù nước nhanh hơn, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.

3.4. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn bác sĩ

Một phương pháp hạ sốt dễ thực hiện mà nhiều phụ huynh lựa chọn là uống thuốc hạ sốt kê đơn. Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ mọc răng bị sốt là Paracetamol, Acetaminophen hay Ibuprofen. Song nếu nhận thấy con sốt li bì trên 38.5 độ C, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ và nhận thuốc hạ sốt theo chỉ định.

3.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hầu hết trẻ trong giai đoạn mọc răng đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, hay biếng ăn. Tuy nhiên, nếu phụ huynh chủ quan và để tình trạng trên kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của con. Do đó, bên cạnh các biện pháp hạ sốt, giảm sưng đau nướu bên ngoài, bố mẹ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp để con tiếp nhận thức ăn dễ dàng và có đủ năng lượng.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên tích cực cho con bú bất kỳ khi nào con muốn. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, hãy cân nhắc bổ sung cho con sữa công thức có hương vị thanh nhạt quen thuộc và dồi dào kháng thể, dễ tiêu hóa để con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Sữa công thức chứa dưỡng chất quý HMO, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, cho con một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức chống chọi tốt với tác nhân gây viêm nhiễm.

TOP 18 sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh giúp tăng cân đạt chuẩn

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất? Tìm kiếm một loại sữa bột (sữa công thức) chuyên biệt, cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ sơ sinh phát triển đạt chuẩn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bỉm. Dưới đây là TOP 18 sữa…

4. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi biết được đáp án trẻ mọc răng sốt mấy ngày, nếu mẹ nhận thấy tình trạng sốt không được cải thiện cũng như đi kèm một số biểu hiện nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, vì chúng có thể cảnh báo một vài bệnh lý khác:

  • Răng đã nhú lên nhưng triệu chứng sốt mọc răng vẫn còn như trẻ sốt rất cao trên 39 độ C, kéo dài nhiều ngày.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc và khó dỗ dành.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần và phát ban khắp cơ thể.
  • Sốt kèm tiêu chảy, nôn mửa hoặc đi phân có máu.
  • Có dấu hiệu mất nước như môi khô, da khô, tiểu ít…

Trên đây là tất cả thông tin cần biết xoay quanh vấn đề trẻ mọc răng sốt mấy ngày mới hết. Qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã tích lũy thêm hành trang chăm sóc con khỏe mạnh theo từng giai đoạn để con khôn lớn, thông minh và bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn.

Xem thêm