Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì: Nguyên nhân và giải pháp

Tác giả: Huỳnh Uyên

Nhiều bố mẹ hết sức đau đầu vì không biết trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì mới tốt. Bởi mặc dù trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa bị rối loạn nên không thể hấp thụ dưỡng chất tối đa, dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Ngay bây giờ, cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu

Theo thông tin từ Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam, gần 50% trẻ không tăng cân đều có liên quan đến tình trạng kém hấp thu. Đặc biệt, trẻ bắt đầu ăn dặm đối mặt với nguy cơ kém hấp thu cao nhất. Chính vì lẽ đó, phụ huynh cần phát hiện dấu hiệu trẻ kém hấp thu từ sớm để nhanh chóng xử lý vấn đề này. Theo đó, một số dấu hiệu rõ ràng khi trẻ kém hấp thu chính là:

  • Trẻ sơ sinh đi phân lỏng, mùi tanh. 
  • Trẻ nhỏ đi phân có váng mỡ nổi trên mặt nước. 
  • Khuôn mặt xanh xao, cơ thể mệt mỏi. 
  • Chậm tăng cân, tăng chiều cao. 
  • Thường xuyên sôi bụng, chướng bụng
  • Chán ăn. 
  • Quấy khóc bất thường.
Đánh giá TOP 10 bột ăn dặm tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi

Đến cột mốc 6 tháng tuổi, thiên thần nhỏ của mẹ đã bắt đầu tập ăn dặm. Vậy đâu là loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức nuôi con khỏe…

2. Đâu là nguyên nhân làm cho trẻ kém hấp thu? 

Trước khi có lời giải đáp cho câu hỏi trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra hội chứng này: 

2.1. Hệ tiêu hóa non nớt, chưa hoàn thiện

Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và yếu ớt. Cùng với đó, khả năng miễn dịch cũng chưa cao nên dễ mắc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, trong đó có hấp thu dinh dưỡng kém.

2.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối

Trong giai đoạn tập ăn dặm, nếu mẹ chưa biết cách cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản (bao gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) ở mỗi bữa ăn thì có thể gây ra mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.

Song song đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) hoặc tập ăn cùng lúc nhiều món lạ bụng, trẻ cũng sẽ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa và khó hấp thu hiệu quả.

trẻ kém hấp thu nên bổ sung chất gì

Tình trạng hấp thu dưỡng chất kém ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ tập ăn dặm, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa cân đối. 

2.3. Loạn khuẩn ruột

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng có thể do bệnh lý loạn khuẩn ruột. Theo đó, loạn khuẩn ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bắt nguồn từ sức đề kháng non yếu của lợi khuẩn bên trong cơ thể. Bệnh lý này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, giảm đề kháng.

12 loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng tốt nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng đang được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên làm thế nào để chọn mua được loại sữa phù hợp cho bé nhà mình thì không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là TOP 10 loại…

2.4. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Bên cạnh loạn khuẩn ruột, nhiễm ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân tác động tiêu cực đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng thường biếng ăn, đi ngoài nhiều, chướng bụng, sốt nhẹ…

>> Tham khảo: Dòng sữa cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

2.5. Lạm dụng thuốc kháng sinh 

Liên tục sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến cho hoạt động của các lợi khuẩn bị rối loạn. Từ đó, gây mất cân bằng vi sinh đường ruột, lâu dần hình thành tình trạng biếng ăn và kém hấp thụ dưỡng chất.

bé kém hấp thu nên bổ sung gì

Lạm dụng thuốc kháng sinh hết sức nguy hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để tiêu hóa khỏe, tăng đề kháng? 

Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, an toàn là giải pháp khắc phục vấn đề trẻ kém hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thực hiện. Nếu phụ huynh chưa biết trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì giúp tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng thì đừng bỏ lỡ nội dung bên dưới nhé: 

3.1. Tích cực tiêu thụ chất đạm tốt

Chất đạm là một trong bốn nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, chất đạm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để duy trì hoạt động sống, giúp trẻ tăng cân đều đặn, phát triển trí não toàn diện và tăng cường kháng thể. Vì thế, bố mẹ nên bổ sung chất đạm tốt (ưu tiên chất đạm từ động vật) cho con bằng những thực phẩm sau:   

  • Cá, tôm, cua: Có hàm lượng chất đạm cao cũng như hệ axit amin cân đối. Ngoài ra, cá, tôm, cua chứa nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng như vitamin D, vitamin nhóm B, canxi, magie… 
  • Thịt: Hàm lượng chất đạm trong tất cả loại thịt đều xấp xỉ như nhau. Vì lẽ đó, bố mẹ có thể đa dạng chất đạm trong mỗi bữa ăn từ nhiều loại thịt khác nhau như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt…  
  • Trứng: Là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, đặc biệt có nhiều trong lòng trắng trứng. Thêm nữa, trứng còn chứa đến 13 vitamin và khoáng chất tốt cho tiêu hóa và miễn dịch (như kẽm, sắt, kali, natri), hoàn thiện trí não (như cholesterol, choline) và xương (như vitamin A, D, E, K).   
  • Sữa: Đây cũng là một thực phẩm bổ sung chất đạm lý tưởng, giúp bổ sung năng lượng dồi dào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không những thế, sữa cung cấp hàm lượng chất béo, vitamin và chất khoáng cân bằng để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
TOP 8 loại sữa giàu canxi cho bé được ưa chuộng nhất hiện nay

Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, nhất là với những trẻ em đang phát triển thế chất. Nếu không đủ canxi, cơ thể bé sẽ chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa, làm tăng nguy cơ còi xương, thấp bé, thậm chí là yếu…

Để bố mẹ đồng hành cùng con lớn khôn và “đánh bay” nỗi lo tiêu hóa kém, chậm tăng trưởng, Friso đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm dòng sữa chất lượng cao từ LỚP SỮA VÀNG tinh túy – Friso Prestige, nhằm hỗ trợ khắc phục vấn đề hấp thu kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Trong đó, lớp sữa vàng chứa cấu trúc 3 điểm vàng độc đáo với các dưỡng chất quý MCFA/SCFA, Sn-2 palmitate, Phospholipids tự nhiên giúp trẻ tăng cường miễn dịch, dễ dàng tiêu hóa và phát triển trí não.

Nổi bật trong đó là Phospholipid, một thành phần quan trọng trong cấu tạo hầu hết các màng tế bào, góp phần cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất (đặc biệt là chất béo) và hỗ trợ dẫn truyền DHA, AA đến não. Nhờ vậy mà trẻ đạt được đà tăng trưởng khỏe mạnh, đồng thời phát triển tư duy và trí thông minh toàn diện. 

Không chỉ vậy, chất béo trung tính Sn-2 Palmitate còn mang cấu trúc đặc biệt giúp bé dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Cùng chuỗi axit béo MCFA/SCFA có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột hoạt động mạnh mẽ, nhằm cân bằng môi trường vi sinh bên trong, chuyển hóa dinh dưỡng hiệu quả và bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, Friso Prestige còn chứa hai dưỡng chất quan trọng là HMO và Alpha – Lactalbumin, có công dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn, ngăn ngừa tác nhân gây hại bám dính thành ruột. Từ đó, tăng cường sức khỏe đường ruột và hoạt động miễn dịch cơ thể. 

nguyên nhân cho trẻ kém hấp thu

Friso Prestige chắt chiu lớp sữa vàng tinh túy, chứa công thức 3 điểm vàng đặc biệt giúp cải thiện hiệu quả vấn đề kém hấp thu, chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

MUA SẢN PHẨM TẠI

3.2. Các loại thực phẩm giàu chất béo 

Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo cấu trúc cơ thể (đặc biệt là hệ thần kinh). Cùng với đó là nắm giữ nhiệm vụ xây dựng màng tế bào, dự trữ năng lượng và bảo vệ cơ thể trước những biến đổi thời tiết. Tuy nhiên, phụ huynh nên đảm bảo bổ sung hàm lượng chất béo vừa đủ cho trẻ (khoảng 30% khẩu phần dinh dưỡng), thay vì lạm dụng quá mức do quan niệm “càng nhiều càng tốt”. 

Các thực phẩm chứa chất béo tốt cho trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo như mỡ động vật, dầu thực vật (như dầu mè, dầu đậu nành), trứng, sữa, các loại cá béo (như cá hồi, cá thu, cá trích).

3.3. Không quên các thực phẩm giàu glucid

Glucid, hay còn gọi là chất bột đường, chiếm 55 – 60% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào thần kinh, tăng cường hoạt động tiêu hóa, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo hình mô và tế bào. Bố mẹ có thể bổ sung glucid cho trẻ bằng yến mạch, đậu gà, chuối, cam… 

dấu hiệu nhận biết bé kém hấp thu

Glucid là một trong những nhóm chất không thể thiếu đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. 

4. Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu hiệu quả

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, mẹ cũng cần đặc biệt ghi nhớ một vài lưu ý sau:

4.1. Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày

Đầu tiên, khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong mỗi bữa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ làm quen thức ăn mới từ từ. Nếu trẻ có biểu hiện khó tiêu, kém hấp thu, mẹ cần tạm ngưng ngay và có thể thử lại sau 1 – 2 tuần. Cùng với đó, mẹ cũng nên thường xuyên đa dạng món ăn theo khẩu vị của trẻ để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

trẻ kém hấp thu nên bổ sung chất gì

Thường xuyên đa dạng món ăn cũng như thay đổi cách chế biến và trình bày thực phẩm có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. 

4.2. Xổ giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng theo chỉ định bác sĩ

Định kỳ xổ giun theo lịch cho trẻ sẽ ngăn ngừa tình trạng hấp thu dưỡng chất kém. Điều này là do thuốc có tác dụng hỗ trợ sự bám dính của ký sinh trùng trong ruột, cụ thể là giun sán. Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ huynh cần thực hiện tẩy giun cho con với tần suất 1 – 2 lần/năm. 

[Giải đáp cho mẹ] Trẻ dưới 2 tuổi có tẩy giun được không?

Tẩy giun là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ khỏi tình trạng nhiễm giun sán. Do đó, hầu hết các bố mẹ có con nhỏ đều thắc mắc “Trẻ dưới 2 tuổi có tẩy giun được không? Nên dùng thuốc tẩy giun nào cho…

4.3. Không ép trẻ ăn 

Các mẹ không nên cố gắng ép trẻ ăn thật nhiều khi con không muốn, vì cách làm này vô tình hình thành tâm lý sợ ăn. Hơn thế nữa, nếu nạp vào cơ thể một lượng thức ăn quá mức, trẻ không thể tiêu hóa hết, từ đó gây chướng bụng, đầy hơi, lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng mất cân bằng tiêu hóa và chán ăn. 

4.4. Khuyến khích trẻ vận động đều đặn 

Khuyến khích trẻ vận động tối thiểu 1 tiếng/ngày đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích ăn uống ngon miệng, trao đổi chất tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và giữ tim mạch, huyết áp khỏe mạnh. 

4.5. Uống đủ nước – Chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh

Uống đủ nước giúp quá trình vận chuyển và hấp thu dinh dưỡng ổn định, làm loãng chất thải, mềm phân và loại bỏ độc tố trong đường tiêu hóa. Bác sĩ khuyến cáo quy tắc bổ sung lượng nước cho trẻ như sau (1 ly = 250ml):

  • Đối với trẻ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: Bố mẹ cần cho trẻ uống từ ½ đến 1 ly nước/ngày.
  • Đối với trẻ 1 tuổi đến 8 tuổi: Số lượng ly nước trùng với số tuổi của trẻ. Ví dụ, trẻ 1 tuổi nên uống 1 ly nước/ngày, trẻ 2 tuổi nên bổ sung 2 ly nước/ngày… 

Hy vọng các thông tin trong bài viết này đã giải đáp chi tiết câu hỏi trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì. Có thể thấy, tình trạng kém hấp thu dưỡng chất có tác động xấu đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và nhận tư vấn chữa trị từ bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/be-khong-hap-thu-phai-lam-sao-de-khac-phuc

Xem thêm