Triệu chứng nôn và tiêu chảy ở trẻ em: Mẹ cần phải làm gì?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Nếu cha mẹ nhận thấy triệu chứng nôn và tiêu chảy ở trẻ em kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì khả năng cao trẻ gặp phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Chẳng hạn, nhiễm vi khuẩn/virus, dị ứng thực phẩm hay bị lồng ruột. Để biết cách xử trí và chăm sóc thích hợp, tránh tác động tiêu cực đến sự phát triển của con, mời phụ huynh tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
Sau đây là các nguyên do phổ biến làm cho trẻ dễ bị nôn trớ kèm tiêu chảy:
1.1. Vi khuẩn hoặc virus
Một trong những tác nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn ói, tiêu chảy là nhiễm virus hoặc vi khuẩn (điển hình như rotavirus – loại virus gây tiêu chảy cấp). Khi chúng xâm nhập vào cơ thể nhưng trẻ không có đủ sức chống chọi thì đi ngoài phân lỏng hoặc nôn là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh.
1.2. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng… Chúng là nguyên nhân dẫn tới biểu hiện trẻ đi ngoài kèm theo nôn trớ.
Một vài loại thuốc có khả năng “tiêu diệt” cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi trẻ uống kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ đi ngoài do uống kháng…
1.3. Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là hiện tượng cơ thể trẻ phản ứng quá mức với một (hoặc một vài) loại chất trong thành phần của thức ăn. Từ đó gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, nôn ói, nổi mẩn ngứa hoặc ban đỏ, khó thở…
1.4. Trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là tình trạng thường gặp ở trẻ đang bú mẹ, khi mà nhu động ruột hoạt động quá mức, khiến các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn. Điều này làm cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ và đi ngoài, nguy hiểm hơn là hoại tử ruột.
2. Trẻ bị nôn và đi ngoài có nguy hiểm không?
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài khi đang bị sốt có thể dẫn tới mất nước trầm trọng và kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn. Vì vậy, nếu nhận thấy con có dấu hiệu mất nước như môi miệng khô, đi tiểu ít, nhịp thở nhanh bất thường… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
3. Cách chăm sóc trẻ bị nôn và tiêu chảy mẹ cần biết
Ngay khi nhận thấy trẻ bị nôn và tiêu chảy, cha mẹ nên chủ động xử lý tại nhà bằng cách:
3.1. Bù nước
Bù nước giúp trẻ bổ sung lượng nước bị mất đi đột ngột khi nôn ói và tiêu chảy liên tục. Theo đó, dung dịch bù nước, bù điện giải quen thuộc và hiệu quả là oresol. Cha mẹ chỉ cần pha theo hàm lượng 50 – 100ml (cho trẻ dưới 2 tuổi), hoặc 100 – 200ml (cho trẻ 2 – 10 tuổi) và cho con uống từng ngụm nhỏ sau mỗi lần đi ngoài.
Trong trường hợp trẻ không thích uống oresol, phụ huynh có thể thay bằng nước sôi để nguội hoặc nước trái cây (với điều kiện số lần đi ngoài khoảng 2 – 3 lần/ngày).
3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để giúp cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, không chỉ có đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất), bữa ăn hàng ngày còn cần đáp ứng các tiêu chí quan trọng. Đó là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; không sử dụng thực phẩm để qua ngày; chia nhỏ khẩu phần ăn uống (khoảng cách giữa các bữa ăn tầm 2 tiếng); không ép ăn và hạn chế muối, đường, dầu mỡ…
Dù trẻ nôn và tiêu chảy nhưng cha mẹ không nên quá kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, làm cho con bị mất sức, thiếu chất.
3.3. Giữ vệ sinh cho trẻ
Khi thấy con có dấu hiệu nôn trớ/nôn ói, cha mẹ hãy nghiêng nhẹ đầu con sang một bên để dịch nôn từ mũi, miệng đầy hết ra ngoài. Đồng thời, phụ huynh hơi khum tay còn lại xoa nhẹ lưng nhằm trấn an tinh thần. Sau đó tiếp tục lấy khăn mềm thấm nước ấm hoặc nước muối lau sạch toàn bộ lưỡi, nướu.
Còn riêng phần phân của trẻ, phụ huynh phải xử lý cẩn thận, tránh lây lan vi khuẩn/virus ngược lại cơ thể cũng như cho các thành viên khác trong gia đình.
3.4. Chú ý phòng ngừa lây nhiễm virus
Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ, cha mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm. Chẳng hạn, đeo khẩu trang, mang bao tay, rửa tay/chân trước khi ăn uống và sau khi thay bỉm/quần áo cho trẻ, ăn chín uống sôi…
4. Biện pháp phòng ngừa nôn và tiêu chảy ở trẻ em
Phụ huynh và người chăm sóc trẻ trực tiếp nên tuân thủ sát sao những biện pháp phòng bệnh sau:
- Tiêm phòng đầy đủ tất cả vắc-xin theo chỉ định, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, chế biến cẩn thận…
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
- Rửa tay/chân với xà phòng kỹ càng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh và xử lý rác thải đúng quy định.
- Riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ hoàn toàn nhằm cải thiện hệ miễn dịch trước tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp trẻ dùng sữa công thức (vì mẹ ít sữa, tắc sữa), mẹ nên chọn sản phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ theo từng giai đoạn, nhằm hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nôn trớ, trào ngược.
Friso Gold “ghi điểm” với công dụng hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa các vấn đề rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…), nhờ được ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần giúp bảo toàn đạm sữa nhỏ, mềm, ít biến tính. Đặc biệt, sản phẩm còn góp phần bảo vệ sức khỏe đường ruột nhờ bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides tự nhiên. Từ đó, trẻ có điều kiện hấp thu dưỡng chất để tăng trưởng chiều cao, cân nặng mạnh mẽ. Không chỉ vậy, cha mẹ hoàn toàn an tâm khi cho bé uống sữa Friso Gold, bởi sản phẩm sử dụng nguồn sữa từ giống bò thuần chủng nhất châu Âu. Cùng với đó, Friso Gold còn sở hữu toàn bộ quy trình từ đồng cỏ đến ly sữa an toàn, chất lượng, giúp trẻ bú ngon, êm bụng. Đừng quên chọn sữa mát Friso với quy trình xử lý nhiệt 1 lần cho bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt mỗi ngày nhé mẹ ơi! |
5. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu áp dụng các phương pháp kể trên mà triệu chứng nôn – tiêu chảy ở trẻ em vẫn không cải thiện và kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng sau:
- Trẻ nôn nhiều, không thể bù nước.
- Trẻ bỏ bú, ngủ li bì.
- Trẻ khô miệng, xanh xao.
- Trẻ sốt cao, khó hạ sốt.
- Trẻ tiêu chảy hơn 3 lần/ngày, phân có lẫn nhầy, máu.
6. Một số câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của phụ huynh khi thấy trẻ có triệu chứng nôn và tiêu chảy. Mời bố mẹ cùng tham khảo:
1. Trẻ bị nôn và đi ngoài phải làm sao?
2. Trẻ bị nôn và tiêu chảy nên ăn gì?
3. Có thể sử dụng thuốc cầm nôn và tiêu chảy cho bé không?
4. Cần đưa trẻ bị tiêu chảy và nôn đi khám ngay khi nào?
- Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Nôn nhiều, bỏ bú, ngủ li bì.
- Đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, có lẫn nhầy máu.
- Trẻ sốt cao liên tục trên 38 độ C và đi ngoài trên 8 lần trong vòng 6 giờ.
Hy vọng thông tin hữu ích từ bài viết giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ để chăm sóc đúng cách. Qua đó giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng để phát triển ổn định, bắt kịp đà tăng trưởng.
Nguồn tham khảo
- NHS. Diarrhea and vomiting. 07 12 2020. https://www.nhs.uk/conditions/diarrhoea-and-vomiting/ (truy cập ngày 04 12 2023)
- Arkansas Children’s. Tummy Troubles: When to Worry about Vomiting and Diarrhea. 31 08 2018. https://www.archildrens.org/blog/tummy-troubles-when-to-worry-about-vomiting-and-diarrhea (truy cập ngày 04 12 2023)
- American Family Physician. Vomiting and Diarrhea in Children. 15 12 2001. https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2001/0215/p775.html (truy cập ngày 04 12 2023)