10 cách tăng chiều cao cho bé tự nhiên, hiệu quả
Tác giả: Trần Thục
Mẹ nào nuôi con nhỏ cũng có mong muốn thấy trẻ phát triển tầm vóc cao lớn, khỏe mạnh. Vậy đâu là cách tăng chiều cao cho bé tự nhiên, hiệu quả? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để giúp con phát triển chiều cao đạt chuẩn nhé!
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
- Di truyền: Yếu tố này chiếm 23% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng ảnh hưởng đến 32% khả năng phát triển chiều cao của con.
- Chế độ vận động: Trẻ vận động thường xuyên, phù hợp góp phần kích thích khả năng tăng chiều cao.
- Giấc ngủ: Trẻ có giấc ngủ điều độ giúp phát triển chiều cao tối ưu.
- Yếu tố còn lại: Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ, môi trường sống,… cũng ảnh hưởng đến khả năng cải thiện chiều cao của trẻ.
Chiều cao của trẻ chịu sự chi phối từ các yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ,…
2. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Sau đây là các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ:
- Giai đoạn trong bào thai: Nếu trong thai kỳ, mẹ ăn uống đầy đủ tăng từ 10-20kg thì trẻ khi chào đời có thể đạt chiều cao khoảng 50cm và nặng từ 3kg.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Trong 12 năm đầu đời, trẻ có thể tăng 25cm. Đến 2 năm tiếp theo, con có thể cao thêm 10cm/năm.
- Giai đoạn dậy thì: Trong 1-2 năm ở giai đoạn dậy thì, chiều cao của con có thể tăng 8-12cm/năm.
- Để giúp con đạt chiều cao tối đa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau, mẹ cần chú trọng cho trẻ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp.
2. 10 cách tăng chiều cao cho bé tự nhiên, hiệu quả
Mẹ tham khảo 10 cách giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, hiệu quả sau đây:
2.1 Cho trẻ uống sữa có thành phần hỗ trợ phát triển chiều cao
Mẹ nên cho trẻ uống các loại sữa có các thành phần hỗ trợ phát triển chiều cao như Canxi giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và vitamin D hỗ trợ hấp thụ Canxi hiệu quả. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên loại sữa có thành phần dịu nhẹ, hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, đề kháng tốt giúp con có thể trạng tốt nhất để bắt kịp đà tăng trưởng chiều cao đạt chuẩn.
2.2 Tắm nắng
Giải pháp tắm nắng tăng chiều cao cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng phổ biến. Đây là cách tiếp nhận vitamin D tự nhiên từ ánh mặt trời, từ đó giúp cơ thể con hấp thụ canxi hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý cho con tắm nắng từ 9-10 giờ sáng hoặc 14-15 giờ, mỗi lần khoảng 20-30 phút.
Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt, theo số liệu thống kê tại Trung tâm khám tư vấn Viện Dinh Dưỡng, bệnh còi xương đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chiếm hơn một nửa…
2.3 Xây dựng lối sống lành mạnh
Mẹ nên tập cho trẻ rèn luyện lối sống lành mạnh như tăng cường hoạt động ngoài trời, hạn chế sử dụng các chất kích thích, tránh xa các thiết bị điện tử. Ngoài ra, con cũng cần tránh những xung đột, căng thẳng gia đình để có sức khỏe tinh thần ổn định, góp phần hỗ trợ phát triển toàn diện.
2.4 Tham gia các môn thể thao tăng chiều cao
Các môn thể thao phù hợp cũng giúp trẻ cải thiện chiều cao đáng kể. Cụ thể, mẹ nên khuyến khích con tham gia như nhảy dây, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo giãn với xà đơn,…
2.5 Ngủ đủ giấc và đúng giờ
Nhiều mẹ thắc mắc cho trẻ em ngủ sớm tăng chiều cao không? Thời gian ngủ giúp hệ xương của trẻ phát triển mạnh nhất là từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Vì thế, mẹ nên tạo cho con thói quen ngủ sớm trong khung giờ “vàng” này nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc đáp ứng nhu cầu phát triển ở từng độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi: 14 – 17 giờ ngủ/ ngày.
- Trẻ sơ sinh 4 – 11 tháng tuổi: 12 – 15 giờ ngủ/ngày
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ ngủ/ngày.
- Trẻ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ ngủ/ngày.
- Trẻ 6 – 13 tuổi: 9 – 11 giờ ngủ/ngày.
- Thanh thiếu niên 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ ngủ/ngày.
Để giúp chiều cao của trẻ tăng trưởng đạt chuẩn, mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc và đúng giờ mỗi ngày
2.6 Điều chỉnh tư thế ảnh hưởng đến chiều cao
Khi trẻ còn nhỏ, thói quen tư thế có thể tác động đến vóc dáng khi trưởng thành của con. Vì thế, mẹ nên nhắc nhở trẻ giữ thẳng lưng khi đứng hoặc ngồi, vì tư thế chùng lưng ảnh hưởng đến cột sống, chiều cao và khiến trẻ bị đau nhức cổ và lưng. Đồng thời, phụ huynh nên điều chỉnh bàn ghế phù hợp với chiều cao của con.
2.7 Tránh các yếu tố cản trợ khả năng phát triển chiều cao
Khi được rèn luyện lối sinh hoạt có lợi cho quá trình phát triển chiều cao, trẻ sẽ dễ dàng đạt được tầm vóc đạt chuẩn. Vì thế, mẹ nên hạn chế các yếu tố có thể gây cản trở khả năng cải thiện chiều cao của trẻ như thức khuya, lười vận động, thường xuyên ăn vặt, ăn uống thiếu chất, ngồi sai tư thế,…
2.8 Vận động thể chất thường xuyên
Vận động thường xuyên phù hợp với thể chất cũng là cách phát triển chiều cao cho trẻ tự nhiên. Vì các hoạt động thể chất giúp xương phát triển chắc khỏe và tăng cường quá trình sản sinh hormone tăng trưởng GH. Chưa kể, vận động giải phóng năng lượng cũng kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện chiều cao hiệu quả.
2.9 Uống đủ nước
Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp hạn chế tình trạng tích tụ chất độc, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp cơ thể trẻ tăng trưởng đạt chuẩn. Vì thế, mẹ nên khuyến khích con uống đủ nước phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Cụ thể như sau:
- Trẻ nặng từ 1 – 10kg: 100ml/kg cân nặng.
- Trẻ nặng từ 11 – 20kg: 1.000ml/10kg đầu + 50ml/kg/1kg cân nặng tăng thêm.
- Trẻ nặng từ 21kg trở lên: 1.500ml/20kg đầu + 20ml/1kg cân nặng tăng thêm.
2.10 Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất
Thế nào là chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ? Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết như đạm, sắt, canxi, vitamin D, axit folic,… Đến khi con chào đời, mẹ duy trì cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu (khuyến nghị từ WHO) và có thể kết hợp sữa công thức chứa thành phần êm dịu, dễ tiêu hóa.
Sau giai đoạn sơ sinh, chế độ ăn uống của con cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa,…) là rất cần thiết giúp trẻ phát triển cơ thể, tăng cân đều đặn. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên cho con ăn các thực phẩm giàu Canxi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá mòi, cá hồi, các loại đậu,…) và thực phẩm nhiều vitamin D (lòng đỏ trứng, nấm, hải sản có vỏ,…) giúp tối ưu quá trình phát triển hệ xương.