Bé bú căng bụng vẫn đòi bú: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Tác giả: Đặng Hương
Trong giai đoạn nuôi con, chắc hẳn các mẹ đã ít nhiều trải qua tình trạng bé bú căng vẫn đòi bú gây ra sự mệt mỏi giữa mẹ và bé. Vậy trường hợp này nguyên nhân do đâu và cách cải thiện là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để chăm sóc con trẻ đúng cách, giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
1. Vì sao trẻ sơ sinh bụng căng nhưng vẫn đòi bú?
Nuôi con bằng sữa mẹ thường diễn ra trong 6 tháng đến 2 năm đầu đời để đảm bảo con phát triển với tốc độ ổn định. Theo đó, trẻ sơ sinh thường bú theo nhu cầu hoặc bú với tần suất thường xuyên. Trường hợp trẻ sơ sinh quấy khóc đòi bú liên tục mặc dù bụng đã căng nghĩa là con đang có những mong muốn khác, chẳng hạn như:
1.1 Bé muốn thư giãn và gần gũi với mẹ
Những căng thẳng và mệt mỏi vẫn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, lúc này con muốn gần gũi với mẹ hơn bằng cách đòi bú liên tục để cảm nhận sự thoải mái, thư giãn và tình yêu thương.
Việc tiếp xúc với mẹ tăng cảm giác được yêu thương và che chở cho bé an tâm chìm vào giấc ngủ ngon.
1.2 Con muốn dễ ngủ hơn
Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục dù bụng đã căng có thể do con đang gắt ngủ, mẹ có thể nhận thấy qua các dấu hiệu như cáu kỉnh, gắt gỏng và khóc nhiều. Lúc này con cần có mẹ ở bên ôm ấp và ngậm ti để dễ dàng ngủ ngon hơn.
1.3 Trẻ muốn được xoa dịu cơn khó chịu
Sữa mẹ chứa Melatonin có tác dụng giảm khó chịu, cải thiện giấc ngủ. Do đó, khi trẻ sơ sinh bụng căng nhưng vẫn đòi bú có thể là do con đang cảm thấy khó chịu cần được xoa dịu.
1.4 Bé đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội
Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ cần bú mẹ nhiều hơn bình thường vì đây là thời kỳ phát triển vượt bậc của bé. Mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như khóc, đầu lắc qua lắc lại liên tục hoặc cáu gắt.
Theo đó mẹ nên nắm các giai đoạn đặc biệt để cho con bú đầy đủ lượng sữa cần thiết gồm 7 – 14 ngày tuổi; 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. Trong các mốc thời gian này, mẹ nên chú ý các dấu hiệu trẻ vẫn còn đói sau khi bú và cho con bú thường xuyên hơn.
Xem thêm: Mẹo giúp mẹ cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh đòi bú liên tục là biểu hiện của một số vấn đề về tinh thần và nhu cầu phát triển của con, mẹ nên chú ý để chăm sóc con tốt hơn.
2. Làm gì khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú?
Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục thì mẹ nên làm gì? Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân và tình trạng của bé mà có cách xử lý phù hợp. Cụ thể, nếu bé bú căng vẫn đòi bù để dễ ngủ, giảm khó chịu, tăng cảm giác gần gũi yêu thương thì mẹ vẫn tiếp tục cho con bú với điều kiện trẻ không nôn ói hay quấy khóc.
Ngược lại, nếu trẻ đòi bú liên tục và có biểu hiện ọc sữa hoặc trớ sữa, mẹ nên tạm dừng việc cho bú thêm. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các phương pháp thay thế như cho bé ngậm ti giả hoặc vỗ về bé bằng cách ôm ấp, hát ru, hoặc mát-xa nhẹ nhàng. Những biện pháp này giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn mà không gây ra hiện tượng nôn trớ.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh cứ đòi bú liên tục nhưng không tăng cân hoặc có dấu hiệu chậm phát triển, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có giải pháp và lời khuyên cụ thể nhằm đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.
3. Một số câu hỏi thường gặp khác
Dưới đây giải đáp của một số thắc mắc của các mẹ khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú liên tục:
3.1 Có phải bé không thể học cách tự ngủ nên bé đòi bú liên tục không chịu ngủ?
Câu trả lời là không. Làm dịu cơn buồn ngủ của trẻ là một phần tự nhiên của quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, nếu bé đã bú no nhưng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hơn, mẹ có thể đáp ứng nhu cầu của bé mà không cần quá lo lắng. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái, hỗ trợ quá trình học cách tự ngủ của bé.
3.2 Trẻ bám mẹ hơn khi được cho bú quá nhiều có thật không?
Trẻ bám mẹ hơn khi được cho bú nhiều là điều bình thường và không xảy ra thường xuyên. Khi trẻ lớn lên thì hành vi này tự điều chỉnh để trở nên độc lập, vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng.
3.3 Cho trẻ bú thường xuyên có phải là “chiều hư” con?
Trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển nhận thức để suy nghĩ hay hình thành thói quen từ hành động của bố mẹ. Do đó, phụ huynh không phải lo lắng việc bú nhiều, ngậm ti thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu ở bé.
Nhìn chung, việc bé bú căng bụng vẫn đòi bú và không chịu ngủ là một hiện tượng khá phổ biến. Cha mẹ chỉ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này và thiết lập một lịch trình sinh hoạt khoa học, đồng thời tạo cho bé cảm giác được yêu thương, che chở. Qua đó, bé sẽ dần hình thành thói quen ăn ngủ ổn định hơn.