Bà bầu ăn nhãn được không? Cách ăn nhãn đúng mẹ cần phải biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Các mẹ mang thai lần đầu phân vân không biết mẹ bầu ăn nhãn được không vì loại quả này chứa hàm lượng đường khá cao. Trong bài viết hôm nay, Sữa Nào Tốt sẽ giúp mẹ giải đáp nhanh thắc mắc này nhé!

1. Lợi ích của quả nhãn đối với sức khỏe mẹ và thai nhi

Quả nhãn là một loại trái cây nhiệt đới mọng nước sở hữu vô vàn chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g nhãn chứa:

  • Carbohydrate: 15.14g.
  • Chất béo: 0.1g.
  • Protein: 1.31g.
  • Chất xơ: 1.1g.
  • Nước: 82.7g.

Bên cạnh đó, còn vô vàn loại vitamin và khoáng chất như:

  • Vitamin C: 84mg.
  • Photpho: 21mg.
  • Magie: 10mg.
  • Kali 0.266g.
  • Canxi: 1mg.
  • Kẽm: 0.1mg.
  • Đồng: 0.2mg.
  • Mangan: 0.1mg.
  • Sắt: 0.1mg.

mẹ bầu ăn nhãn được không

Quả nhãn là một loại trái cây giải nhiệt ngày hè ưa thích của nhiều người.

Từ những dưỡng chất kể trên, có thể thấy, quả nhãn là một nguồn thực phẩm lành mạnh cho con người, đặc biệt là mẹ bầu và thai nhi, bởi:

– Giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, chán ăn: Phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải do nội tiết tố cơ thể thay đổi bất thường. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể ăn một ít nhãn để “nạp” đường (bao gồm cả glucose và sucrose) và phục hồi năng lượng.

– Cải thiện hệ tiêu hóa: Chất béo và protein thực vật trong nhãn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa và kích thích quá trình trao đổi chất. Từ đó, mẹ ăn uống ngon miệng và ít ốm nghén hơn.

– Giảm tình trạng nhiễm giun sán: Quả nhãn còn chứa thành phần Axit Tartic, có tác dụng tẩy giun tự nhiên giúp phòng ngừa tình trạng tắc ruột cho mẹ.

– Tăng cường đề kháng cho mẹ và thai nhi: Hàm lượng Vitamin C từ nhãn giúp tăng cường sức mạnh “tấm chắn” đề kháng của cả mẹ và thai nhi. Từ đó, mẹ và con đều khỏe mạnh, vui vẻ suốt thai kỳ.

– Thúc đẩy hình thành hệ cơ, xương và thần kinh của thai nhi: Nhãn bổ sung lượng Canxi và vitamin nhóm B dồi dào, hỗ trợ đẩy mạnh quá trình hình thành hệ xương, răng của thai nhi từ trong bụng mẹ.

>> Xem thêm: Những thực phẩm giàu Canxi cho bà bầu nên xuất hiện trong bữa ăn

2. [Giải đáp] Mẹ bầu có được ăn nhãn không?

Nếu tình trạng sức khỏe bình thường, mẹ bầu có thể tiêu thụ khoảng 200 – 300gram nhãn/ngày. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách ăn nhãn đúng, nhằm hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón, rối loạn tiêu hóa, chảy máu, đau bụng, nguy hiểm hơn là sảy thai.

bà bầu được ăn nhãn không

Bà bầu ăn nhãn được không? Nếu sức khỏe ổn định, mẹ có thể ăn một lượng nhãn vừa phải.

3. Mách mẹ cách ăn nhãn tốt cho sức khỏe

Tiêu thụ nhãn đúng cách giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tối đa và hạn chế tác hại không tốt cho sức khỏe. Sau đây là “bí kíp” ăn quả nhãn mẹ nên ghi nhớ:

3.1. Tránh ăn quá nhiều nhãn cùng một lúc

Tuy nhãn có chỉ số đường huyết ở mức trung bình (GI = 57), nhưng nếu không kiểm soát số lượng nạp vào thì hàm lượng glucose trong máu sẽ tăng đột ngột. Điều này dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay… Cùng với đó, mẹ cũng biết quả nhãn có tính nóng nên dễ gây ra táo bón, nóng trong, nổi mụn nhọt, thậm chí là sẩy thai nếu tiêu thụ quá mức.

3.2. Trường hợp cần tránh ăn nhãn khi mang thai

Trong một số trường hợp sau đây, mẹ hãy mạnh dạn nói “không” loại quả này:

  • Mẹ bầu đang nóng trong, nổi mẩn ngứa: Lúc này, nếu mẹ ăn thêm nhãn thì cơ thể càng thêm phần nóng, làm trầm trọng hơn tình trạng nóng trong người.
  • Mẹ bị tăng huyết áp: Tính nhiệt của quả nhãn tăng thêm áp lực cho tim mạch, từ đó dẫn tới huyết áp tăng cao, không tốt cho sức khỏe.
  • Mẹ bị tăng cân, béo phì hay tiểu đường: Quả nhãn chứa lượng đường cao nên tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ khiến tình trạng béo phì nặng hơn.

3.3. Ăn nhãn đúng thời điểm

Mẹ bầu nên và không nên ăn nhãn lúc nào? Tốt nhất, chỉ nên ăn sau bữa chính từ 1 – 2 tiếng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, tránh ăn lúc đói và trước khi ngủ để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động dạ dày.

3.4. Không nên ăn long nhãn trong giai đoạn thai kỳ

Long nhãn (lấy từ phần cùi của quả nhãn đem đi sấy khô) là một dược liệu có công dụng bồi bổ cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Mặc dù thế, mẹ bầu không nên ăn long nhãn thay cho nhãn tươi. Vì chúng chứa hàm lượng đường cao hơn, dễ làm cho cơ thể mẹ nóng ran, chướng bụng, thậm chí là động thai.

có bầu ăn nhãn được không

Mẹ mang thai không nên ăn long nhãn do chúng có hàm lượng đường rất cao. 

Nhìn chung, quả nhãn là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon mà mẹ bầu nên tiêu thụ cho thai kỳ khỏe mạnh. Mặc dù thế, mẹ cần lưu ý cách ăn đúng cũng như đa dạng nguồn dưỡng chất từ các loại trái cây bổ dưỡng khác như vải, sầu riêng, cam, quýt… giúp cơ thể mẹ thêm phần khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.

>> Xem thêm: Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu ăn nhãn được không?”. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho mẹ trong quá trình mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ suôn sẻ, đáng nhớ!

Xem thêm