Mẹ bầu ăn hồng được không? Lưu ý ăn đúng tốt cho mẹ và con

Tác giả: Huỳnh Uyên

Mẹ bầu ăn hồng được không? Đó là câu hỏi mà nhiều mẹ mang thai lần đầu thắc mắc. Dù cho hồng là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, nhưng mẹ cần phải biết cách ăn đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

bầu ăn hồng được không

1. Lợi ích quý giá từ quả hồng với sức khỏe mẹ bầu

Trước khi giải đáp câu hỏi bà bầu ăn hồng được hay không, cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu quả hồng có tác dụng gì với bà bầu nhé!

Quả hồng được nhiều mẹ yêu thích không chỉ vì màu sắc tươi sáng, bắt mắt hay hương vị thơm ngon, ngọt ngào mà còn nằm ở giá trị dinh dưỡng quý giá. Cụ thể trong 100g hồng chứa:

  • Chất béo: 0.19 g.
  • Cacbohidrat: 18.59 g.
  • Chất xơ: 3.6 g.
  • Chất đạm: 0.58 g.
  • Vitamin C: 7.5 g.
  • Canxi: 8 mg.
  • Folate: 8 mg.

có bầu ăn hồng giòn được không

Quả hồng là một loại trái cây chứa nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe.

Với những dưỡng chất tuyệt vời kể trên, quả hồng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và em bé như:

  • Thúc đẩy sự phát triển thai nhi: Hàm lượng Mangan trong quả hồng chín khá cao giúp hoàn thiện hệ thần kinh để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, còn chứa nhiều Canxi và Axit Folic, hỗ trợ quá trình hình thành xương – răng của em bé từ trong bụng mẹ và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Điều hòa huyết áp: Quả hồng rất dồi dào Kali, có tác dụng cân bằng huyết áp và giảm bớt căng thẳng cho mẹ bầu những tháng đầu mang thai.
  • Ngăn ngừa đầy bụng, táo bón: Chất xơ tự nhiên và Pectin trong quả hồng có khả năng kiểm soát cảm giác thèm ăn, giữ lượng đường trong máu ổn định và cải thiện hoạt động nhu động ruột. Qua đó, mẹ bầu ăn uống ngon miệng, không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Khoáng chất sắt có trong quả hồng tạo điều kiện sản sinh huyết sắc tố hemoglobin, từ đó hạn chế tình trạng choáng váng, mệt mỏi cho mẹ trong tháng đầu thai kỳ.
  • Hỗ trợ chống oxy mạnh mẽ: Hồng còn chứa 2 thành phần Catechin và Polyphenol, sở hữu đặc tính kháng viêm và chống nhiễm trùng hiệu quả. Từ đó, tăng cường sức đề kháng cho mẹ trước vi khuẩn gây hại.
  • Phòng tránh bệnh tật và tăng cường miễn dịch: Quả hồng cũng có hàm lượng Vitamin A, Vitamin C, Sắt và Kẽm dồi dào. Nhờ vậy, mẹ và bé đều được hỗ trợ cải thiện thị lực, tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như bổ sung kháng thể để hạn chế ốm vặt.

Sau khi đã biết được những lợi ích vượt trội từ quả hồng mang lại, rất nhiều mẹ đều vô cùng thắc mắc liệu phụ nữ mang thai ăn hồng có được không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất? Hãy đọc tiếp phần sau đây để tìm được đáp án.

2. Vậy mẹ bầu ăn hồng được không?

Câu trả lời là CÓ, mẹ bầu sức khỏe bình thường ăn được khoảng 200g hồng chín/ngày. Tuy nhiên, phát huy và tận hưởng tối đa những ích lợi hữu hiệu từ loại trái cây quý giá này, mẹ cần phải biết cách ăn đúng. Nếu ăn quá nhiều hay ăn sai cách có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, tắc nghẽn tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn…

bầu 3 tháng đầu ăn hồng giòn được không

Phụ nữ mang thai có thể ăn khoảng 200g hồng chín/ngày.

3. Cách ăn hồng đúng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần nắm để ăn hồng đúng cách:

3.1. Không ăn hồng lúc đói

Nguyên do là quả hồng chứa hai chất Tanin và Pectin. Nếu nạp hai chất này vào dạ dày trong lúc đói, dưới tác dụng của axit, dịch ruột bắt đầu kết tủa thành viên, làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây ra những cơn đau bụng dữ dội, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn…

3.2. Không nên ăn vỏ hồng

Như đã đề cập ở trên, Tanin là một chất nguy hiểm với hệ tiêu hóa. Cùng với đó, phần lớn Tanin đều nằm ở phần vỏ. Cho nên, trước khi ăn hồng, mẹ mang thai cần phải gọt sạch phần vỏ để loại bỏ hết phần mủ sót lại.

ăn hồng xiêm có tốt cho bà bầu không

Gọt sạch vỏ hồng chín trước khi ăn là cách ăn hồng tốt nhất.

3.3. Tránh ăn hồng xanh

Nếu ăn hồng chưa chín tới, mẹ mang thai thường cảm thấy chát và rát miệng. Thêm nữa, thành phần Tanin và Pectin của hồng xanh cao hơn hẳn hồng chín, làm ảnh hưởng đến hoạt động nhu động ruột, dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, thậm chí là tắc ruột.

3.5. Không nên ăn quá nhiều hồng một lúc

Ăn nhiều hồng cùng lúc dễ dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, buồn nôn… Bởi lúc này, mẹ đang nạp vào cơ thể một lượng lớn tanin và chất xơ khó tiêu đấy!

3.6. Không được ăn hồng sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu Sắt

Tanin cũng là một chất tác động xấu đến quá trình hấp thụ Sắt của cơ thể. Lý do là Tanin gặp Sắt sẽ tạo ra kết tủa khó đào thải. Vì lẽ đó, nếu vừa ăn thực phẩm giàu Sắt hay sử dụng viên uống bổ sung Sắt xong, mẹ bầu không nên ăn quả hồng ngay sau đó.

3.4. Không ăn hồng cùng thịt ngỗng hay khoai lang

Thịt ngỗng là thực phẩm giàu Protein. Khi ăn cùng với hồng giàu Tanin sẽ tạo thành Protein Acid Tannic tích tụ trong dạ dày, khiến cho mẹ bầu đau bụng và sốt cao. Đồng thời, khoai lang còn là một thực phẩm giàu tinh bột, làm cho dịch vị axit trong dạ dày tiết ra mạnh mẽ, từ đó tạo thành kết tủa khi gặp Tanic của quả hồng, gây khó tiêu hóa và nôn mửa.

có bầu ăn hồng được không

Ăn hồng và khoai lang khiến cho mẹ bầu bị khó tiêu, chướng bụng và buồn nôn do tích tụ tanin.

3.7. Bà bầu tiểu đường hay chức năng tiêu hóa kém hạn chế ăn hồng

Quả hồng có chỉ số đường huyết lên đến 70. Thế nên, mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn hồng. Bên cạnh đó, nếu đang có vấn đề về tiêu hóa (như dạ dày kém, viêm dạ dày…), mẹ càng không nên ăn hồng vì hệ tiêu hóa lúc này không đủ sức chuyển hóa các dưỡng chất.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Đái tháo đường thai kỳ ( hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ ) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không những ảnh hưởng sức khỏe mẹ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy,…

4. Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một vài thắc mắc khác liên quan đến việc mẹ bầu ăn hồng được không:

1. Chọn hồng cho mẹ bầu như thế nào ăn ngon mà an toàn?

Một số mẹo chọn hồng cho mẹ tham khảo như chọn quả chín mềm, mùi thơm, vỏ trơn nhẵn bóng, ưu tiên vỏ màu đỏ hoặc cam đậm và bên ngoài còn lớp sáp. Thêm nữa, nên chọn loại hồng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. Bầu có nên ăn hồng ngâm không?

Bản thân quả hồng đã chứa rất nhiều đường. Nếu mẹ bầu tiêu thụ hồng ngâm, lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, gây ra tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên lựa chọn hồng tươi và chế biến đúng cách.

3. Có bầu ăn hồng giòn được không?

Mẹ mang thai có thể ăn được hồng giòn, nhưng chỉ ăn một lượng ít và không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó, nên chọn mua tại nơi cung cấp uy tín, không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích, liên quan đến thắc mắc mẹ bầu ăn hồng có được không. Nhìn chung, quả hồng là một loại trái cây giàu dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên phải ăn đúng lượng và đúng cách để cơ thể có điều kiện hấp thu tốt nhất.

Không những vậy, để thai nhi phát triển tối ưu, mẹ bầu cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh (ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tập thể dục thể thao đều đặn…) và xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, không thể bỏ qua 2 ly sữa bầu/ngày cho các bữa phụ, giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu không chỉ tốt cho sự phát triển của con ngay trong bụng mẹ, mà còn cải thiện tâm trạng và giữ gìn vóc dáng của mẹ.

Hiện nay, sữa bầu Frisomum Gold là sản phẩm được nhiều mẹ bầu tin chọn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi trong hành trình mang thai. Theo đó, Frisomum Gold chứa hệ dưỡng chất tối ưu, giúp xây dựng nền tảng tăng trưởng vững vàng cho thai nhi, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, Choline… Đồng thời, khoáng chất Magie & vitamin nhóm B trong Frisomum Gold cũng tiếp thêm năng lượng dồi dào cho mẹ. Từ đó, giúp mẹ giảm mệt mỏi, căng thẳng, cũng như cải thiện hoạt động tiêu hóa và ngừa táo bón.

Không chỉ vậy, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25), giúp mẹ không còn lo lắng tiểu đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát. Đồng thời, sữa còn có hương vị thanh nhạt tự nhiên, rất thơm ngon, có tác dụng làm giảm cảm giác ốm nghén hay chán ăn cho mẹ những tháng đầu thai kỳ.

bầu 3 tháng đầu ăn hồng xiêm được không

Để hành trình mang thai thoải mái và nhẹ nhàng hơn, hãy lựa chọn “người bạn đồng hành” Frisomum Gold từ sớm mẹ nhé!

MUA SẢN PHẨM TẠI
Xem thêm