Bà bầu bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa như thế nào?

Tác giả: admin

Bà bầu bị tiêu chảy là hiện tượng không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên rất dễ gây nên tình trạng mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần hiểu được nguyên nhân để có cách xử lý tình trạng này nhanh chóng và an toàn.

1. Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

tiêu chảy khi mang thai

Khi bà bầu có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng hoặc đi 3 lần trở lên trong 1 ngày thì đây là báo hiệu bị tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, bà bầu bị tiêu chảy có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây bệnh.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa.
  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, bệnh Celiac.

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, mẹ bầu bị tiêu chảy còn xảy ra do một số nguyên nhân khác. Cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột: Điều này khiến hệ tiêu hóa không thích nghi kịp, dẫn đến tình trạng tiêu chảy trong thời gian đầu thai kỳ.
  • Nhạy cảm với thức ăn mới, lạ: Hệ tiêu hóa trở nên yếu và nhạy cảm hơn khi mang thai nên gây khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn. Chỉ cần thức ăn “lạ” nạp vào, cơ thể sẽ có phản ứng ngay bằng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy.
  • Các loại viên uống bổ sung vitamin: Để tốt cho sức khỏe, đa số mẹ bầu lựa chọn uống thêm vitamin. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể là tác nhân làm đau dạ dày và gây nên tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy.
  • Hormone thay đổi: Tình trạng mẹ bầu bị táo bón, tiêu chảy trong thời kỳ mang thai đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Các hormone này khiến tốc độ làm việc của hệ tiêu hóa bị chậm lại hoặc gây ra sự tăng tốc, từ đó dẫn đến những tình trạng trên.
Khám phá 10 loại trái cây tốt nhất cho bà bầu và thai nhi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Lúc này, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua. Vậy những loại trái cây tốt nhất…

2. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, tiêu chảy khi mang thai có thể diễn ra trong vòng 1 đến 10 ngày, phụ thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Ở tình trạng bệnh nhẹ, mẹ chỉ cần bổ sung đủ nước, điện giải, ăn uống vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn tả hoặc virus Rota, người mẹ sẽ thường xuyên đi ngoài phân lỏng và nôn mửa nhiều hơn. Từ đó, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ gây sốc mất nước mà còn kéo theo nhiều mối nguy hiểm khác, đe dọa tính mạng cả hai mẹ con. Hơn nữa, các cơn đau bụng quanh vùng rốn kéo dài cũng khiến cho tử cung co bóp dữ dội, dễ dẫn đến tình trạng sinh non, thậm chí là sảy thai.

bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu bị mệt, kém ăn có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nguy cơ cao thai chết lưu trong bụng mẹ

 

Xem thêm: Bà bầu nên ăn kiêng thực phẩm nào để khỏe cả mẹ lẫn con

3. Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

3.1. Uống đủ nước mỗi ngày

Khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài, mẹ bầu cần tích cực uống nước và bổ sung chất điện giải. Có thể dùng các loại nước trái cây pha loãng như: nước dừa, nước ép cà rốt, nước ép táo,… để bổ sung muối và kali cho cơ thể.

Giải đáp: Mẹ bầu khi nào thì được uống nước dừa?

Nước dừa là loại thức uống ngon ngọt, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải dùng đúng cách để tránh gặp phải các vấn đề ngoài ý muốn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp…

3.2. Không tự ý dùng thuốc

Nhiều trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy tự ý dùng thuốc mà không qua thăm khám bác sĩ, chẳng những không chữa được bệnh mà còn gây hại cho thai nhi. Bởi tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy

Để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào, mẹ đều nên hỏi ý kiến bác sĩ

3.3. Hạn chế thực phẩm dễ gây đi ngoài

Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các sản phẩm từ bơ sữa, nước uống có gas, trái cây sấy khô, các loại thịt đỏ,… là những thực phẩm nguy cơ cao gây tiêu chảy mẹ bầu nên kiêng.

Xem thêm: Những loại hoa quả bà bầu nên ăn và nên kiêng

4. Chế độ ăn uống giúp giảm triệu chứng tiêu chảy khi mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy của mẹ bầu. Dưới đây là một số loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích bổ sung để vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, vừa tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi:

4.1. Chuối

Hai thành phần chất xơ hòa tan trong chuối gồm pectin và inulin giữ vai trò làm tăng sinh khối phân và cân bằng lợi khuẩn đường ruột. Hơn nữa, chuối là loại trái cây lành tính, rất dễ tiêu hóa nên mẹ bầu có thể dùng từ 2 – 3 quả mỗi ngày.

bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy

Chuối còn cung cấp nhiều kali để bù lại lượng điện giải bị thất thoát do đi tiêu nhiều lần

4.2. Khoai lang, khoai tây nghiền

Bổ sung khoai lang hoặc khoai tây vào thực đơn là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì. Sở hữu nhiều enzyme có lợi cho tiêu hóa, cùng các vitamin A, B, C, kali,… các loại củ trong “họ” nhà khoai giúp giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

4.3. Quả táo

Tương tự như chuối, táo cũng chứa nhiều pectin nên được khuyến khích dùng cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Nhờ quá trình phân hủy, chất này sẽ tạo thành lớp bảo vệ ngăn ngừa các nhân tố gây kích thích ruột. Đồng thời, cũng tạo ra prebiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

4.4. Cơm trắng

Thành phần chính của gạo là carbohydrate (carb) đơn chỉ chứa 1 hoặc 2 loại đường như fructose và galactose nên cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn. Mặt khác, tinh bột trong gạo sẽ hút bớt nước làm kết cấu phân trở nên đặc, hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng.

mẹ bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày

Cơm trắng có ít chất xơ nên hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều

Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã biết được đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy. Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, do đó mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị khỏi bệnh sớm.

Tham khảo thêm: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/ba-bau-bi-tieu-chay-thang-cuoi

Xem thêm