Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

Tác giả: Trần Thục

Nấc cụt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nhiều mẹ vẫn rất lo lắng khi thấy con bị nấc cụt nhiều lần. Vậy trẻ sơ sinh nấc cụt phải làm sao? Trong bài viết này, Sữa nào tốt sẽ gợi ý cho mẹ các cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh

1. Trẻ bị nấc cụt do đâu?

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng cơ hoành bị kích thích không liên tục dẫn đến co thắt không tự chủ và nắp âm thanh đột ngột đóng lại. Trẻ sơ sinh nấc cụt thường không bị khó chịu như người lớn, trẻ vẫn có thể ngủ ngon ngay cả khi bị nấc. 

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt:

  • Trẻ bú quá no hoặc quá nhanh: Khi trẻ bú sữa quá no hoặc quá nhanh sẽ khiến dạ dày bị căng giãn, tác động đến cơ hoành và làm con bị nấc cụt. 
  • Trẻ nuốt nhiều khí vào bụng: Trong bụng quá nhiều khí khiến cơ hoành bị kích thích và tạo ra tiếng nấc ở trẻ sơ sinh. 
  • Đạm sữa công thức gây khó tiêu: Sữa công thức chứa đạm đã qua xử lý nhiệt nhiều lần sẽ bị biến tính, vón cục gây rối loạn tiêu hóa và có thể làm cho trẻ bị nấc cụt.
  • Nhiệt độ môi trường thay đổi: Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống đột ngột có thể làm cho cơ hoành co thắt lại và làm cho trẻ bị nấc.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày: Đôi khi nấc cụt cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. 

trẻ sơ sinh nấc cụt phải làm sao

Nấc cụt thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, có trẻ còn bị nấc khi ở trong bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều có sao không?

Nấc cụt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ nấc liên tục kèm theo cảm giác khó chịu thì mẹ nên giúp con xử lý cơn nấc bằng những cách gợi ý dưới đây để trẻ không bị thở dốc, khó thở và nôn trớ nhé. 

2. Trẻ sơ sinh nấc cụt phải làm sao?

Sau đây là tổng hợp 8 cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh cho mẹ tham khảo.

2.1. Xoa lưng và vỗ ợ hơi

Khi trẻ bị nấc cụt, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa lưng theo hình tròn và cho trẻ ợ hơi giữa các cữ bú hoặc sau khi bú xong. Điều này giúp hạn chế tình trạng con nuốt nhiều khí vào bụng và để cơ hoành được thư giãn, giảm nấc cụt. 

2.2. Đổi tư thế cho bú

Thay đổi tư thế cho bú giúp con không nuốt quá nhiều khí vào bụng và ít bị nấc cụt hơn. Mẹ cho trẻ nằm nghiêng hoặc để con tự nghiêng đầu khi bú sữa, kết hợp giữ con ở tư thế thẳng đứng trong 15 phút và vỗ ợ hơi sau khi bú no để đẩy hết khí trong bụng ra ngoài. 

2.3. Cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ

Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể chữa nấc cụt bằng cách cho con uống từng ngụm nước nhỏ, khoảng 2 – 3ml liên tục nhiều lần đến khi trẻ hết nấc. 

trẻ sơ sinh bị nấc cụt: nguyên nhân và cách chữa trị

Uống từng ngụm nước nhỏ cũng giúp trẻ hết bị nấc cụt. 

2.4. Dùng núm vú giả

Cho trẻ dùng núm vú giả cũng là cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng. Khi trẻ ngậm núm vú giả sẽ giúp cơ hoành bớt co thắt lại và giảm tình trạng nấc cụt đáng kể. Ngoài ra, nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức thì nên chọn loại bình có núm vú vừa với miệng trẻ để tránh tình trạng nuốt nhiều khí khi bú. 

2.5. Cho trẻ ăn đường

Trẻ sơ sinh nấc cụt phải làm sao? Nếu trẻ đã ăn dặm được, mẹ có thể cho con ăn một ít đường. Vị ngọt từ đường sẽ giúp ngăn chặn cơn co thắt của cơ hoành và giảm tình trạng nấc cụt của trẻ nhanh chóng. 

2.6. Chơi đùa với trẻ

Một cách khác để trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh là chơi đùa với con. Bởi lúc này não bộ sẽ bị phân tán sự chú ý và làm trẻ quên đi cơn nấc. Do vậy khi trẻ bị nấc, mẹ hãy thử vui đùa với con bằng những món đồ chơi yêu thích nhé. 

Các trò chơi giúp bé phát triển trí não tốt, thông minh hơn

Áp dụng các trò chơi giúp bé phát triển trí não đúng cách sẽ tạo điều kiện cho con tăng khả năng tư duy, thông minh và sáng tạo hơn. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ gợi ý đến các bậc phụ huynh những trò chơi tốt cho trí…

2.7. Chọn sữa công thức đạm mềm nhỏ, dễ tiêu hóa

Trường hợp trẻ thường xuyên bị nấc cụt do dùng sữa công thức chứa đạm khó tiêu, mẹ nên đổi loại sữa chứa đạm mềm nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thu cho con.

Các dòng sữa công thức có thành phần chất xơ GOS cùng 5 loại Nucleotide còn bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất và tăng trưởng khỏe mạnh. Thêm nữa, nguồn sữa chất lượng cao cũng giúp trẻ êm bụng, êm giấc và bớt quấy khóc về đêm

Ngoài ra, sữa công thức chứa chất xơ PureGOS nuôi dưỡng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, đi phân mềm xốp và ngăn ngừa táo bón. Kết hợp dưỡng chất HMO tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại và giảm nguy cơ ốm vặt. Bên cạnh đó, hương vị sữa thanh nhạt, không chứa đường sucrose cũng rất hợp khẩu vị của trẻ và kích thích con uống ngon miệng hơn. 

2.8. Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh theo dân gian 

Bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của trẻ: Mẹ dùng ngón tay bịt hai lỗ tai của trẻ trong 30 giây rồi thả ra. Sau đó bóp nhẹ hai cánh mũi và giữ miệng trẻ khép lại trong 2 – 3 giây. Thực hiện từ 10 – 15 lần. 

Gãi tai và môi trẻ: Mẹ gãi nhẹ lên mang tai hoặc môi khi trẻ bị nấc trong 1 – 2 phút. 

Dùng mật ong: Mẹ dùng gạc chấm mật ong để rơ lưỡi cho trẻ. Lưu ý chỉ nên áp dụng với trẻ trên 2 tuổi.

Dùng lá trầu: Mẹ rửa sạch lá trầu, giã nát và đắp lên trán khi trẻ nấc cụt. 

Trẻ nấc cụt có nên cho bú tiếp không?

Nếu trẻ đang bú mà bị nấc cụt, mẹ nên tạm dừng cho bú và vỗ nhẹ lưng để con ợ hơi. Trường hợp mẹ nhận thấy trẻ không thoải mái do nấc cụt, quấy khóc và có cảm giác bứt rứt thì có thể thử cho trẻ bú sữa thêm.

3. Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh cần tránh 

Bên cạnh những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh kể trên, mẹ cũng cần lưu ý những điều không nên làm khi trẻ bị nấc sau:

  • Làm trẻ giật mình: Với trẻ sơ sinh, việc làm trẻ giật mình khi bị nấc có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ và cột sống của con. 
  • Ấn vào nhãn cầu mắt: Các cơ ở mắt của trẻ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện, vì thế mẹ không nên ấn vào mắt trẻ, kể cả là ấn nhẹ để tránh ảnh hưởng đến khả năng điều khiển mắt của con.
  • Kéo lưỡi hoặc xương của trẻ: Việc kéo xương hay lưỡi không làm trẻ hết nấc cụt mà ngược lại có thể khiến con bị tổn thương. 
  • Ăn bánh kẹo chua: Bánh kẹo chua chứa axit không tốt với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, mẹ không nên cho con ăn loại bánh kẹo này khi bị nấc nhé. 

4. Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ bị nấc cụt?

Để ngăn ngừa tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Không để trẻ quá đói, quấy khóc mới cho bú sữa. Đồng thời mẹ cũng không nên cho con bú sữa quá no. 
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì bắt ép con phải ăn lượng lớn thức ăn trong một lần. 
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, ngay cả khi bú mẹ hoặc bú bình để hạn chế nuốt nhiều khí vào dạ dày. 
  • Không cho trẻ ngủ khi bú bình, tránh làm con bị sặc và nấc cụt.
  • Chú ý nhiệt độ nước khi tắm cho trẻ, không quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. 
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng của trẻ ổn định, không khí thoáng đãng, không mở nhiều cửa sổ hoặc quạt/điều hòa quá mạnh.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ xem qua để hiểu rõ hơn và biết cách chăm sóc cho con nhé.

1. Vì sao trẻ sơ sinh uống sữa xong bị nấc?

Đối với trẻ bú mẹ, nấc cụt thường do trẻ bú mẹ quá nhanh hoặc vừa hết khóc mẹ đã cho bú sữa liền. Còn với trẻ bú sữa công thức, trẻ bị nấc có thể do bú quá nhiều sữa khiến cơ thể không kịp tiêu hóa hay bú sữa chưa được hâm nóng.

2. Trẻ sơ sinh hay bị nấc có sao không?

Nấc cụt là tình trạng thường gặp ở trẻ, cơn nấc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút và cơ thể sẽ tự hết nấc sau đó. Mẹ chú ý quan sát các biểu hiện của con để có cách xử lý phù hợp nhé.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trường hợp nấc liên tục khiến trẻ khó chịu hoặc bị kích động, nấc kéo dài hơn 2 tiếng khiến bé không ngủ sâu giấc được,... thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có các khắc phục thích hợp.

Bài viết trên là những cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh cũng như các thông tin về nguyên nhân, cách ngăn ngừa tình trạng này. Nếu con yêu bị nấc cụt, mẹ hãy thử áp dụng những cách được gợi ý ở trên. Đồng thời, đừng quên đưa con đến gặp bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như nấc cụt nhiều ngày, thở khò khè, trào ngược dạ dày, khóc sau khi bú để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm

 

Nguồn tham khảo

  • WebMD Editorial Contributor. What to Do If Your Baby Has Hiccups. 02 09 2023. https://www.webmd.com/baby/what-to-do-if-your-baby-has-hiccups (đã truy cập 09 12 2023). 
  • Cleveland Clinic. Here’s What to Do When Your Baby Has the Hiccups. 26 03 2021. https://health.clevelandclinic.org/heres-what-to-do-when-your-baby-has-the-hiccups (đã truy cập 09 12 2023).
  • Diana Wells. How Can I Cure My Newborn’s Hiccups? 24 04 2023. https://www.healthline.com/health/childrens-health/newborn-hiccups (đã truy cập 09 12 2023).