Trẻ mấy tháng biết nói? Nguyên tắc dạy trẻ tập nói cần biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Việc nắm rõ trẻ mấy tháng biết nói giúp bố mẹ tìm cách bổ trợ con tập nói thích hợp. Đồng thời qua đó có thể phát hiện sớm tình trạng trẻ chậm nói, để có giải pháp xử trí kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
1. Trẻ mấy tháng biết nói? Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dưới đây là những biến chuyển nổi bật trong khả năng ngôn ngữ theo mà bố mẹ cần biết:
1.1. Trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ bao nhiêu tháng biết nói? Ở cột mốc 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh chủ yếu học cách lắng nghe và quan sát trước. Vì thế nhìn chung, về phương diện ngôn ngữ của trẻ nhỏ chưa có quá nhiều khác biệt so với khi mới sinh.
Tuy nhiên, trẻ 3 tháng tuổi vẫn xuất hiện các biểu hiện diệu kỳ mà bố mẹ có thể nhận thấy như bắt đầu tạo ra những âm thanh rù rì và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày; thích lắng nghe giọng nói và theo dõi cử động môi của bố mẹ trong khi giao tiếp; biết phân biệt giọng nói cũng như thể hiện sự phấn khích khi nghe thấy tiếng chim hót, tiếng vỗ tay, bài hát…
Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ 3 tháng tuổi là biểu cảm khuôn mặt và một vài tiếng thì thầm.
>> Tham khảo: Sữa cho trẻ 3 tháng tuổi
1.2. Trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ tròn 6 tháng tuổi biết nói chưa? Chạm đến mốc 6 tháng, trẻ bắt đầu bập bẹ nói “ba-ba” hay “ma-ma”. Cùng với đó, trẻ còn khiến cho phụ huynh bất ngờ bởi con bắt đầu có các phản ứng mới mẻ như cười khúc khích, xoay người tìm kiếm, quơ tay qua lại… khi được gọi tên. Hoặc con có thể sử dụng âm thanh đặc trưng của bản thân, kết hợp nét mặt để bày tỏ cảm xúc buồn, vui, hạnh phúc, sợ hãi…
1.3. Trẻ 9 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 4, chắc hẳn nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ đã biết nói hay chưa. Đến cột mốc này, trẻ bắt đầu hiểu được một số từ cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt”, “không”, “có”… Bên cạnh đó, trẻ 9 tháng tuổi còn biết thay đổi tông giọng cho những tiếng rù rì của mình, tùy theo tình huống.
1.4. Trẻ 1 tuổi
Trước câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói, đa số phụ huynh nhận thấy trẻ 12 tháng tuổi có thể nói được một số từ đơn thông dụng như “ba” hay “mẹ” và hiểu ý nghĩa của các từ này. Sang tuần tiếp theo, trẻ có khả năng phát âm rõ ràng và hiểu nghĩa những từ đơn bố mẹ thường xuyên nói như đứng, ngồi, nằm, đợi…
1.5. Trẻ 2 tuổi
Tròn 2 tuổi, bố mẹ chắc hẳn đã biết rõ câu trả lời cho vấn đề trẻ mấy tháng tuổi biết nói. Bởi trẻ 18 tháng sẽ nói được ít nhất 10 từ, hoặc nói thành thạo cụm từ quen thuộc như “cảm ơn” hay “xin lỗi”. Đồng thời, trẻ còn biết sắp xếp các từ đơn lại với nhau để diễn đạt suy nghĩ của mình, nếu được tập nói đúng chuẩn khoa học.
Trẻ 2 tuổi rất thích giao tiếp với mọi người xung quanh bằng từ ngữ.
Bên cạnh hương vị thơm ngon, sữa cho bé 2 tuổi còn cần bổ sung năng lượng và đa dạng dưỡng chất để con phát triển tốt trong giai đoạn này. Vậy bé 2 tuổi nên uống sữa gì mới tốt? Hãy cùng Sữa Nào Tốt khám phá TOP 15…
1.6. Trẻ 3 tuổi
Vậy, trẻ mấy tháng biết nói rành? Đến năm thứ 3, trẻ có vốn từ vựng phong phú và bắt đầu biết nói cụm từ dài hơn trước. Thêm vào đó, trẻ 3 tuổi cũng có thể giải thích nghĩa của từ chỉ cảm xúc như buồn, vui, hạnh phúc…
Bước vào giai đoạn 3 tuổi, trẻ em cần rất nhiều năng lượng để phát triển thể chất và trí tuệ, cũng như đủ sức để khám phá những điều thú vị từ thế giới xung quanh. Lúc này, ngoài xây dựng chế độ ăn uống đa dạng nhóm thực…
2. Những nguyên tắc cơ bản khi tập nói cho trẻ
Có thể thấy, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu dạy trẻ tập nói là từ 3 tháng tuổi trở đi. Đây là lúc con dễ bị thu hút bởi các âm thanh mới mẻ xung quanh và bắt đầu biết nhận diện sự khác biệt. Vì vậy, phụ huynh nên dạy con học nói theo 4 nguyên tắc cơ bản sau đây:
2.1. Khuyến khích trẻ cố gắng giao tiếp
Có rất nhiều phương pháp khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm của mình, dù bằng từ ngữ hay biểu cảm, như cùng nhau thảo luận về một câu chuyện thường ngày, chơi trò chơi đố chữ, gọi tên đồ vật, đặt câu hỏi lựa chọn A hoặc B, hay hát, đọc truyện cho trẻ…
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng hãy chủ động chỉnh sửa phát âm chính xác cho trẻ. Bằng cách cổ vũ trẻ đọc lại theo sau bố mẹ và tránh cho trẻ dùng cử chỉ để giao tiếp, hoặc sử dụng thiết bị công nghệ quá mức sẽ làm gián đoạn quá trình học nói.
2.2. Kiên nhẫn với trẻ
Ở giai đoạn tập nói, trẻ cần rất nhiều thời gian để tiếp nhận âm thanh, ghi nhớ, bắt chước và phát âm. Vì vậy, phụ huynh đừng quá nóng vội, hãy kiên trì và dành thêm thời gian cùng con chơi các trò chơi phát triển trí não lẫn ngôn ngữ như đoán tên con vật dựa vào âm thanh, đếm số, gọi tên bộ phận cơ thể…
Yếu tố tâm lý quyết định phần lớn thời điểm trẻ mấy tháng biết nói, thế nên bố mẹ cần tạo không khí học nói vui vẻ, thoải mái.
2.3. Nói chuyện thường xuyên với trẻ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ thì não bộ phát triển mạnh mẽ hơn hẳn. Lý do là hành động giao tiếp và thể hiện thái độ của bố mẹ có khả năng kích thích hệ thần kinh hoạt động và tạo phản xạ ngôn ngữ vượt trội cho trẻ. Qua đó, con dễ dàng tích lũy vốn từ dồi dào và học cách nói câu tròn vành rõ chữ.
2.4. Lặp lại những gì trẻ nói
Sao chép lại những gì con nói không chỉ là một cách thúc đẩy con nói nhiều hơn, mà còn tạo nền tảng dạy con nói chuyện trọn câu dễ dàng hơn sau này. Hãy áp dụng nguyên tắc này khi con khoảng 3 – 4 tháng tuổi – thời điểm mà các tiếng bập bẹ “bababa” hay “mamama” xuất hiện thường xuyên hơn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ học nói của trẻ nhỏ, trong đó sự hỗ trợ của bố mẹ là “chất xúc tác” quan trọng nhất để con mau biết nói. Vậy, áp dụng cách dạy bé tập nói nào mới hiệu quả? Cùng tìm hiểu…
3. Nếu bé chậm nói, bố mẹ cần làm gì?
Chậm nói là tình trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường, xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản là tâm lý (như trải qua biến cố, tai nạn nghiêm trọng…) và bệnh lý (như bệnh liên quan đến tai – mũi – họng hay hệ thần kinh). Theo đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân trẻ chậm nói và tìm cách xử trí nhanh chóng:
- Trẻ 2 tháng tuổi không có phản ứng khi bố mẹ đùa giỡn với mình.
- Trẻ không phản ứng lại với âm thanh to, giọng nói… khi trẻ tròn 6 – 8 tháng tuổi.
- Trẻ không biết tự cười dù đã 6 tháng tuổi.
- Chưa nói được từ đơn quen thuộc khi 2 tuổi.
- Không thể nói được những câu đơn giản khi 3 tuổi.
Nếu trẻ chậm nói đơn thuần từ nguyên nhân tâm lý, bố mẹ có thể đẩy nhanh quá trình học nói của trẻ bằng cách:
- Nói chuyện với con nhiều hơn mỗi ngày.
- Tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với mọi người.
- Luôn đồng hành cùng con trong việc học nói.
- Không thúc ép con tập nói nếu con không muốn.
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian trò chuyện và vui đùa cùng con, nhằm gắn kết tình cảm gia đình và bổ trợ con tập nói hiệu quả.
Qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã biết được câu trả lời chuẩn xác nhất cho vấn đề trẻ mấy tháng biết nói. Tốt nhất, song song hướng dẫn trẻ qua các bài thực hành tập nói, bố mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Qua đó, giúp con phát huy hết tiềm năng não bộ, cải thiện tâm trạng và hành vi.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh có nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
- Phospholipids hỗ trợ dẫn truyền Omega-3, Omega-6 và tăng hấp thu DHA, AA cho não bộ, từ đó giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ, học hỏi và nhận thức; Sn-2 Palmitate tạo điều kiện tiêu hóa – hấp thu dưỡng chất nhanh chóng và tối ưu.
- Chất béo tự nhiên MCFA/SCFA kích thích lợi khuẩn phát triển, tạo môi trường cân bằng bên trong để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ
- HMO và Alpha – lactalbumin tự nhiên vào trong công thức, nhằm giúp trẻ tăng cường miễn dịch tối ưu và phát triển khỏe mạnh toàn diện.