Bà bầu ăn mít được không? Chia sẻ cách ăn mít tốt cho sức khỏe

Tác giả: Huỳnh Uyên

Mẹ bầu ăn mít được không là thắc mắc chung của nhiều người, khi đang tìm kiếm các loại trái cây bổ dưỡng để mẹ ăn vặt trong thời kỳ mang thai. Để có lời giải đáp chính xác cũng như biết cách ăn mít đúng, tốt cho sức khỏe mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây!

bầu ăn mít được không

1. Quả mít có tác dụng gì với sức khỏe của mẹ bầu và em bé?

Quả mít là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, sở hữu hương thơm ngào ngạt đặc trưng cùng vị ngọt thanh, dễ chịu. Không chỉ là món ăn vặt dễ tìm kiếm, quả mít còn cung cấp đa dạng các dưỡng chất. Theo đó, trong 100g mít chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Chất béo: 0.64g.
  • Chất bột đường: 24g.
  • Carbohydrate: 23.5g.
  • Protein: 1.72g.
  • Chất xơ: 4g.
  • Vitamin A: 110IU.
  • Vitamin C: 13.7mg.
  • Vitamin B6: 0.105mg.
  • Vitamin E: 0.34g.
  • Folate: 24mcg.
  • Canxi: 34mg.
  • Sắt: 0.6mg.
  • Natri: 3mg.
  • Đồng: 0.2mg.

Vậy bà bầu ăn mít có tốt không? Nhờ dồi dào chất dinh dưỡng như thế, nên quả mít mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:

– Giúp thai nhi phát triển ổn định: Khoáng chất Đồng và Vitamin nhóm B phong phú có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp và tăng cường trao đổi chất cho cơ thể mẹ. Qua đó, thai nhi tiếp nhận và hấp thu dưỡng chất tối ưu để phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.

– Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng Vitamin C dồi dào trong quả mít giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả cho cả mẹ và thai nhi. Nhờ đó, cơ thể mẹ thêm phần khỏe mạnh cũng như hấp thu Canxi và Sắt tốt hơn, hạn chế thiếu máu trong thai kỳ. Không những thế, Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mô xương, da của thai nhi.

bà bầu ăn mít có tốt không

Quả mít sở hữu hàm lượng Vitamin C cao có tác dụng gia tăng đề kháng hiệu quả.

– Phòng ngừa thiếu máu: Mẹ bầu thiếu máu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai rất cao. Vì thế, hàm lượng Sắt và Folate vượt trội từ quả mít sẽ đáp ứng tốt nhu cầu bổ sung Sắt cho cơ thể.

– Cung cấp đầy đủ năng lượng: Sự xuất hiện của hai loại đường Fructose và Sucrose từ quả mít đem lại nguồn năng lượng cao cho mẹ. Qua đó, cải thiện nhanh tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… trong những tháng mang thai đầu tiên.

– Ổn định huyết áp: Mẹ bầu bị huyết áp cao ăn mít có được không? Lượng Kali tồn tại trong quả mít có công dụng ổn định chỉ số huyết áp, nếu mẹ ăn đúng lượng và đúng thời điểm.

– Ngăn ngừa loét dạ dày: Quả mít chứa đa dạng hợp chất tự nhiên có khả năng chống viêm loét và ngừa ung thư mạnh mẽ như Ligans, Saponin, Isoflavones… Bên cạnh đó, chất xơ trong mít còn giúp cải thiện tình trạng khó tiêu và táo bón cho mẹ bầu.

2. [Giải đáp] Mẹ bầu ăn mít có được không?

Đáp án là ĐƯỢC, nếu mẹ bầu ăn đúng lượng và đúng thời điểm sẽ giúp hấp thu các dưỡng chất và nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời từ quả mít. Bởi nếu mẹ ăn quá nhiều lượng mít trong một ngày có thể gây hại cho sức khỏe như gây nóng trong, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, tiểu đường…

mẹ bầu ăn mít được không

Bà bầu ăn mít được không? Nếu sức khỏe ổn định, mẹ có thể ăn một lượng mít vừa phải mỗi ngày.

3. Mách nhỏ mẹ mang thai cách ăn mít đúng chuẩn, khoa học

Để hấp thu dưỡng chất tối ưu từ quả mít, cũng như tránh gặp phải tác hại không tốt cho sức khỏe, mẹ hãy “bỏ túi” các mẹo dưới đây:

3.1. Không ăn một lúc quá nhiều mít

Mặc dù quả mít cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, nhưng loại quả này lại có tính nóng và chứa nhiều đường. Nếu tiêu thụ lượng lớn mít cùng lúc, mẹ bầu có thể bị nóng trong, chướng bụng, tiêu chảy… Do đó, việc mẹ nên ăn bao nhiêu mít là hợp lý thì chỉ ăn tối đa 80 – 100 gram/ngày (tương đương 4 – 5 múi mít) và phải chia thành nhiều bữa nhỏ.

3.2. Không nên ăn mít khi bị dị ứng hoặc rối loạn đông máu

Trường hợp mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì không nên sử dụng loại quả này vì có thể gây khó thở, giảm huyết áp, nổi mẩn… Còn nếu mẹ gặp vấn đề rối loạn đông máu cũng cần nói “không” với mít. Lý do là trong mít có chứa lượng protein, nếu dung nạp vào cơ thể sẽ khiến lượng máu tăng cao làm mẹ khó kiểm soát.

3.3. Mẹ bầu tiểu đường nên cẩn thận với quả mít

Như đã đề cập, quả mít có hàm lượng đường dễ hấp thụ (như fructose, glucose) khá cao. Do đó, với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước, để hạn chế tăng glucose trong máu quá mức, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

mẹ bầu ăn mít có tốt không

Quả mít có lượng đường cao nên mẹ bầu bị tiểu đường cần cẩn thận khi dùng mít.

3.4. Hạn chế ăn hạt mít

Mẹ mang thai cần tránh ăn hạt mít sống, bởi trong hạt thường chứa Tanin và chất ức chế enzyme tiêu hóa Trypsin. Từ đó làm cản trở hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, gây ra đau tức bụng, chướng bụng và khó tiêu.

3.5. Không nên ăn mít khi bụng đói hoặc trước khi ngủ

Ăn mít khi đói hoặc trước khi đi ngủ có thể làm tăng lượng đường đột ngột, khiến mẹ chóng mặt, hoa mắt. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để dùng mít là sau bữa cơm 1 – 2 giờ.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc có bầu ăn mít được không. Tuy quả mít là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng mẹ cần tiêu thụ đúng cách, đúng lượng và đa dạng nguồn dinh dưỡng từ nhiều thực phẩm khác để ngăn ngừa tác động xấu đối với cơ thể. Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ, mẹ đừng quên bổ sung 2 – 3 ly sữa bầu ngày. Đây là một thực phẩm cung cấp hệ dưỡng chất vẹn tròn, tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm