Trẻ hay ốm vặt: Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ cần biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Tình trạng trẻ hay ốm vặt, chán ăn, tiêu hóa kém trong những năm tháng đầu đời là điều khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng và trăn trở. Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ bị ốm vặt qua bài viết dưới đây để ba mẹ yên tâm hơn nhé!
1. Nguyên nhân nào làm cho trẻ hay ốm vặt?
Trẻ hay ốm vặt có thể bắt nguồn từ những lý do như:
1.1. Hệ miễn dịch kém
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn khá non yếu và chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt là ở giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi, khi hệ miễn dịch thụ động được hấp thụ từ trong bụng mẹ đang dần biến mất sau 5 tháng chào đời. Vì vậy, cơ thể bé thiếu đi cơ chế tự bảo vệ và phòng ngự trước các tác nhân gây bệnh nên dễ bị ốm vặt.
Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ hay ốm vặt.
1.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học (chẳng hạn như không đủ 4 nhóm chất, ít ăn rau, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn,…) có thể khiến cơ thể trẻ không hấp thu đủ vi chất, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, suy giảm sức đề kháng và dễ bị ốm đau.
1.3. Chế độ vận động chưa hợp lý
Ít vận động cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt. Theo WHO, khoảng 80% trẻ em mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, sức khỏe giảm sút và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác là do lười vận động. Bởi nhiều mẹ sợ con té ngã, dính bụi bẩn nên bao bọc con quá mức, không cho con vận động, vui chơi thỏa thích. Dần dần, trẻ bị suy giảm sức đề kháng, mất đi khả năng chống chọi và phòng vệ trước các yếu tố gây hại từ môi trường.
Nhiều mẹ lo ngại sữa là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân của trẻ. Tuy nhiên, trong sữa vốn chứa nhiều dưỡng chất góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ có thể chọn các dòng sữa loại sữa dành cho…
1.4. Hệ tiêu hóa không tốt
Hệ tiêu hóa kém ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và khiến cho cơ thể trẻ không hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Điều này khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức đề kháng và mắc các bệnh vặt.
>> Tham khảo: 8 sữa dành cho trẻ tiêu hóa kém
1.5. Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng cytokine (tế bào bạch cầu chống lại các tác nhân gây bệnh) và suy giảm chức năng tế bào miễn dịch neutrophil, từ đó khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Theo Tiến sĩ nhi khoa Howard Bauchner thuộc đại học Y khoa Boston (Mỹ), nếu trẻ em dùng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh đường hô hấp bởi hệ miễn dịch non yếu của trẻ khó có khả năng tự phục hồi sau quá trình bị ức chế.
1.6. Trẻ hay ốm vặt do vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
Dù nên cho bé thoải mái hoạt động, không ngại lấm bẩn để hệ miễn dịch của con được cải thiện nhưng sau khi chơi đùa, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ có thói quen cầm nắm đồ ăn hoặc mút tay, đây cũng là một thói quen xấu mẹ nên điều chỉnh cho con càng sớm càng tốt. Bởi nếu bàn tay bé chưa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, tay chân miệng, tiêu chảy, bệnh cúm,…
Bàn tay không được rửa sạch sẽ sau khi chơi đùa lấm bẩn cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy yếu hơn bình thường. Do đó, nhiều mẹ khá băn khoăn liệu có nên cho trẻ uống sữa và lựa chọn loại sữa nào phù hợp? Trong bài viết sau đây, SỮA NÀO TỐT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này,…
2. Tiết lộ 2 giai đoạn trẻ hay ốm vặt, mẹ biết chưa?
Có 2 giai đoạn trẻ hay ốm vặt mà mẹ nên lưu ý:
2.1. Giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi
Đây là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” do hệ miễn dịch tích trữ khi ở trong bụng mẹ đã dần biến mất, trong khi cơ chế miễn dịch chủ động chưa phát triển. Do đó, trẻ cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
>> Tìm hiểu: Bé 7 tháng biết làm gì?
2.2. Giai đoạn 3 đến 6 tuổi
Đây là giai đoạn cơ thể trẻ có khả năng giao thoa giữa hệ miễn dịch thụ động (hệ miễn dịch bé nhận từ mẹ thông qua nhau thai) và hệ miễn dịch chủ động (do cơ thể trẻ tự sản sinh), tuy nhiên hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn khá yếu. Hơn nữa, 3 – 6 tuổi cũng là thời điểm bé bắt đầu đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều người và các không gian khác nhau nên dễ bị lây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi là lúc cơ thể trẻ bắt đầu tự hình thành kháng thể, nhưng hệ miễn dịch vẫn còn non yếu nên dễ bị ốm vặt.
3. Mẹ nên làm gì để tăng cường đề kháng cho trẻ hay ốm vặt?
Để tăng cường đề kháng cho trẻ hay ốm vặt, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:
3.1. Cung cấp chế độ ăn uống giàu dưỡng chất
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ ốm vặt mà còn hỗ trợ phát triển tối ưu cả thể chất lẫn trí não.
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt chất, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bé. Còn với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho bé hấp thu đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chất béo (dầu, mỡ cá), tinh bột (gạo, ngũ cốc, khoai lang), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây) để cơ thể con phát triển tốt. Đồng thời hạn chế nước có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…
3.2. Duy trì lối sống khoa học
Mẹ nên duy trì và tập cho bé lối sống khoa học, dậy sớm, ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Bởi sau một ngày dài vận động, một giấc ngủ đủ 10 tiếng sẽ giúp cơ thể bé nhanh chóng phục hồi, tái tạo năng lượng và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách vệ sinh sạch sẽ, không cầm nắm thức ăn bằng tay bẩn hoặc đưa tay vào miệng để hạn chế vi khuẩn tấn công. Đồng thời, trẻ cũng nên được vận động đều đặn với các môn thể thao phù hợp lứa tuổi. Điều này giúp máu lưu thông tốt, thúc đẩy đào thải độc tố, cải thiện chức năng vận động, từ đó các tế bào bạch cầu được hoạt động tốt, tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
3.3. Cho trẻ uống sữa công thức tăng cường hệ miễn dịch
Trẻ nhỏ luôn cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tạo nền tảng cho sự phát triển vững vàng. Vậy nên ngoài việc có chế độ ăn uống khoa học, mẹ cũng cần cho trẻ uống sữa công thức chứa những dưỡng chất thiết yếu, giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch và phát triển toàn diện.
Friso Prestige là sản phẩm sữa cao cấp sở hữu công thức đầu tiên và duy nhất với lớp sữa vàng tinh túy chắt chiu được 4,6g từ 100g sữa tươi. Vì thế mà được rất nhiều mẹ Việt tin tưởng chọn đồng hành cùng con yêu trong giai đoạn phát triển đầu đời.
Với cơ chế bảo vệ 3 lớp chắn, Friso Prestige mang đến cho trẻ hệ miễn dịch vững vàng, loại bỏ và ngăn ngừa các hại khuẩn tấn công vào đường ruột non nớt của con.
- Dưỡng chất HMO có khả năng hạn chế sự bám dính của các vi khuẩn, virus ở trên bề mặt lớp niêm mạc ruột.
- Hai chuỗi axit béo SCFA/MCFA kích thích niêm mạc ruột non tăng sinh lợi khuẩn để chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn và ức chế các hoạt động của chúng.
- Alpha-lactalbumin có khả năng tiết ra hóa chất để tiêu diệt các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Chình vì vậy mà Friso Prestige có thể giúp trẻ trang bị sức khỏe thật tốt, hệ miễn dịch vững chắc để con thoải mái vui chơi, khám phá thế giới muôn màu và có một khởi đầu hoàn hảo trong hành trình lớn khôn phía trước.
Với Friso Prestige, ba mẹ có thể yên tâm cho con yêu vui đùa thoải mái, hạn chế ốm vặt nhờ những dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển miễn dịch vượt trội.
3.4. Tiêm phòng đầy đủ theo chỉ dẫn bác sĩ
Trẻ em, đặc biệt là giai đoạn dưới 3 tuổi cần được tiêm phòng vaccine phòng ngừa các bệnh như viêm gan B, bệnh lao, uốn ván, sởi, thủy đậu, bạch hầu,…Bởi việc tiêm vaccine sẽ sinh ra kháng thể giúp trẻ chống chọi được với các hại khuẩn và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm sau này.
3.5. Không lạm dụng kháng sinh
Như đã đề cập, thuốc kháng sinh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ tránh lạm dụng uống kháng sinh và chỉ cho trẻ uống khi có chỉ định từ bác sĩ.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ hay ốm vặt. Hy vọng mỗi bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con đúng cách, đồng thời lựa chọn thực phẩm, sữa công thức phù hợp để con yêu phát triển khỏe mạnh.
Tim hiểu thêm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì?