Bé ăn không tiêu là do đâu? Mách mẹ cách xử lý hiệu quả
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bé ăn không tiêu là tình trạng thường gặp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng cân và phát triển của con yêu. Vậy trẻ ăn không tiêu, đầy hơi do đâu và xử lý như thế nào? Mẹ hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây để giúp bé ăn khỏe, lớn nhanh và phát triển đạt chuẩn nhé.
1. Nguyên nhân bé ăn không tiêu bị nôn
Trẻ ăn không tiêu bị nôn có thể do một số nguyên nhân sau đây:
1.1 Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ ăn không tiêu. Nếu mẹ cho trẻ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, giàu chất béo, ăn quá nhanh hoặc quá no,… sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa của con, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
1.2 Do bệnh lý ở dạ dày
Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày,… có thể khiến trẻ gặp những vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để xác định bệnh lý cụ thể, từ đó có phương hướng điều trị phù hợp.
1.3 Yếu tố tâm lý
Tình trạng thường xuyên bị căng thẳng, áp lực do thi cử, học tập, môi trường sống có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh đường tiêu hóa. Từ đó khiến bé không tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời có thể gây ra các bệnh lý về đường ruột.
Trẻ ăn không tiêu cũng có thể do tâm lý bị căng thẳng, áp lực từ môi trường sống, thi cử,…
1.4 Trẻ bị thừa cân
Trẻ bị béo phì, thừa cân khiến vùng bụng chịu nhiều áp lực. Từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, nôn ói, biếng ăn,…
1.5 Tác dụng phụ của thuốc
Khi trẻ bị bệnh, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm hoặc chứa Nitrat. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể kèm theo một số tác dụng phụ như khó tiêu hóa, chướng bụng.
1.6 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân đề cập bên trên, trẻ bị khó tiêu cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: Nhiễm khuẩn Hp do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thực phẩm, ngủ không đủ giấc, ăn các loại hải sản,…
2. Dấu hiệu trẻ ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi
Bé bị khó tiêu, đầy bụng có các dấu hiệu như sau:
- Cảm thấy khó chịu vùng bụng, có cảm giác đau tức bụng.
- Đầy bụng, đầy hơi.
- Ợ nóng, ợ chua.
- Buồn nôn và mửa.
- Sau bữa ăn 2 tiếng, bụng vẫn đầy, căng
- Thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên do.
3. Mẹ phải làm sao khi bé ăn không tiêu?
Nếu tình trạng của trẻ khó tiêu không quá nghiêm trọng thì mẹ có thể thực hiện chăm sóc trẻ tại nhà theo một số gợi ý như sau:
3.1 Massage bụng cho bé
Massage bụng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn. Theo đó, mẹ dùng các ngón tay xoa nhẹ lên bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, từ vùng rốn ra bên ngoài bụng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không nên massage ngay sau khi trẻ vừa ăn no nhé.
Để massage bụng giúp bé giảm đầy bụng, khó tiêu, mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
3.2 Hỗ trợ bé ‘xì hơi’, giảm chướng bụng
Để giúp con “xì hơi”, cải thiện tình trạng bé ăn không tiêu chướng bụng, mẹ có thể thực hiện các cách sau đây:
- Động tác đạp xe: Mẹ giúp con cử động 2 chân lên xuống như động tác đạp xe. Nhờ vậy hỗ trợ giảm tình trạng khí thừa tích tụ trong bụng của trẻ.
- Đu đưa nhẹ nhàng: Mẹ để đầu của trẻ áp sát vào ngực rồi đu đưa nhẹ nhàng giúp con dễ dàng “xì hơi” hơn.
3.3 Chườm nóng chữa đầy bụng ở trẻ
Chườm nóng lên bụng của trẻ giúp cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Theo đó, mẹ sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô, kiểm tra độ nóng và chườm lên bụng của trẻ. Tiếp đến, mẹ lấy một chiếc khăn thứ 2 quấn quanh bụng trẻ để cố định phần khăn thứ 1.
3.4 Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ
Với trẻ ăn không tiêu đầy hơi, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, quả bơ, sữa chua, cá, hạt ngũ cốc, thịt gà,… Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế một số thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, trái cây khô, hoa quả có vị chua, đồ ăn chứa nhiều đường,…
Đặc biệt, để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có công thức khoa học, chứa phân tử đạm sữa mềm, nhỏ và thành phần chứa chất xơ dễ tiêu hóa. Nhiều mẹ nuôi con thông thái hiện nay chia sẻ trải nghiệm hài lòng khi tin chọn sử dụng sữa Friso Gold giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tự tin khám phá thế giới bên ngoài.
Sữa mát Friso Gold chứa đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần độc quyền, giúp trẻ tiêu hóa thuận lợi, hạn chế các vấn đề tiêu hóa. Cùng với công thức sữa độc quyền bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, đẩy nhanh quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, sữa Friso Gold cung cấp nguồn sữa mát nhập khẩu từ Hà Lan giúp con có chiếc bụng êm khỏe, ngon giấc, và giảm tình trạng nôn trớ.
Sữa Friso Gold là sản phẩm sữa nổi bật với ưu điểm dễ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu nhanh và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
Không chỉ nổi bật với ưu điểm dễ tiêu, giúp con hấp thụ nhanh, sữa Friso Gold còn vị thanh nhạt, tự nhiên, giúp con bú ngon mỗi ngày. Vì thế, mẹ có thể tin chọn Friso Gold đồng hành cùng con ăn khỏe – ngủ ngon, bắt kịp đà phát triển toàn diện nhé!
>> Mẹ mua ngay sữa dinh dưỡng Friso Gold cho con TẠI ĐÂY
3.5 Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh có chứa thành phần Probiotics giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của trẻ, giảm các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua,… Ngoài ra, men vi sinh còn có công dụng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Lưu ý: Mẹ cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại men vi sinh, liều lượng và thời điểm dùng phù hợp, không nên tự ý cho trẻ uống men vi sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về trẻ bị đầy bụng khó tiêu và lời giải:
1. Bé 2 tuổi ăn không tiêu bị nôn phải làm sao?
2. Trẻ bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì để nhanh khỏi?
3. Đâu là mẹo chữa tình trạng bé ăn không tiêu bị đau bụng?
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng bé ăn không tiêu. Trường hợp đã thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà như trên mà dấu hiệu trẻ chậm tiêu vẫn không được cải thiện, mẹ nên cho bé đi khám. Nhờ đó có phương hướng điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của con yêu.
Nguồn tham khảo
- J. Fernando del Rosario, MD. Indigestion. 05 2023, https://kidshealth.org/en/parents/indigestion.html (Đã truy cập 16 12 2023).
- Rachel Ann Tee-Melegrito. What to know about indigestion treatment for toddlers. 20 04 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/toddler-indigestion-treatment (Đã truy cập 16 12 2023).