Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hiệu quả nhất

Tác giả: Huỳnh Uyên

Để hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập, lưu trữ sữa lâu dài, không ít các bà mẹ chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, việc bảo quản sai cách có thể làm suy giảm chất lượng sữa, xuất hiện nhiều vi khuẩn hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về phương pháp bảo quản sữa này nhé.

1. Sữa mẹ có thể đặt trong tủ lạnh bao lâu?

Thời gian sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh còn tùy thuộc vào chức năng của tủ. Chẳng hạn, nếu đặt trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản trong 4 ngày. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tủ lạnh được vệ sinh sạch sẽ.

cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ chỉ nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh 4 ngày

Ngoài ra, với ngăn đá, sữa mẹ có thể được trữ đông được 6 – 12 tháng. Trong đó, các chuyên gia khuyến nghị 6 tháng là khoảng thời gian tốt nhất để trữ đông. Bởi lẽ, bảo quản sữa mẹ càng lâu thì lượng vitamin C trong sữa sẽ sụt giảm càng nhiều, cho dù bạn đặt sữa trong ngăn mát hay ngăn đá.

Top 12 thực phẩm lợi sữa mẹ nên tăng cường bổ sung

Bất cứ bà mẹ nào khi sinh con cũng muốn cho con nguồn sữa mẹ mát lành nhiều dưỡng chất. Vậy nhưng nhiều mẹ không đủ sữa cho con dù đã cố gắng kích sữa. Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm lợi sữa vào thực đơn sau sinh để…

2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh chính xác nhất

Để sữa mẹ đảm bảo chất lượng cao, phụ huynh không thể bỏ qua cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh dưới đây.

Sau khi vắt sữa, sữa mẹ nên được làm lạnh càng sớm càng tốt. Sữa cần được đặt trong bình sạch hoặc túi trữ sữa làm từ vật liệu không chứa BPA. Đây là một loại hoá chất được sử dụng rộng rãi trong hộp nhựa và không an toàn cho sức khoẻ.  Không những vậy, phụ huynh nên lưu ý chỉ nên đặt sữa mẹ trong phần lạnh nhất của tủ.

cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ nên được trữ trong những túi sữa chuyên dụng, tiệt trùng hoàn toàn

Nếu không thể đặt sữa trong ngăn mát, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng khoảng 26 ° C, nhưng lưu ý chỉ để sữa trong vòng 6 giờ. Tránh xa bức xạ, ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.

Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 48 giờ, hoặc có thể cho vào tủ lạnh nhanh 30 phút rồi đông lạnh ngay. Sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -18 ° C có thể bảo quản được 6 tháng.

Chia sữa thành các gói 80-120ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh. Nếu không có điện trong thời gian dài, nên cho túi sữa đông lạnh vào hộp cách nhiệt, có đá viên.

Tuyệt đối không trữ sữa mẹ còn thừa sau mỗi lần bé bú. Khi trẻ bú mẹ, vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào sữa và làm hỏng sữa. Không trộn sữa mới vắt với sữa dự trữ. Bên cạnh đó, để theo dõi thời gian bảo quản sữa, phụ huynh có thể dùng bút ghi lên bao bì của các bình sữa hay túi sữa.

3. “Bỏ túi” những cách rã đông sữa mẹ

Bên cạnh việc tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, phụ huynh cũng cần bổ sung kiến thức về rã đông sữa. Qua đó, chất lượng của sữa mẹ sẽ được đảm bảo ở mức tối ưu.

Nếu bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy sữa ra để nguội hoặc ngâm cả bình sữa vào cốc nước ấm trước khi cho bé bú. Sữa lấy từ ngăn đá trong ngăn mát tủ lạnh ra nên để ở ngăn mát. Sau khi sữa tan, bạn để một lúc rồi đun sữa đến khoảng 40ºC là có thể cho bé bú.

cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Làm thế nào để rã đông sữa mẹ nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng?

Nếu không có máy hâm sữa, bạn cũng có thể cho trẻ uống sữa lạnh hoặc ngâm vào cốc nước nóng để hâm nóng. Tuyệt đối không rã đông sữa bằng lò vi sóng. Nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến sữa bị mất chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể.

Sữa ra môi trường bên ngoài không được để quá 24 giờ. Nếu trẻ bú chưa hết, mẹ cũng nên đổ hết sữa và ngưng sử dụng.

Khi rã đông sữa, màu sắc của sữa có thể có sự thay đổi nhỏ. Chúng có thể có mùi tương đối nồng và độ đặc khác với sữa mới vắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là một hiện tượng không nguy hiểm, bé yêu của bạn vẫn có thể sử dụng an toàn.

4. Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Sữa mẹ trước và sau khi vắt cần đảm bảo những tiêu chí sau:

4.1 Trước khi vắt

Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn.

Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Nếu sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra đường ống của máy đảm bảo sạch sẽ. Vứt bỏ và thay thế ống bị mốc ngay lập tức.

4.2 Sau khi vắt

Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch có nắp đậy kín bằng thủy tinh để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Tránh các chai có ký hiệu tái chế số 7, biểu tượng này cho thấy rằng vật chứa có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA. Không bao giờ bảo quản sữa mẹ trong miếng lót bình sữa dùng một lần hoặc túi nhựa.

Chọn túi trữ sữa có thương hiệu uy tín để tránh bị vỡ, rách trong quá trình trữ đông, có thể khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số loại nhựa được tìm thấy trong túi kém chất lượng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh hiểu thêm về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh tối ưu nhất. Trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng sữa mẹ đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển ngày một toàn diện hơn.

>>>Xem thêm: Tắc tia sữa sau sinh mổ: Nguyên nhân, Cách chữa

Xem thêm