Trẻ mấy tháng biết lật? Dấu hiệu nhận biết và cách hỗ trợ
Tác giả: Trần Thục
Với mọi bố mẹ, đặc biệt những người làm phụ huynh lần đầu thì việc chứng kiến trẻ biết lật là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ. Vậy trẻ mấy tháng biết lật và các dấu hiệu nào để nhận biết? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin, đồng thời chia sẻ cho bố mẹ cách hỗ trợ trẻ lật thành thạo để tạo nền tảng vững chắc cho cột mốc vận động tiếp theo như trườn, bò, đi… Cùng tìm hiểu nhé!
1. [Giải đáp] Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật?
Thắc mắc trẻ mấy tháng tuổi biết lật là câu hỏi nhiều bố mẹ băn khoăn. Thông thường, trẻ tròn 3 tháng sẽ có dấu hiệu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp nhưng chưa thể tự mình lật ngược trở lại. Đến cột mốc 5 – 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có khả năng lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và trở mình ngược lại một cách thành thạo.
Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi biết lật? Trẻ sẽ lật sấp thành công lúc 3 tháng tuổi và lật sấp ngửa nhẹ nhàng vào tháng thứ 5.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chuẩn bị biết lật
Có rất nhiều yếu tố quyết định việc trẻ mấy tháng biết lật như cân nặng, chiều cao, thể trạng, sở thích… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là sự hỗ trợ từ phía bố mẹ. Vì vậy, mọi phụ huynh cần nắm bắt các dấu hiệu nhận biết rõ ràng dưới đây nhằm giúp con tập lật hiệu quả hơn:
- Trẻ tự nhấc đầu dậy và biết chống tay để đỡ đầu – ngực khi đang nằm sấp.
- Thường xuyên đưa hai chân lên cao trong lúc đang nằm ngửa.
- Hai chân không ngừng đong đưa qua lại.
- Có khả năng tự nâng đầu và vai tốt hơn.
- Có xu hướng thích nằm nghiêng một bên.
- Xuất hiện hành động quơ tay khi thấy đồ vật ở gần.
3. Bật mí cách giúp đỡ con biết lật nhanh chóng và thành thạo
Tập lật vừa là một hoạt động giúp trẻ tăng tính tự lập, vừa bổ trợ sức mạnh cho việc học trườn, bò, ngồi về sau. Vì thế, bố mẹ cần cố gắng giúp đỡ con vượt qua giai đoạn quan trọng dễ dàng hơn bằng cách:
3.1. Thường xuyên cho con tập nằm sấp
Tập nằm sấp không chỉ giúp bé yêu phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và cơ xương sống, tạo nền tảng lật, trườn, bò… vững chắc, mà còn tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn, kéo theo sự phát triển vượt trội của thị giác. Hơn thế nữa, nằm sấp đúng cách còn cải thiện hoạt động nhu động ruột để trẻ ăn ngon, ngủ ngon và giảm thiểu tình trạng nôn trớ.
Một lưu ý cần thiết cho các mẹ khi tập nằm sấp đó là không nên luyện tập quá 20 phút/ngày và không hơn 2 – 3 phút/lần. Lý do là cơ thể trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ khỏe nên nếu học lật liên tục trong nhiều giờ, trẻ rất dễ mệt mỏi, khó thở, kéo theo tình trạng ngủ li bì và bỏ bú rất nguy hiểm.
Tập nằm sấp đúng cách, đúng thời điểm giúp con biết lật nhanh hơn.
3.2. Khuyến khích con tập lật qua trò chơi
Mẹ có thể sử dụng một vài món đồ chơi con yêu thích, giúp con học lật nhanh chóng. Mẹ chỉ cần đặt món đồ chơi ra xa vị trí con nằm một chút nhằm kích thích hình thành ý thức phải lăn lại gần để nắm lấy món đồ chơi. Hoặc mẹ nằm cách trẻ một khoảng vừa phải, buộc con phải vươn người qua lại để ôm lấy mẹ.
3.3. Massage toàn thân cho trẻ
Massage toàn thân có vô vàn lợi ích tuyệt vời cho trẻ như kích thích lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng, tạo điều kiện thích nghi với những vận động, cải thiện chất lượng giấc ngủ… Qua đó, trẻ có điều kiện phục hồi năng lượng và phát triển tối ưu.
3.4. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu cơ thể thiếu chất, nhất là khoáng chất Canxi và vitamin D thì hệ xương khớp và cơ của trẻ không đủ sức mạnh để nâng cỡ toàn bộ cơ thể trong quá trình lật, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng bình thường của con.
Do đó, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và bổ sung thực phẩm giàu Canxi như trứng, cá, sữa, các loại đậu… trong bữa ăn hàng ngày để “nạp” năng lượng và xương khớp thêm phần cứng cáp cho con tập lật. Bên cạnh đó, mẹ hãy nói “không” với các thực phẩm chiên rán nhiều dầu, chất kích thích (như trà, cà phê…) hay đồ có cồn (như bia, rượu…) giúp dòng sữa mẹ thơm ngon, nhằm hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu ở trẻ, làm gián đoạn quá trình học lật.
Còn với trẻ dùng thêm sữa ngoài, các mẹ cân nhắc dùng thêm sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phải lựa chọn kỹ càng, ưu tiên sữa công thức gần giống sữa mẹ, đạm sữa dễ tiêu để chiếc bụng non yếu của trẻ sơ sinh dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Đồng thời, không quên bổ sung Canxi và Vitamin D cho hệ xương khớp khỏe mạnh và cứng chắc hơn.
Canxi là một khoáng chất cần thiết mẹ cần bổ sung trong giai đoạn con học lật.
Sữa công thức chứa hai dưỡng chất quan trọng với tỷ lệ cân đối, góp phần phát triển khung xương chắc khỏe hơn là Canxi và Vitamin D. Sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides bảo vệ sức khỏe đường ruột, trang bị một chiếc bụng khỏe cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, sữa công thức còn bao gồm dưỡng chất quý giá HMO giàu kháng thể, bảo vệ con trước vi khuẩn có hại từ môi trường. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ PureGOS trong sữa sẽ duy trì hệ vi sinh cân bằng, kích thích hệ thống miễn dịch đường ruột và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. |
Nhiều mẹ lo ngại sữa là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân của trẻ. Tuy nhiên, trong sữa vốn chứa nhiều dưỡng chất góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ có thể chọn các dòng sữa loại sữa dành cho…
4. Một số lưu ý quan trọng khác khi trẻ tập lật
Nhằm giúp trẻ sơ sinh tập lật tốt hơn, ngoài việc biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật, bố mẹ đừng quên một số lưu ý cần thiết dưới đây:
- Hạn chế đặt nhiều đồ đạc xung quanh khu vực con ngủ như đệm lót, chăn, gối… để tạo không gian an toàn tối đa.
- Tuyệt đối không để con nằm một mình trên giường, ghế sofa hoặc những nơi cao vì con có thể lật và té ngã bất kỳ lúc nào.
- Không nên tập lật trên một mặt phẳng quá cứng hay quá mềm.
- Tránh tập lật cho trẻ khi vừa ăn no hoặc bú no xong vì nằm sấp gây chèn ép phần bụng, khiến trẻ dễ nôn trớ.
- Nếu chạm mốc 6 tháng tuổi, trẻ chưa thể lật thì mẹ hãy cân nhắc đưa con đi gặp bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết câu hỏi trẻ mấy tháng biết lật của bố mẹ. Qua đó, giúp bố mẹ biết dấu hiệu con sắp sửa biết lật và có cách bổ trợ con tốt nhất.