Trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để tiêu hóa dễ dàng?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trong bài viết sau đây, suanaotot sẽ gợi ý những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Trẻ bị táo bón nên ăn gì nhanh khỏi, tránh tái phát là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm.
1.1. Rau mồng tơi
Theo Đông y, rau mồng tơi là dược liệu giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng,… Bởi mồng tơi có tính hàn, chi lỵ, có tác dụng với 5 kinh là Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu Tràng.
Các nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ ra trong thành phần mồng tơi có chứa lượng lớn chất nhầy pectin, tinh bột polysaccharide và giàu chất xơ có thể giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, hệ tiêu hóa khỏe, hỗ trợ làm mềm phân và đẩy chất thải ra bên ngoài dễ dàng hơn. Do đó, mẹ có thể chế biến và cho trẻ ăn rau mồng tơi để cải thiện tình trạng táo bón.
1.2. Bông cải xanh
Bông cải xanh (hay súp lơ xanh) là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Với nguồn chất xơ dồi dào cùng đa dạng các loại vitamin C, K, folate, chất khoáng, sắt,… tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, việc bổ sung bông cải xanh vào thực đơn cho trẻ có thể giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm tình trạng táo bón.
1.3. Rau dền
Rau dền đỏ chứa hàm lượng lớn chất khoáng, chất xơ, nước, vitamin,… cùng vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, kiết lỵ, táo bón hiệu quả.
Khi thấy con có dấu hiệu táo bón, cha mẹ có thể nấu canh rau dền, luộc hoặc nấu cùng cháo để khắc phục tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng rau dền để chế biến tạo màu cho các món ăn để kích thích sự hứng thú, phòng ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa ở trẻ.
1.4. Khoai lang
Với thắc mắc trẻ táo bón nên ăn gì thì khoai lang là một trong những thực phẩm trị táo bón tốt nhất cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua. Trong các tài liệu Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình giúp thải độc, nhuận tràng, bổ tỳ vị và thường được dùng trong các bài thuốc chữa táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh trong thành phần khoai lang chứa lượng nhựa tẩy từ 1.95-1.97% cùng lượng lớn chất xơ, kali, chất chống oxi hóa,… giúp tăng cường chức năng đường ruột và làm mềm phân hiệu quả. Do đó, mẹ có thể nấu các món khoai lang hầm, luộc, hấp, nghiền thành bột mịn, thêm vào cháo hoặc làm bánh cho bé.
Mẹ có thể chế biến các món ăn dặm từ khoai lang để giúp bé nhanh hết táo bón vì hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang có tác dụng làm mềm, xốp phân giúp phân di chuyển trong đường ruột dễ dàng.
1.5. Đậu bắp
Khi con trẻ bị táo bón, nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc nên cho bé ăn gì để hết táo bón. Một trong những món ăn giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện táo bón cho trẻ là đậu bắp. Trong đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ phong phú (chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan), axit folic, chất nhầy và vô số loại vitamin cần thiết khác. Các chuyên gia tiêu hóa cho biết 100 gram đậu bắp sẽ cung cấp 10% lượng chất xơ mà cơ thể cần có mỗi ngày.
Bổ sung loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ giúp hỗ trợ màng nhầy trong ruột kết hoạt động tốt, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
1.6. Các loại đậu
Các loại đậu (đỗ) như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành,… được xem là thực phẩm không thể thiếu trong danh sách những món ăn cho trẻ táo bón. Nhờ vào việc cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan dồi dào cho cơ thể, giúp làm mềm phân, tăng cường chức năng nhu động ruột, làm mềm phân và giảm táo bón hiệu quả. Vậy nên, nếu ba mẹ đang băn khoăn trẻ bị táo bón nên ăn gì thì không nên bỏ qua lại thực phẩm này.
1.7. Bơ
Với hương vị thơm ngon, bùi béo, mềm dẻo và dễ ăn, từ lâu bơ được xem là thực phẩm “vàng” trong chế độ ăn dặm của bé. Chứa một nguồn chất béo lành mạnh, giàu chất xơ, cùng vô số vitamin và khoáng chất thiết yếu,… Bơ còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị táo bón hữu hiệu được rất nhiều mẹ Việt ưa chuộng. Bạn chỉ cần thêm một chút bơ vào các bữa ăn hàng ngày của bé hoặc sáng tạo các món ăn hấp dẫn, bắt mắt từ bơ để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe, hạn chế táo bón.
1.8. Chuối
Chuối là loại trái cây vùng nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Thành phần chứa rất nhiều dưỡng chất như: kali, vitamin A vitamin nhóm B, sắt, canxi,… đặc biệt là chất xơ và pectin. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối là thực phẩm nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài và tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, chuối rất tốt cho người bị chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mất nước, viêm dạ dày, ợ nóng,…
Chuối là loại quả chứa nhiều chất xơ hòa tan, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm táo bón cho trẻ hiệu quả.
Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn mỗi ngày một quả chuối hoặc nghiền nhuyễn thành các món ăn dặm để làm dịu các triệu chứng táo bón khó chịu. Lưu ý, việc ăn quá nhiều chuối không phải là điều tốt, cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều chuối để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn “non nớt” trong những năm đầu đời.
1.9. Táo
Trẻ bị táo bón nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa? Một gợi ý tuyệt vời đó là táo. Không chỉ có hương vị thơm ngon, giòn ngọt hấp dẫn, táo còn chứa nguồn dinh dưỡng phong phú. Trung bình, mỗi quả táo chứa 17% hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan, cùng nhiều loại dưỡng chất cần thiết khác như: kali, sắt, photpho, magie, lưu huỳnh, mangan,… giúp mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có bệnh táo bón ở trẻ em.
Đặc biệt phải kể đến thành phần pectin tương đối cao có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lên men thành chuỗi acid béo, kéo lượng nước vào ruột. Nhờ đó, giúp làm mềm phân và giảm thiểu thời gian phân di chuyển trong đường ruột.
1.10. Yến mạch
Ngoài nổi tiếng với những tác dụng giảm cân – đẹp da – giữ dáng, yến mạch còn là một nguồn chất xơ dồi dào và có tác dụng làm mềm phân nhanh chóng. Chính vì thế, ba mẹ có thể cho trẻ ăn yến mạch hoặc sử dụng bột yến mạch để làm bánh, cháo hay ngũ cốc sáng cho bé để giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đường ruột và giảm các biểu hiện táo bón.
2. Các loại thực phẩm trẻ bị táo bón nên kiêng
Vậy là ba mẹ đã biết trẻ bị táo bón nên ăn gì qua những gợi ý vừa kể trên. Ngoài những loại thực phẩm tốt cho trẻ bị táo bón, ba mẹ cũng cần lưu ý những thực phẩm mà trẻ nên hạn chế ăn để tránh tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
Những loại thực phẩm mà trẻ bị táo bón không nên ăn như đồ chiên rán, bánh ngọt, kẹo, socola, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn,…
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị táo bón không nên ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Trẻ bị táo bón không nên ăn các thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt cho động mạch và hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm chứa quá nhiều đường: Việc tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều đường như các món bánh ngọt, bánh quy, kẹo, socola hay các loại đồ ăn chứa chất làm ngọt nhân tạo như agave, siro cây thích, stevia, đường tinh luyện,… sẽ làm gián đoạn hoạt động tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ trẻ bị táo bón hoặc làm các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng.
- Đồ ăn cay nóng: Các chuyên gia khuyên rằng những trẻ bị táo bón nên kiêng dùng các loại thức ăn cay nóng như ớt, tiêu, gia vị cay,… vì chúng có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa về lâu dài, khiến cơ thể mất nước, gây táo bón do nóng nhiệt thậm chí khiến chứng táo bón nặng hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại đồ ăn nhanh như ngũ cốc đã qua chế biến, bánh mì, mì ăn liền, đồ đóng hộp, giăm bông, khô bò, lạp xưởng, xúc xích, thịt muối, thịt hun khói… chứa rất ít chất xơ, nhiều chất béo và chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Các thành phần này khiến cho việc tiêu hóa diễn ra khó khăn, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể, gây táo bón ở trẻ.
- Thịt đỏ: Thực tế, thịt đỏ là loại thực phẩm giàu chất đạm và chất béo. Khi bé ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ dẫn đến thừa đạm và chất béo, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ không thể tiêu hóa hết kịp thời. Đó là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, làm phân khô cứng, đại tiện khó khăn. Thay vào đó, mẹ nên thay thế các nguồn protein từ cá nước ngọt, thịt gà, hạt, đậu để bé dễ tiêu hóa hơn.
3. Một số cách giảm táo bón ở trẻ hiệu quả
Song song thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, ba mẹ cũng có thể áp dụng một vài cách dưới đây để giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
3.1. Cho trẻ uống đủ nước
Khi trẻ bị táo bón thường kéo theo tình trạng mất nước do cảm giác đầy hơi, chướng bụng khiến trẻ không muốn uống nước. Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, phần lớn các trường hợp trẻ lười bú, bỏ bú hoặc do sữa mẹ quá ít chính là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu nước. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước để bù đắp lượng nước cơ thể bị thiếu hụt.
Vậy, bé bị táo bón nên uống gì? Mẹ có thể cho trẻ uống một nước ép trái cây tươi, nước trái cây không đường hoặc nước lọc, đảm bảo bé bú đủ cữ để kích thích hệ tiêu hóa, làm mềm phân.
Mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để bù lượng nước cơ thể mất đi do táo bón, làm mềm phân và giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
3.2. Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh, mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đúng cách. Mẹ có thể thiết lập giờ đi vệ sinh cho trẻ đều đặn sau bữa ăn, đặt đồng hồ báo hiệu để tập cho trẻ ngồi vệ sinh ít nhất 10 phút/ lần trong thời gian đầu. Hoặc đặt thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân giúp trẻ ngồi thoải mái và kích thích quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn còn bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ. Để đảm bảo nguồn sữa chất lượng, tránh gây ra các vấn đề tiêu hóa cho trẻ, mẹ cần tăng cường việc ăn rau xanh, trái cây và các nguồn chất xơ khác trong chế độ ăn hàng ngày, uống đủ nước, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, khó tiêu, nhiều đạm, dầu mỡ, thức ăn nhanh, tránh xa các chất kích thích (cafe, rượu, bia,… ).
Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, nếu chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể làm cho con bị táo bón. Do đó, bố mẹ cũng nên xem xét và thay đổi chế độ ăn uống cho con. Khẩu phần ăn uống của trẻ nên bổ sung chất xơ, tăng cường lợi khuẩn thông qua một số thực phẩm như men vi sinh, sữa chua.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, ba mẹ nên áp dụng một số cách giảm táo bón hiệu quả để giúp bé hết táo bón nhanh nhất.
3.4. Đổi sữa công thức chứa dưỡng chất tự nhiên, dễ tiêu hóa
Với trẻ đang dùng sữa công thức, nếu con bị táo bón, bố mẹ cũng nên xem xét lại sản phẩm có phù hợp với con không. Những sản phẩm có đạm sữa lớn hoặc biến tính do trải qua quá trình xử lý nhiệt nhiều lần có thể làm cho trẻ bị táo bón, khó tiêu. Tốt hơn hết, bố mẹ nên ưu tiên chọn sữa có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên và bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.
Với hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, Friso Gold là lựa chọn lý tưởng dành cho các bậc phụ huynh. Nguồn đạm sữa “thân thiện” này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, nôn trớ hay các rối loạn tiêu hóa khác. Không chỉ vậy, công thức sữa Friso Gold còn bổ sung chất xơ GOS có khả năng bảo vệ sức khỏe đường ruột giúp trẻ hấp thu nhanh các dưỡng chất.
Chọn Friso Gold, không chỉ hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng mà còn cung cấp cho con nguồn sữa chất lượng cao nhập khẩu từ Hà Lan. Bên cạnh đó, hương vị sữa thanh nhạt gần giống với sữa mẹ sẽ giúp bé dễ làm quen, kích thích uống sữa ngon miệng hơn.
Friso gold là loại sữa dinh dưỡng chất lượng cao, nhập khẩu từ Hà Lan giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh, hỗ trợ ngăn ngừa và khắc phục tình trạng táo bón.
3.5. Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất đều đặn giúp kích thích quá trình tiêu hóa và tăng cường hoạt động nhu động ruột của trẻ, giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn. Do đó, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như bơi lội, đi bộ, chạy nhảy. Đối với trẻ chưa biết bò, mẹ có thể thực hiện các bài massage bụng hoặc bài tập đạp xe đạp để giảm nhẹ các triệu chứng táo bón của trẻ.
Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách là một trong những giải pháp giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ. Hy vọng, qua những thông tin trên ba mẹ đã biết được trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì. Từ đó bổ sung thực phẩm hợp lý vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày của bé yêu. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng táo bón của trẻ kéo dài, không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Chúc bé yêu của bạn sớm vượt qua tình trạng táo bón và luôn khỏe mạnh mỗi ngày!