Bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? 5 món cháo bổ dưỡng cho bé
Tác giả: Huỳnh Uyên
Cháo là món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa và cũng là biện pháp bù lại dinh dưỡng cho trẻ trong tình trạng bị tiêu chảy liên tục. Cụ thể, trẻ đi ngoài nên ăn cháo gì? Bài viết sau đây chia sẻ 7 cách nấu món cháo bổ dưỡng, thơm ngon, giúp trẻ tiêu chảy mau chóng hồi sức. Các mẹ hãy lưu lại ngay nhé!
1. Vì sao nên nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy?
Sự xuất hiện của tiêu chảy cho thấy đường ruột của trẻ đang bị tổn thương. Lúc này, nếu mãi duy trì thói quen ăn uống thông thường, ăn các loại đồ cứng/khô thì có thể khiến niêm mạc ruột bị ảnh hưởng nhiều hơn, dẫn đến đau bụng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Vì vậy, lời khuyên cho bố mẹ là hãy nấu cháo cho con ăn trong suốt thời gian trẻ bị tiêu chảy. Ngoài dễ nuốt, dễ tiêu hóa và giảm kích thích cho đường ruột, các món cháo còn bổ sung chất lỏng, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Cùng với đó, cháo có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác để tăng cường dinh dưỡng và điện giải, tránh nguy cơ suy kiệt, cũng như giúp trẻ sớm hồi phục hơn.
Ăn cháo giúp trẻ dễ tiêu hóa và còn bù nước, nhờ đó tránh tình trạng trẻ mất nước, kiệt sức do tiêu chảy.
2. Nấu cháo gì cho trẻ bị tiêu chảy? 5 gợi ý “vàng” dành cho mẹ
Nếu mẹ băn khoăn không biết bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì thì hãy tham khảo gợi ý về cách nấu 5 loại cháo bổ dưỡng, giúp con nhanh hồi sức sau đây:
2.1 Cách nấu cháo gừng cho bé bị tiêu chảy
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, khi con bị tiêu chảy, hãy nấu cháo gừng để khắc phục tình trạng này. Gừng có nhiều hoạt chất phytochemical, hỗ trợ giảm co thắt đường tiêu hóa dưới, giảm tần suất đi tiêu và làm dịu đau bụng do tiêu chảy.
Nguyên liệu:
- 50g gạo trắng.
- 20g gừng già.
- Muối.
- Nước lọc.
Cách nấu cháo gừng:
- Bước 1: Củ gừng rửa sạch, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Vo gạo, chắt ráo nước và cho vào nồi. Sau đó, đổ thêm 2 chén nước, nấu thành cháo trong 15 – 20 phút.
- Bước 3: Khi cháo đã chín, hãy cho gừng vào nồi, tiếp tục nấu đến khi gừng mềm ra.
- Bước 4: Múc cháo ra bát và cho bé dùng khi còn nóng.
Món cháo cho bé bị tiêu chảy mà các mẹ đang tìm kiếm chính là cháo gừng – giúp làm dịu đau bụng và giảm tần suất đi ngoài.
2.2 Trẻ đi ngoài nên ăn cháo gì? Cháo rau sam hồng xiêm bổ dưỡng
Rau sam chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa. Kết hợp với hồng xiêm cũng là vị thuốc hỗ trợ cải thiện tiêu chảy, giảm đi ngoài nhiều lần ở trẻ.
Nguyên liệu:
- 90g rau sam.
- 20g hồng xiêm non.
- 30g gạo tẻ.
Cách nấu cháo rau sam hồng xiêm:
- Bước 1: Rửa sạch rau sam và cắt nhỏ hồng xiêm.
- Bước 2: Cho cả hai nguyên liệu vào nồi, đổ thêm 250ml nước sôi. Sau đó, chắt lấy nước và bỏ bã.
- Bước 3: Lấy nước rau sam và hồng xiêm ninh với gạo tẻ cho thành cháo. Nêm nêm một ít gia vị để vừa ăn hơn.
- Bước 4: Cuối cùng, khi cháo chín, hãy cho ra bát và đút trẻ ăn mỗi ngày 2 lần để giảm tình trạng tiêu chảy.
Cháo rau sam hồng xiêm rất giàu dinh dưỡng, giúp trẻ được bù lại năng lượng đã mất do tiêu chảy.
2.3 Cháo chuối táo tốt cho tiêu hóa của con
Cháo chuối táo cũng là một trong các món cháo cho bé bị tiêu chảy phổ biến. Chuối và táo đều là thực phẩm thuộc chế độ ăn BRAT, chứa nhiều chất xơ pectin hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm rắn phân và hạn chế tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra, cháo chuối táo còn có vị ngọt tự nhiên, góp phần kích thích vị giác, cho trẻ ăn nhiều hơn để bù lại dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- ½ chén cơm đã nấu chín.
- 1 quả táo chín đã lột vỏ, cắt nhỏ.
- 1 quả chuối tiêu (chuối già) đã cắt lát nhỏ.
- Nước lọc.
Cách nấu cháo chuối táo:
- Bước 1: Hấp táo trong nồi áp suất. Sau đó, cho táo và chuối vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn.
- Bước 2: Cho cơm vào nồi và thêm vừa đủ nước để cháo khi nấu chín không bị quá loãng hoặc quá đặc.
- Bước 3: Tiếp tục cho hỗn hợp táo – chuối vào nồi, đảo nhẹ nhàng và đều tay theo một chiều.
- Bước 4: Đến khi hỗn hợp đồng nhất, hãy tắt bếp, múc ra chén và cho con ăn khi cháo còn ấm.
Cháo chuối táo vừa bổ dưỡng, vừa có vị ngọt, kích thích khẩu vị để trẻ ăn ngon miệng và nhiều hơn.
2.4 Cháo cho bé bị tiêu chảy: Cháo cà rốt thịt bằm
Cháo cà rốt thịt bằm rất giàu chất xơ, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Nhờ vậy, món ăn này vừa cung cấp năng lượng cho trẻ hồi sức, vừa làm dịu nhu động ruột và phục hồi niêm mạc ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Nguyên liệu:
- 40g gạo trắng.
- 50g thịt heo nạc.
- ½ củ cà rốt.
- Nước lọc.
Cách nấu cháo cà rốt thịt bằm
- Bước 1: Rửa sạch thịt heo, sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Cà rốt lột vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, luộc chín và xay nhuyễn.
- Bước 3: Vo gạo, tiếp theo cho vào nồi, đổ thêm 2 – 3 chén nước và nấu thành cháo trong 15 – 20 phút.
- Bước 4: Khi cháo đã chín, hãy cho cà rốt, thịt băm vào. Đảo đều đến khi tất cả nguyên liệu đồng nhất với nhau.
- Bước 5: Tắt bếp, múc ra chén và cho bé thưởng thức.
Trẻ đi ngoài nên ăn cháo cà rốt thịt bằm để cải thiện hoạt động tiêu hóa và phục hồi sức nhanh hơn.
2.5 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Hãy cho con ăn cháo khoai tây
Đáp án cuối cùng cho câu hỏi trẻ đi ngoài nên ăn cháo gì chính là món cháo khoai tây. Không chỉ có nhiều vitamin, khoai tây còn giàu carbohydrate, giúp trẻ dễ tiêu hóa, làm dịu tiêu chảy và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai tây nhỏ.
- 40g gạo trắng.
- 2 muỗng sữa mẹ.
- Nước lọc.
Cách nấu cháo khoai tây:
- Bước 1: Khoai tây lột vỏ, rửa sạch. Sau đó, hấp chín mềm, nghiền hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Vo gạo và cho vào nồi. Đổ thêm 2 – 3 chén nước, nấu trong 15 – 20 phút.
- Bước 3: Khi cháo chín, cho khoai tây vào nồi cháo, đảo đều tay theo một chiều ở lửa nhỏ trong 5 phút.
- Bước 4: Tiếp tục cho thêm 2 muỗng sữa mẹ để tăng vị ngọt cho cháo.
- Bước 5: Tắt bếp, múc ra chén cho bé thưởng thức.
Cháo khoai tây có nhiều carbohydrate, hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng tiêu chảy khó chịu ở trẻ.
3. Một số lưu ý khi nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy
Sau đây là lưu ý cần biết khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu cháo cho trẻ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch khi nấu cháo cho trẻ. Đặc biệt, cần tránh sử dụng thực phẩm làm sinh hơi và tiêu chảy nặng hơn như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, giá đỗ.
- Không nên nấu cháo quá loãng vì dễ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết trong thực phẩm.
- Hạn chế cho nhiều dầu ăn, gia vị vào trong cháo vì có thể gây chướng bụng hoặc làm trầm trọng tình trạng tiêu chảy.
- Đối với các món cháo có cà rốt, mỗi tuần mẹ chỉ nên cho con khoảng 2 lần để tránh nguy cơ vàng da.
Cùng với bổ sung các món cháo dinh dưỡng, phụ huynh cần phải cho trẻ uống nước, như là nước lọc, oresol pha loãng hoặc nước ép trái cây để bù lại điện giải, tránh tình trạng trẻ bị mất nước nặng. Thêm vào đó, ăn cháo có thể khiến trẻ nhanh đói nên mẹ hãy xen kẽ thêm các cữ bú sữa để cung cấp năng lượng, giúp con sớm khỏi bệnh hơn.
Sữa có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu mẹ không đủ sữa hoặc trẻ đang chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức). Hiện nay, nhiều phụ huynh đã và đang lựa chọn dòng sản phẩm như Friso Gold, làm người bạn đồng hành cùng con trong suốt hành trình khôn lớn vì công thức “thân thiện” với tiêu hóa, hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề tiêu hóa thường gặp.
Friso Gold chỉ qua Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) nên bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất. Nhờ cấu trúc đạm ít biến đổi nên trẻ uống Friso Gold đi ngoài dễ dàng, khuôn phân đẹp (không lỏng, lợn cợn như khi tiêu chảy) và hạn chế táo bón.
Cùng với đó, sữa Friso Gold bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho trẻ hấp thu nhanh, giảm nôn trớ do tiêu chảy, đầy bụng. Ở Friso Gold, công thức không thêm đường cho ra vị sữa nhạt tự nhiên, rất hợp khẩu vị và không kích thích tiêu hóa nên được nhiều trẻ yêu thích, thỏa sức uống ngon mà không lo sâu răng hay béo phì.
Friso Gold là dòng sản phẩm “thân thiện” với tiêu hóa của trẻ, nhờ có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, dễ hấp thu cùng với chất xơ GOS bảo vệ sức khỏe đường ruột.
4. Các câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ tham khảo để biết cách chăm sóc trẻ nhé.
1. Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn cháo bồ câu không?
2. Có nên cho trẻ tiêu chảy uống sữa không?
3. Cần tránh thực phẩm nào khi nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy?
Bài viết trên đây đã hướng dẫn 5 cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy. Sau khi nắm được các bước thực hiện, phụ huynh sẽ không còn băn khoăn bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì. Thêm vào đó, đừng quên cho con uống nước thường xuyên, đặc biệt là uống sữa để bù lại dinh dưỡng đầy đủ, giúp bé yêu mau chóng khỏi bệnh nhé!
Nguồn tham khảo
- Maren Epstein. 7 Soups to Eat When You Have Diarrhea. 26 04 2023. https://www.eatingworks.com/soups-to-eat-when-you-have-diarrhea/ (đã truy cập 07 12 2023).
- Healthy Children. Diarrhea in Children: What Parents Need to Know. 25 05 2021. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Diarrhea.aspx (đã truy cập 07 12 2023).
- Barbara Bolen, PhD. Gassy Fruits, Vegetables, Grains, and Other Foods. 21 11 2023. https://www.verywellhealth.com/most-gassy-foods-1944687 (đã truy cập 07 12 2023).