Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Mẹo bảo quản đúng cách, an toàn

Tác giả: Hồng Thủy

Trong hành trình lần đầu làm mẹ, chắc hẳn không ít chị em thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu và bảo quản như thế nào cho đúng cách. Nếu bạn cũng đang có băn khoăn này, mời bạn cùng đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

1.[Giải đáp] Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

1.1. Sữa mẹ bé bú không hết

Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sữa mẹ bảo quản ở bất cứ môi trường nào (mới vắt hay rã đông) thì sữa bé bú không hết chỉ để được khoảng 2 giờ. Nếu quá 2 giờ thì mẹ nên bỏ sữa đó đi, không cho trẻ bú tiếp hay tiếp tục trữ đông trong tủ lạnh.

1.2. Sữa mẹ mới vắt hoặc hút

Với sữa mẹ mới vắt hoặc mới hút ra, bé chưa bú thì thời gian bảo quản có thể dài hơn. Cụ thể là:

– Sữa mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng được:

  • Tối đa 6 giờ, thời gian sử dụng lý tưởng trong vòng 4 giờ (bảo quản khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn).
  • Khoảng 1 – 2 giờ (Trên 26 độ C).

– Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được:

  • Tối đa 4 ngày và thời gian nên cho bé bú là khoảng 2 – 3 ngày sau khi bảo quản (nhiệt độ dưới 4 độ C).

– Thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng dưới – 18 độ C là:

  • Tối đa 2 tuần (Tủ lạnh 1 cửa).
  • Tối đa 4 tháng (Tủ lạnh 2 cửa).
  • Tối đa 12 tháng (Tủ đông chuyên dụng)

sữa mẹ để ngoài được bao lâu

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu tùy thuộc vào thời gian sử dụng, môi trường bảo quản

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hiệu quả nhất

Để hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập, lưu trữ sữa lâu dài, không ít các bà mẹ chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, việc bảo quản sai cách có thể làm suy giảm chất lượng sữa, xuất hiện nhiều vi khuẩn hơn. Hãy…

1.3. Sữa mẹ rã đông

Sữa mẹ sau khi rã đông có thể để được trong vòng 1 – 2 giờ với nhiệt độ thường và 1 ngày khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

2.Các lưu ý khi vắt/hút sữa và bảo quản sữa

Các mẹ sau khi đã tìm hiểu về sữa mẹ để ngoài được bao lâu, thì tiếp đến là nhũng lưu ý trong quá trình vắt (hút) sữa và cách bảo quản sữa mẹ an toàn và hiệu quả.

2.1. Trước khi vắt/hút sữa

Mẹ nên thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết trước khi vắt sữa mẹ cho trẻ bú nhằm đảm bảo vệ sinh. Theo đó, mẹ nên:

  • Vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa (nếu sử dụng máy hút sữa) từ ống dẫn sữa, bộ phận hút, đến các bộ phận điều khiển trên máy hút. Sau đó, để các dụng cụ khô tự nhiên và tiệt trùng bằng nước sôi trước khi sử dụng.
  • Tiệt trùng túi (lọ) đựng sữa trước và sau khi sử dụng.
  • Mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn (dinh dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% độ cồn) trước khi vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa.

2.2. Bảo quản sữa đúng cách sau khi vắt/hút

Sau khi đã vắt sữa ra, mẹ nên:

  • Sử dụng túi, hộp sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy đã được làm sạch và tiệt trùng để đựng sữa.
  • Tránh sử dụng đồ đựng sữa làm bằng nhựa BPA (nhựa tái chế có ký hiệu 7).
  • Nếu sữa mẹ sau khi vắt mà trẻ chưa bú ngay thì mẹ nên đậy kín nắp hộp, miệng túi hoặc bình sữa lại và đem đi bảo quản lạnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Mẹ không nên đổ chung sữa mới vắt với sữa đã rã đông.

sữa mẹ để ngoài được bao lâu-1

Các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ sau khi vắt vào các túi đựng sữa chuyên dụng và ghi ngày vắt để theo dõi hạn sữa

2.3. Chú ý khi trữ đông sữa

Dưới đây là một vài lưu ý mà mẹ nên biết trước khi trữ đông sữa cho bé.

  • Mỗi túi (hộp) chỉ nên chứa lượng sữa trong một cữ bú của bé (khoảng 60 – 120ml).
  • Mẹ không nên đổ sữa quá đầy vào trong túi đựng sữa bởi khi sữa đông lại sẽ chiếm diện tích lớn hơn.
  • Dán nhãn và ghi lại ngày vắt sữa trên lọ/túi trữ sữa trước khi mang đi trữ đông.
  • Mẹ nên dùng tủ trữ đông chuyên dụng để bảo quản sữa và không nên bảo quản sữa quá lâu ở ngăn mát và ngăn đông của tủ lạnh.
  • Hạn chế việc mở tủ lạnh trữ sữa thường xuyên bởi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Nếu mẹ vắt sữa muốn bảo quản lâu dài (hơn 4 ngày) thì nên đem sữa đi trữ đông.
  • Trong trường hợp mất điện thời gian dài, mẹ nên lấy sữa bỏ vào thùng giữ nhiệt đầy đá để bảo quản sữa.

3.Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đã bị hỏng, mẹ không nên cho bé bú:

  • Sữa mẹ có mùi khác lạ như mùi lên men khó chịu, có vị chua tanh,… sau thời gian để bên ngoài hoặc sau rã đông.
  • Nếu khi mẹ hâm nóng sữa (rã đông) mà sữa mẹ vẫn nổi váng, không hòa tan được trong sữa thì khả năng cao là sữa đã bị hỏng hoặc quá hạn.
  • Sữa mẹ bị vón cục.
  • Khi mẹ rã đông sữa bằng cách chuyển từ ngăn đá xuống ngăn lạnh mà sữa có hiện tượng kết tủa đám mây trắng đục thì có thể sữa đã hỏng.
  • Khi mẹ cho bé bú sữa mẹ bị hỏng, con từ chối bú, quấy khóc, vặn vẹo,…

sữa mẹ để ngoài được bao lâu-2

Sữa mẹ bị nổi váng, không hòa tan được có thể là dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng

4.Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng cách

Việc rã đông sữa mẹ đúng cách sẽ giúp đảm bảo được lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ và hạn chế việc sữa bị nhiễm khuẩn. Cách rã đông sữa mẹ như sau:

  • Để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm: Mẹ lấy sữa từ ngăn đông bỏ xuống ngăn mát trong 1 ngày đêm để sữa có thể chuyển sang dạng lỏng nhưng vẫn giữ được độ lạnh.
  • Để túi sữa dưới vòi nước ấm: Khi sữa chuyển sang dạng lỏng, mẹ có thể lấy sữa ra và đặt dưới vòi nước ấm để sữa quen dần với nhiệt độ. Sau đó, mẹ có thể tăng nhiệt độ nước lên (giữ nguyên nhiệt độ vừa tăng, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột) đến khi nhiệt độ sữa thích hợp thì tắt vòi.
  • Đặt túi sữa trong tô nước ấm: Phụ huynh có thể lấy bịch sữa vào tô nước ấm ở 40 độ C (có thể thay nước nếu thấy nước bắt đầu lạnh đi), sau một thời gian sữa sẽ ấm lên. Lúc này, bạn lắc bình sữa (túi sữa) để cho các chất béo trong sữa tan đều và hòa quyện vào nhau.
  • Sử dụng máy hâm sữa: Nếu các mẹ muốn tiết kiệm thời gian hơn có thể sử dụng máy này và cũng điều chỉnh ở nhiệt độ 40 độ C.

Các mẹ nên lưu ý rằng không nên rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng hoặc đun nóng trực tiếp, bởi nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các vitamin, chất dinh dưỡng có trong sữa.

sữa mẹ để ngoài được bao lâu-3

Các mẹ có thể rã đông sữa trong tô nước nóng ở 40 độ C để có thể cho trẻ sử dụng

5.Các câu hỏi thường gặp khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ

Bên cạnh việc bảo quản sữa mẹ, vẫn còn có khá nhiều câu hỏi liên quan. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp và giải đáp cho mẹ:

1. Sữa trữ đông có màu sắc lạ có sao không?

Sữa trữ đông sẽ có màu sắc khác với sữa mẹ lúc vừa mới vắt (hút) xong, bởi trong quá trình bảo quản, một số chất béo có sự biến đổi. Từ đó, màu sắc sữa có thể thay đổi sang màu hơi nâu, vàng hoặc xám nhạt nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và vẫn đảm bảo các dưỡng chất cung cấp cho con.

2. Dùng sữa trữ đông cho trẻ có tốt không?

Sữa mẹ trữ đông dù được vắt (hút) trực tiếp từ bầu ngực mẹ nhưng không tốt bằng sữa mà bé được bú trực tiếp. Vì sữa được trữ đông có thể mất đi enzym Lipase giúp tiêu hóa chất béo, đồng thời giảm đáng kể số lượng chất hỗ trợ trẻ tăng cường kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ có thể được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của trẻ, nên nếu sữa mẹ trữ đông vài tháng thì có thể không còn phù hợp với nhu cầu của trẻ ở thời điểm hiện tại nữa.

3. Có thể cho sữa mẹ mới vắt vào sữa đông không?

Mẹ có thể cho sữa mới vắt vào sữa trữ đông hoặc sữa bảo quản ở ngăn mát. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý cho sữa mới vắt vào trong tủ lạnh hoặc thùng đá làm lạnh ít nhất 1 tiếng trước khi cho sữa mới và sữa cũ. Ngoài ra, mẹ nên ghi chú thời gian mẹ đã thêm sữa mới vắt vào túi sữa trữ đông để có thể dễ theo dõi hạn của sữa.

4. Vì sao trẻ từ chối sữa trữ đông?

Trẻ từ chối uống sữa trữ đông có thể do các nguyên nhân như sữa trữ đông có mùi ôi thiu (có thể do oxy hóa hóa học), sữa mẹ có mùi xà phòng (dư thừa enzym Lipase), nhiệt độ sữa không phù hợp, sữa có mùi chua như sữa bò lên men,...

Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã biết được sữa mẹ để ngoài được bao lâu và cách bảo quản như thế nào. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không đủ sữa thì có thể dùng thêm sữa công thức để đảm bảo con hấp thu đủ chất, phát triển khỏe mạnh. Mẹo chọn sữa phù hợp là các mẹ có thể chọn sữa công thức giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa và hấp thu cho trẻ.

Friso Gold và Friso Gold Pro là bộ đôi sữa công thức mẹ có thể tham khảo. Không chỉ mang đến nguồn sữa mát lành, Friso Gold và Friso Gold Pro còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Friso Gold: Sản phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa, đi phân đều mỗi ngày với khuôn phân đẹp nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Đồng thời, sữa giúp bé êm bụng, êm giấc nhờ cấu trúc đạm dễ tiêu cùng nguồn sữa mát lành. Friso Gold còn có hương vị thanh nhạt, cho bé dễ uống nhờ công thức không chứa đường sucrose.

sữa mẹ để ngoài được bao lâu-4

Friso Gold với vị sữa tự nhiên cùng đạm tiêu hóa tự nhiên giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh

MUA SẢN PHẨM TẠI
  • Friso Gold Pro: Sản phẩm không chỉ giúp trẻ tiêu hóa khỏe, dễ uống mà còn hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên. Đó là nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, GOS và Probiotics giúp gia tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp con khỏe mạnh từ bên trong. Sữa Friso Gold được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Vì vậy mẹ an tâm cho con sử dụng.

sữa mẹ để ngoài được bao lâu-5

Với hệ dưỡng chất BioPro+, Friso Gold Pro hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột, cho bé yêu tự do khám phá xung quanh.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Để tìm mua sữa Friso Gold Pro chính hãng, mẹ có thể truy cập ngay TẠI Đ Y.

Xem thêm