Tổng hợp 13 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần biết rõ để chuẩn bị tốt
Tác giả: Đặng Hương
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, chắc hẳn cha mẹ rất háo hức mong chờ ngày con yêu chào đời. Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ bầu cần nắm dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày, 1 tuần để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình “vượt cạn”. Hãy cùng tham khảo ngay dấu hiệu sắp sinh trong bài viết sau đây.
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình đưa thai nhi và bánh nhau ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo của người mẹ. Chuyển dạ thường diễn ra vào giai đoạn tuổi thai từ 38 – 42 tuổi, lúc này thai nhi đã trưởng thành và có thể phát triển khỏe mạnh ngoài từ cung. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp thai nhi ra đời trong khoảng 23 – 37 tuần được xem là sinh non và tuổi thai ≥ 42 tuần là sinh già tháng.
2. Những biểu hiện sắp sinh trước 1 tuần thường gặp
Mặc dù quá trình mang thai theo quan niệm kéo dài 9 tháng 10 ngày, nhưng việc sinh nở thường không thể dự đoán chính xác và em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo 8 dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần dưới đây để chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn chuyển dạ và sẵn sàng gặp con yêu.
Xem thêm: Nhận biết các đặc điểm mang thai bé trai chuẩn nhất
2.1 Biểu hiện mẹ bầu sắp sinh là sa bụng dưới
Sa bụng dưới là hiện tượng thai nhi di chuyển xuống thấp hơn trong khung xương chậu của người mẹ, lúc này đầu bé quay xuống phía dưới và sẵn sàng trong tư thế chào đời. Dấu hiệu này thường xảy ra trong vài tuần hoặc vài ngày trước khi chuyển dạ.
Khi thai nhi dịch chuyển xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và bàng quang, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều hơn ở mẹ bầu. Tuy nhiên, dấu hiệu này xuất hiện cũng là lúc mẹ thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn đè lên cơ hoành và chèn ép phổi của mẹ nữa.
(*) Lưu ý: Biểu hiện sa bụng dưới chỉ xuất hiện ở mẹ sinh con so. Đây không phải dấu hiệu sắp sinh con rạ.
Xem thêm: Nên ăn gì ở những tháng cuối thai kỳ để bé tăng cân, thông minh?
Hiện tượng tụt bầu/sa bầu thường diễn ra khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần trước khi sinh.
2.2 Xuất hiện cơn gò tử cung – Cách nhận biết sắp sinh
Hiện tượng co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện trong kỳ mang thai và thường gọi là cơn đau Braxton Hicks. Mẹ cần phân biệt với dấu hiệu sắp sinh của cơn đau thắt tử cung chuyển dạ, bởi cơn đau này là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ thật sự, gây gò cứng bụng, đau nhiều hơn và không thuyên giảm. Dấu hiệu chuẩn bị sinh này xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ với tần suất tăng dần từ khoảng 5 – 10 phút sẽ có 1 cơn gò tử cung và kéo dài 30 – 60 giây hoặc 2 – 3 phút.
2.3 Bị chuột rút và đau lưng
Tình trạng chuột rút, đau lưng xuất hiện trong suốt giai đoạn mang thai, nhưng sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi gần đến giai đoạn chuyển dạ (đặc biệt là sinh con so). Theo đó, khi có triệu chứng sắp sinh này, mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút, đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng nghiêm trọng. Điều này là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra chuẩn bị cho sự ra đời của con.
Xem thêm: Tiết lộ 7 phương pháp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả
Mẹ bầu thường bị chuột rút và đau lưng ở giai đoạn cuối thai kỳ vì lúc này các cơ kéo giãn để chuẩn bị sinh bé.
2.4 Giãn khớp
Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Điều này biểu hiện rõ ràng khi bạn sắp bước vào giai đoạn sinh nở, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để khung xương chậu mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
2.5 Đi tiểu thường xuyên là biểu hiện chuyển dạ sắp sinh
Một trong những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 là thai nhi bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn trong khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Việc này càng làm tăng thêm áp lực lên bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là khi ho, hắt hơi hoặc cúi người.
2.6 Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi
Cuối thai kỳ, bên cạnh niềm háo hức chào đón bé yêu, mẹ bầu cũng thường xuyên đối mặt với cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân chính cho sự thay đổi này đến từ những biến đổi nội tiết tố trong cơ thể cùng với sự dịch chuyển xuống sâu của thai nhi khiến bụng dưới nặng nề hơn. Ngoài ra, những lo lắng về việc sinh con, chăm sóc em bé cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ bầu mệt mỏi vào ban ngày.
Cảm thấy mệt mỏi và hay buồn ngủ ở giai đoạn cuối thai kỳ là một trong những biểu hiện của mẹ bầu sắp sinh thường gặp nhất. Mẹ hãy tranh thủ ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” thành công.
2.7 Trỗi dậy bản năng “làm tổ”
Khi chuẩn bị sinh, một số mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng và bắt đầu trỗi dậy bản năng làm mẹ. Lúc này, mẹ bầu thường thích dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để sẵn sàng chào đón con yêu.
2.8 Thai nhi đạp liên tục
Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ thường cảm nhận được con đạp mạnh với tần suất nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do lúc này bé đang phát triển tốt về kích thước cơ thể lẫn sức mạnh, lúc này không gian tử cung trở nên chật chội, khiến bé cảm thấy bí bách, thường xuyên cử động, đạp chân và xoay người.
3. “Điểm danh” 5 dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày mẹ nên biết
Thời điểm sắp sinh trước 2 – 3 ngày được biểu hiện rõ ràng qua các dấu hiệu dưới đây:
3.1 Vỡ nước ối
Vỡ ối là hiện tượng túi ối bao quanh thai nhi rách ra, khiến nước ối bên trong chảy ra ngoài âm đạo thành dòng hoặc nhỏ từng giọt (rỉ ối). Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy thai phụ sắp chuyển dạ sinh em bé sau 12 – 24 giờ kể từ khi vỡ ối và diễn ra vào tuần thứ 37 trở đi. Theo đó, nếu có dấu hiệu vỡ ối sớm hoặc vỡ ối nhưng không thể sinh thường, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp sinh mổ. Do đó, mẹ cần ghi chép lại thời gian vỡ ối, quan sát màu nước ối và nếu có dấu hiệu bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ.
3.2 Cơn co thắt chuyển dạ diễn ra dữ dội
Khác với các cơn co thắt Braxton Hicks, cơn đau chuyển dạ thật diễn ra theo nhịp điệu đều đặn. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây đau nhiều hơn, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài. Hơn nữa, các cơn co thắt chuyển dạ không dừng lại khi thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế, hoặc nằm xuống.
Xem thêm: Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên nào để an toàn cho trẻ
Các cơn đau thắt chuyển dạ kéo dài với tần suất đều đặn là dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 của mẹ bầu.
3.3 Tiêu chảy
Khi đến gần ngày sinh, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra nhiều hormone hơn, bao gồm progesterone và relaxin. Những hormone này có tác dụng làm giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ vòng hậu môn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi và mất nước nhưng không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Xem thêm: Nguyên nhân mẹ bầu tiêu chảy và cách chữa trị
3.4 Dấu hiệu chuyển dạ – Mở cổ tử cung
Trong những ngày cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu giãn nở để sẵn sàng cho quá trình sinh con. Đối với mẹ bầu sinh thường, điều này được coi là một dấu hiệu quan trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự giãn nở của tử cung để quyết định thời điểm sinh. Tùy thuộc vào tốc độ giãn nở của cổ tử cung, quá trình này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Thông thường, để tiến hành đỡ sinh, cổ tử cung cần phải mở đến 10cm, khi đó tử cung sẽ đủ rộng để bé sinh ra một cách thuận lợi.
3.5 Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi (mất nút nhầy)
Trong thời kỳ mang thai, dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung tạo thành nút nhầy để ngăn ngừa viêm nhiễm cho thai nhi. Từ tuần 37 đến 40, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch hơn và nhớt hơn, báo hiệu hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung để chuẩn bị cho sinh nở. Dịch nhầy có thể trong suốt, sậm màu, màu hồng, hoặc có ít máu, cho thấy bé sẽ chào đời trong vài ngày tới. Tuy nhiên, một số thai phụ có thể phải chờ 1 – 2 tuần mới thực sự chuyển dạ.
Nếu đã qua 40 tuần mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kích thích chuyển dạ. Các mẹ lưu ý nếu dịch nhầy chứa nhiều máu, hãy đến bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm.
4. Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu sắp chuyển dạ?
Ngày dự kiến sinh có thể khác với thực tế, vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu sắp chuyển dạ để sinh con, mẹ hãy bình tĩnh và làm theo những điều sau:
- Khám thai đều đặn theo lịch để các bác sĩ theo dõi và đảm bảo chính xác thời gian cần nhập viện.
- Mẹ nên vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông, xương khớp linh hoạt để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” suôn sẻ.
- Mẹ nên chọn ăn thức ăn nhẹ, dạng lỏng để dễ dàng tiêu hóa và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…
- Mẹ cần làm quen với các cơn đau chuyển dạ, giữ tâm trạng bình tĩnh và thoải mái vì đây là biểu hiện tích cực cho thấy thời điểm con ra đời càng gần hơn.
- Thời gian này mẹ hạn chế đi xa vì cơn chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào, hơn nữa khói bụi, tiếng ồn ngoài đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giữ sức khỏe tốt nhất cho hành trình sinh con.
- Đặc biệt, mẹ cần uống sữa bầu đều đặn mỗi ngày, để có nhiều năng lượng “vượt cạn”, cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Friso® Gold Mum cung cấp đầy đủ dưỡng chất – trọn vẹn cho mẹ và bé. Friso® Gold Mum là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo, mang lại đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Với thành phần Magie và vitamin nhóm B, sản phẩm giúp mẹ dễ tiêu hóa, giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời cung cấp năng lượng dồi dào để mẹ có thể chăm sóc thai kỳ tốt hơn và duy trì sức khỏe cho các hoạt động thường nhật. Những dưỡng chất này còn hỗ trợ mẹ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở. Đặc biệt, Friso® Gold Mum còn chứa hệ dưỡng chất dành riêng cho bé, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12. Những dưỡng chất này giúp thai nhi phát triển tốt cân nặng và hoàn thiện các cơ quan quan trọng, đảm bảo bé yêu của bạn được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Hơn nữa, sản phẩm có hương vị sữa thanh nhạt với hương cam và vani tự nhiên, dễ uống và hợp khẩu vị của mẹ, giúp mẹ dễ dàng bổ sung dinh dưỡng hàng ngày mà không cảm thấy ngán. Với những ưu điểm vượt trội, Friso® Gold Mum là người bạn đồng hành lý tưởng, giúp mẹ bầu tự tin tận hưởng hành trình mang thai và vượt cạn thành công. |
5. Khi nào mẹ bầu nên đến bệnh viện?
Khi có các dấu hiệu báo sinh mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
- Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối.
- Chảy máu hay dịch âm đạo, dịch âm đạo tiết ra bất thường, đau bụng hoặc đau vùng xương chậu.
- Cảm nhận thấy em bé ít hoạt động hơn thường ngày.
- Thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù. Đây là biểu hiện của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ ngay.
6. Một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp một số thắc mắc khi mẹ bầu có các dấu hiệu chuyển dạ sinh con:
6.1 Cơn đau chuyển dạ cảm giác như thế nào?
Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm giác khác nhau và không giống ở các lần mang thai. Thông thường, cơn đau gây ra cảm giác khó chịu, đau phần lưng, bụng dưới cùng với sức ép xương chậu. Ngoài ra, có một số mẹ bầu sẽ xuất hiện cơn đau hai bên sườn hoặc đùi, như bị chuột rút mạnh hoặc đau quặn thắt ruột khi giãn rộng tử cung.
6.2 Buồn nôn có phải dấu hiệu chuyển dạ không?
Đây là một trong những biểu hiện của chuyển dạ. Vì giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi phát triển khiến tử cung bị chèn vào đường tiêu hóa, gây cảm giác buồn nôn và nôn.
6.3 Cần làm gì khi gần tới ngày vượt cạn mà không có dấu hiệu chuyển dạ?
Ngày vượt cạn là ngày dự kiến thời điểm em bé ra đời. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng ra đời vào đúng ngày sinh. Trong trường hợp gần ngày sinh mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ bầu đã nắm được các dấu hiệu chuyển dạ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình “lâm bồn” thuận lợi. Mẹ cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe thật tốt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng cách uống sữa bầu chất lượng trong giai đoạn mang thai để bé có nền tảng phát triển toàn diện.