Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì? Làm thế nào để khắc phục?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Chứng rối loạn ăn uống ở trẻ khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của con. Vậy hiện tượng này do đâu và làm thế nào để khắc phục? Mời cha mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức bổ ích đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn khỏe mạnh nhé!

1. Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

Rối loạn ăn uống là hiện tượng trẻ gặp các vấn đề trong việc ăn uống như biếng ăn, chán ăn hoặc có thể ăn nhiều, ăn không thấy no. Tình trạng này không xuất phát từ nhu cầu của cơ thể mà có liên quan đến mặt tâm lý. 

Theo các nghiên cứu, rối loạn ăn uống có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt với trẻ em, tình trạng này gặp nhiều ở trẻ độ tuổi thiếu niên, trong đó bé gái thường có nguy cơ cao hơn. Dù vậy, hiện nay, tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi mắc rối loạn ăn uống đang có xu hướng gia tăng.

Chứng rối loạn ăn uống ở trẻ được chia thành 3 dạng sau đây: 

  • Chán ăn thần kinh (Anorexia): Người bệnh có biểu hiện ăn uống kiêng khem quá mức, thậm chí gây nôn mửa sau khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sợ tăng cân, thường đi kèm với hiện tượng trầm cảm, lo âu quá mức.
  • Chứng ăn vô độ (Bulimia): Trẻ bị chứng ăn vô độ thường ăn nhiều nhưng không cảm thấy không no. Đồng thời, cha mẹ có thể nhận biết một số triệu chứng bệnh lý kèm theo như con ăn nhiều nhưng không tăng cân, trẻ không thích giao tiếp xã hội,…
  • Rối loạn ăn uống hạn chế/tránh né (ARFID): Đây là hiện tượng trẻ tránh né ăn uống do một số nguyên nhân như: có cảm giác khó chịu khi ăn, từng có trải nghiệm không vui khi ăn,… Tình trạng rối loạn ăn uống hạn chế khiến trẻ không tăng cân, thiếu hụt dinh dưỡng.

rối loạn ăn uống ở trẻ

Rối loạn ăn uống hạn chế/tránh né là tình trạng trẻ không muốn ăn uống do trải nghiệm tiêu cực về thực phẩm trước đó, có cảm giác khó chịu khi ăn,…

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ăn uống

Khi bị rối loạn ăn uống, trẻ có thể có những dấu hiệu sau đây:

  • Quá để tâm đến ngoại hình dù cân nặng của con ở mức bình thường.
  • Gặp các vấn đề về da như da bị khô do thiếu nước, phát ban,…
  • Hai bên má bị sưng lên do các tuyến nước bọt ở mang tai bị rối loạn, dẫn đến tình trạng tăng tiết nước bọt hơn bình thường. 
  • Ăn nhiều và nhanh, thậm chí có thể nôn mà vẫn muốn ăn tiếp. Hoặc chán ăn uống, thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi đồ ăn. 
  • Tâm lý lo lắng quá mức, ủ rũ, ngại tiếp xúc với người khác,…
  • Xuất hiện một số hành vi bất thường khi ăn uống như: sử dụng nhiều gia vị, cắt thức ăn thành miếng nhỏ, đòi dùng ly, nĩa, muỗng để ăn uống,…
  • Tích trữ lượng đồ ăn (như bánh kẹo) lớn trong phòng ngủ.
  • Một số triệu chứng khác như mất ngủ, táo bón, rụng tóc, sâu răng, móng tay giòn dễ gãy,…

3. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể làm cho trẻ rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, một số yếu tố như tâm lý, môi trường sống hoặc sự căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị rối loạn ăn uống. Cụ thể như sau:

  • Trẻ không hài lòng, tự ti với ngoại hình của bản thân do bị tác động từ ý kiến của người khác.
  • Trẻ tham gia các bộ môn thể thao yêu cầu cao về cân nặng như ba lê, thể dục dụng cụ,…
  • Trẻ bị trầm cảm, tăng động hoặc gặp cú sốc lớn về mặt tâm lý như áp lực học tập, thiếu thốn sự quan tâm từ gia đình,…
  • Trẻ có người thân trong gia đình từng gặp chứng rối loạn ăn uống.

rối loạn ăn uống ở trẻ là gì

Trẻ bị rối loạn ăn uống có thể do một số nguyên nhân liên quan đến tâm lý, môi trường sống, chứng lo âu, trầm cảm,…

4. Rối loạn ăn uống ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chứng rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chẳng hạn như, tình trạng biếng ăn khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng nặng. Đồng thời, trẻ biếng ăn có thể mắc các bệnh lý thần kinh với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, thiếu tập trung, thiếu tự tin,…. 

Bên cạnh đó, trẻ ăn uống quá nhiều có thể bị thiếu hụt Kali, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận, các vấn đề về răng lợi. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.

12 loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng tốt nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng đang được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên làm thế nào để chọn mua được loại sữa phù hợp cho bé nhà mình thì không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là TOP 10 loại…

5. Cách khắc phục rối loạn ăn uống ở trẻ hiệu quả

Khi phát hiện trẻ mắc rối loạn ăn uống, cha mẹ nên đưa con đi khám tâm lý và khám dinh dưỡng để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, phụ huynh hãy nhờ bác sĩ tư vấn, hướng dẫn trẻ duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con ở mỗi độ tuổi.

Song song đó, cha mẹ cũng cần chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của con đảm bảo đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng chất dinh dưỡng. Kết hợp khuyến khích con tăng cường vận động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đặc biệt, với trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống thường không hấp thu đủ dưỡng chất, phụ huynh nên tìm cách bổ sung dưỡng chất cho con. Trong đó, cho trẻ uống sữa dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh là một giải pháp hiệu quả.

Sữa Friso Gold – Sữa mát chất lượng giúp bé yêu dễ tiêu, hấp thu nhanh

Sữa Friso Gold là sản phẩm sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ Việt tin dùng hiện nay. Sữa hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất tối ưu, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ công thức khoa học chứa các thành phần chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides. 

Chưa kể, sữa Friso Gold có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ áp dụng công nghệ xử lý nhiệt 1 lần tiên tiến, giúp con yêu dễ tiêu hóa, đi ngoài đều đặn, đi phân mềm. Đồng thời, sữa Friso Gold còn được nhiều mẹ tin tưởng nhờ nguồn sữa mát chất lượng cao được nhập khẩu từ Hà Lan giúp trẻ êm bụng, êm giấc hằng đêm.

Tin chọn Friso Gold dễ tiêu, tăng cường hấp thu với hương vị thanh nhạt, thơm ngon hợp khẩu vị của trẻ, mẹ yên tâm ngắm bé yêu bú ngon mỗi ngày. Mua ngay TẠI ĐÂY mẹ nhé!

rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ là gì

Tin chọn sữa Friso Gold đồng hành còn con yêu, mẹ yên tâm trẻ ăn uống dễ tiêu, hấp thu nhanh, khôn lớn khỏe mạnh từ bên trong.

MUA SẢN PHẨM TẠI

6. Biện pháp phòng ngừa rối loạn ăn uống ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị mắc chứng rối loạn ăn uống, mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Lưu ý quan sát hành vi, thói quen ăn uống của con để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Trò chuyện thường xuyên để thấu hiểu tâm tư của con, giúp trẻ vượt qua những cú sốc tâm lý.
  • Giải thích, động viên, giúp con chấp nhận và yêu thương cơ thể của mình. 
  • Khích lệ con mạnh dạn thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. 
  • Không tạo áp lực ăn uống cho con kết hợp giải thích để con hiểu về tầm quan trọng của việc ăn uống đủ chất, khoa học.
  • Hướng dẫn, giúp con duy trì thói quen ăn đúng bữa. 
  • Duy trì lối sống khoa học, ăn uống điều độ để làm gương cho con, giúp trẻ có thói quen ăn uống đúng bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về rối loạn ăn uống ở trẻ và lời giải:

1. Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn ăn uống?

Khi phát hiện thấy trẻ bị rối loạn ăn uống, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và tư vấn bác sĩ ngay. Ngoài ra, phụ huynh cũng chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn uống đa dạng, cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống vận động.

2. Trẻ bị rối loạn ăn uống có sao không?

Chứng rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là bệnh gây ảnh hưởng lâu dài đến quá trình tăng trưởng, phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ

3. Rối loạn ăn uống ở trẻ có cần uống thuốc không?

Khi trẻ bị rối loạn ăn uống, phụ huynh không nên cho trẻ tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp cha mẹ hiểu hơn về chứng rối loạn ăn uống ở trẻ. Đặc biệt, phụ huynh nên đồng hành, hỗ trợ trẻ có tâm lý thoải mái trong việc ăn uống, kết hợp cho con nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở mỗi độ tuổi.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  • Mary L. Gavin, MD. Eating Disorders. 10 2021. https://kidshealth.org/en/parents/eating-disorders.html (Truy cập 16 12 2023).
  • Katherine Kam. Eating Disorders in Children and Teens. 14 04 2007. https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/features/eating-disorders-children-teens (Truy cập 16 12 2023).
  • Sarah Sobalvarro, Ph.D. Eating Disorders in Children and Adolescents. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/eating-disorders/eating-disorders-in-children-and-adolescents (Truy cập 16 12 2023).