Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu là gì và có nguy hiểm không?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu dưỡng chất của mẹ bầu tăng lên rất nhiều, bao gồm cả nhu cầu về canxi. Thiếu hụt canxi trong giai đoạn này ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vậy cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu?
Mẹ bầu rất dễ thiếu hụt các dưỡng chất do nhu cầu về dưỡng chất tăng lên đột ngột
1. Những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu
Tương tự như những trường hợp khác, khi bị thiếu canxi, bà bầu sẽ có những dấu hiệu sau:
- Hay quên hoặc mất trí nhớ
- Co thắt cơ bắp
- Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt
- Phiền muộn
- Ảo giác
- Cơ bắp thường xuyên bị nhức mỏi.
- Móng tay yếu và dễ gãy
- Dễ gãy xương
Sự thiếu hụt canxi có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn và da mỏng manh. Canxi cũng đóng một vai trò quan trọng trong cả quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và co cơ. Vì vậy, sự thiếu hụt canxi có thể dẫn đến co giật.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết bà bầu có đang bị thiếu canxi hay không chính là xét nghiệm. Nếu nghi ngờ thiếu mẹ bầu bị thiếu canxi, bác sĩ phụ sản sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra mức canxi trong máu của bạn. Mức canxi tổng, mức albumin (*) và mức canxi ion hóa hoặc “free canxi” sẽ được đo.
Nếu có bất kỳ dấu thiếu hụt canxi nào, mẹ bầu nên chủ động trao đổi với bác sĩ khi kiểm tra thai kỳ
(*) Albumin là một loại protein liên kết với canxi và vận chuyển canxi qua máu.
2. Vì sao bà bầu bị thiếu canxi?
Theo NCBI, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị thiếu canxi. Trong đó, nguyên nhân do bệnh lý (suy tuyến cận giáp, giả tuyến cận giáp, rối loạn canxi…) vô cùng phổ biến. Bên cạnh đó, thiếu canxi ở bà bầu còn có thể do chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng, thiếu ánh sáng mặt trời, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém…
Để thai nhi phát triển tốt hệ xương - răng, bổ sung thực phẩm giàu Canxi cho bà bầu là việc nên làm. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể hấp thụ nhiều Canxi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Hãy cùng tham khảo…
3. Thiếu canxi ở bà bầu có nguy hiểm không?
Không chỉ riêng canxi, thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào trong thời kỳ mang thai đều ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Cũng theo báo cáo được đăng trên NBCI, khi thiếu canxi, mẹ bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp, sinh non, tiền sản giật… Còn đối với bé, sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể, bao gồm cả nguy cơ bị thấp bé nhẹ cân sau khi sinh. Vì thế khi xuất hiện dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu, mẹ không nên chủ quan mà cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
4. Những lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ bầu
Khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu, nhiều người có xu hướng bổ sung canxi “vô tội vạ”. Thế nhưng, điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Vì thế, khi bổ sung canxi cho mẹ bầu, bạn cần lưu ý:
4.1. Ưu tiên những thực phẩm giàu canxi
Một trong những cách an toàn và dễ dàng nhất để kiểm soát, ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm: các sản phẩm từ sữa (sữa, pho-mát và sữa chua) đậu, rau bina, ngũ cốc… Theo Viện Y tế Quốc gia, lượng canxi được khuyến nghị trong chế độ ăn uống hàng ngày ở phụ nữ bình thường từ 19 – 50 tuổi trong thời kỳ mang thai và cho con bú là 1000 mg và 1300 mg ở phụ nữ bình thường từ 14 – 18 tuổi.
Bổ sung canxi bằng thực phẩm được đánh giá là có độ an toàn cao và khá đơn giản
4.2. Chỉ bổ sung canxi đường uống theo chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng vitamin D quá liều ở người mẹ sẽ làm tăng nồng độ canxi của thai nhi và có thể dẫn đến các khuyết tật tương tự như các trường hợp tăng canxi huyết vô căn ở trẻ sơ sinh với các rủi ro như lác, thoát vị bẹn, trẻ chậm phát triển trí tuệ, dị tật men răng, động mạch chủ trên và hẹp phổi… Vì thế tốt nhất, mẹ chỉ nên bổ sung canxi đường uống (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với mẹ bầu, việc bổ sung canxi là vô cùng cần thiết trong suốt hành trình mang thai. Bởi nếu thiếu hụt canxi có thể dẫn đến các hậu quả không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, canxi cho bà bầu…
4.3. Phơi nắng
Các nghiên cứu cho thấy rằng phơi nắng buổi sáng trước 9h, buổi chiều sau 15h sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra vitamin D. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi phơi nắng.
Việc cân bằng đầy đủ dưỡng chất trong quá trình mang thai rất quan trọng. Vì thế khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đồng thời tuân thủ những lưu ý của bác sĩ trong thời gian dưỡng thai nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Tìm hiểu thêm: Nhu cầu canxi cho bà bầu ở từng giai đoạn thai kỳ