Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc
Tác giả: Huỳnh Uyên
Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ thường bị nhầm lẫn với tình trạng táo bón thông thường. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, cha mẹ nên hiểu rõ để có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Bài viết sau sẽ tổng hợp các thông tin về thời kỳ giãn ruột sinh lý của trẻ, mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi nhé!
1. Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?
Giãn ruột sinh lý là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng lên nhiều hơn so với mức bình thường. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý không đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh.
2. Thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?
Thời kỳ giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi trẻ đạt 2 tháng tuổi, tùy vào mỗi trẻ có thể sớm hoặc muộn hơn khoảng 2,5 đến 3 tháng. Hiện tượng này có thể diễn ra từ 2-3 tháng hoặc kéo dài lâu hơn.
Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện? Ở những năm đầu đời, hệ thống ruột của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, cần được cha mẹ chú trọng chăm sóc để tăng khả năng hấp thu và tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Từ cột mốc 7 tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện gần như người lớn, nhất là hệ vi sinh đường ruột đã ổn định hơn. |
Hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường yếu hơn so với những bạn nhỏ khác. Vì thế mà có khá nhiều mẹ băn khoăn, không biết nên chọn loại sữa nào cho con. Trong bài viết dưới đây, Sữa nào tốt sẽ gợi ý 10 loại…
3. Cách nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ
Các biểu hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh mà có mẹ có thể tham khảo để nhận biết và có cách chăm sóc con phù hợp:
3.1 Trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày
Khi giãn ruột sinh lý, thể tích ruột của trẻ phát triển hơn nên tăng khả năng chứa lượng chất thải. Vì thế, quá trình đầy ruột và đẩy phân ra ngoài cũng cần nhiều thời gian hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày.
3.2 Trẻ đi phân mềm, sệt và đều màu
Tuy thể tích ruột tăng nhưng quá trình tiêu hóa và đào thải phân ở trẻ vẫn diễn bình thường. Vì thế, trẻ đi ngoài phân mềm, sệt và đều màu. Trẻ thường đi phân có màu vàng nhạt nếu uống sữa công thức hoặc màu vàng tươi với trường hợp bú sữa mẹ.
3.3 Trẻ rặn hoặc gồng mình khi đi ngoài
Bé bị giãn ruột sinh lý có dấu hiệu rặn hoặc gồng mình, mặt đỏ và xì hơi nhiều hơn khi đi ngoài. Nhưng mẹ có thể yên tâm vì đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường khi con đang học cách đẩy phân ra ngoài.
Biển hiện rặn hoặc gồng mình của trẻ bị giãn ruột sinh lý là hoàn toàn bình thường.
3.4 Trẻ vẫn bú tốt, ngủ ngon giấc, vui chơi bình thường
Khi trải qua thời kỳ giãn ruột sinh lý, dạ dày của trẻ sẽ nhanh rỗng hơn, vì thế con sẽ bú nhiều hơn. Đồng thời, quá trình tiêu hóa cũng thuận lợi giúp cơ thể hấp thụ nhanh các dưỡng chất, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Vì thế, mẹ sẽ thấy trẻ ngủ ngon, sâu giấc và phát triển thể chất tốt. Ngoài ra, dù bé không đi ngoài trong nhiều ngày nhưng con không bị đau bụng, mệt mỏi hay khó chịu nên vẫn vui chơi thoải mái như bình thường.
4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị giãn ruột
Để giúp con cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ giãn ruột sinh lý, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc sau đây:
4.1 Bổ sung lợi khuẩn
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng trong thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bổ sung các loại lợi khuẩn (Probiotic). Vì lợi khuẩn mang tới những lợi ích cho trẻ như sau:
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp trẻ dễ đi ngoài, đi phân mềm, xốp.
- Hỗ trợ tiết enzyme tiêu hóa để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và giúp con ăn ngon miệng hơn.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Tăng tiết nhầy sinh học để đẩy phân dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa tình táo bón.
Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho con ăn sữa chua – một trong những loại chế phẩm cung cấp nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
4.2 Bổ sung chất xơ cho trẻ
Mẹ nên bổ sung chất xơ giúp trẻ đi phân mềm, dễ dàng, đồng thời rút ngắn thời gian đi ngoài. Vì thế, nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ với các loại rau củ quả như khoai lang, rau lang, rau chân việt, bơ,… Trường hợp trẻ uống sữa công thức thì phụ huynh nên ưu tiên chọn những loại sữa bổ sung thành phần chất xơ giúp con đi ngoài thuận lợi hơn.
4.3 Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm cho trẻ bị giãn ruột sinh lý có tác dụng giúp con thư giãn, ngủ ngon và thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Theo đó, mẹ nên lưu ý cho con tắm nước ấm vừa đủ (khoảng 35 độ C) để bảo vệ làn da của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm giúp làm ấm cơ thể của trẻ, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
4.4 Massage bụng cho bé
Mẹ có thể massage bụng cho trẻ hỗ trợ kích thích nhu động ruột để dễ dàng đẩy phân ra ngoài, tránh tình trạng táo bón và đầy hơi. Đồng thời, các động tác massage cũng giúp con cảm thấy dễ chịu hơn trong thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Theo đó, mẹ thực hiện massage bụng cho trẻ theo hướng dẫn sau đây:
- Massage thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên vùng bụng của trẻ trong khoảng 10-15 phút.
- Massage theo chiều dọc từ ngực xuống bụng của con khoảng 10 lần.
- Massage hai chiều ngược lại với một tay vuốt lên trên và một tay vuốt xuống trên bụng của trẻ.
4.5 Tăng số lần bú cho trẻ
Khi bé trải qua giai đoạn giãn ruột sinh lý với hiện tượng dạ dày nhanh rỗng, mẹ nên tăng cữ bú trong ngày để thời gian đi ngoài ngắn lại. Trung bình, mẹ nên cho bé bú khoảng 15 lần trong ngày với mỗi cữ bú cách nhau khoảng 90 phút.
4.6 Cho trẻ tập các bài tập nhẹ nhàng
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp kích thích nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, luyện tập thể chất thường xuyên cũng giúp con ăn đúng giờ và ngon miệng hơn. Mẹ có thể hỗ trợ trẻ thực hiện các bài tập sau đây trong giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh:
- Đầu tiên, mẹ cho trẻ nằm ngửa. Sau đó, mẹ giữ hai chân của con và thực hiện xoay chân từ trái sang phải, từ trên xuống dưới bụng.
Bài tập đưa chân sang trái phải có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
- Mẹ để con nằm ngửa. Sau đó, mẹ nắm nhẹ hai đầu gối của trẻ và lần lượt di chuyển lên xuống về phía bụng như động tác đạp xe.
5. Một số biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh
Để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp gợi ý sau đây:
- Cho con ăn dặm đúng thời điểm (6 tháng tuổi) để tránh tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu có thể gây ra khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm dưỡng chất gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Đảm bảo cho con ăn thực phẩm sạch được nấu chín, an toàn cho sức khỏe giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của con trong giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm sữa có thành phần dễ tiêu hóa, hỗ trẻ hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Nếu mẹ vẫn băn khoăn tìm kiếm loại sữa thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thì sữa Friso Gold là lựa chọn lý tưởng đáng cân nhắc.
Sữa Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi khuôn mềm và hạn chế tình trạng táo bón nhờ chứa đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 lần (từ sữa tươi thành sữa bột). Đồng thời, sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh các dưỡng chất có trong sữa. Không chỉ vậy, mẹ có thể yên tâm tin chọn Friso Gold cung cấp cho con yêu nguồn sữa chất lượng nhập khẩu từ Hà Lan, cho con chiếc bụng khỏe, ngủ êm giấc mỗi đêm.
>> Mẹ đặt mua sữa Friso Gold có hương vị thanh nhạt, dễ uống, hợp khẩu vị trẻ TẠI ĐÂY nhé.
Sữa Friso Gold chứa nguồn đạm mềm, tự nhiên giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hạn chế táo bón.
Có thể thấy, giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Để giúp con cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn này, mẹ nên áp dụng các biện pháp bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp nhằm cải thiện hệ tiêu hóa của con nhé.