Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ là một trong những vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm, tuy không quá phổ biến nhưng vẫn khiến các mẹ lo lắng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Sữa nào tốt tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng này nhé!

trẻ bị dị ứng sữa mẹ

1. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Dị ứng sữa mẹ là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ có phản ứng bất thường với một hoặc nhiều protein trong sữa mẹ. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc mẹ ăn phải một vài thực phẩm mà trẻ thường bị dị ứng như đậu nành, trứng hoặc thực phẩm chứa caffeine (cà phê, trà, nước ngọt có ga, socola,…). Thông qua việc bú mẹ, cơ thể trẻ sẽ bất dung nạp gây dị ứng.

2. Dấu hiệu bé dị ứng sữa mẹ

Khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ, một vài dấu hiệu sẽ xuất hiện ngay lập tức giúp mẹ dễ dàng nhận ra, chẳng hạn:

  • Bé bị nổi mề đay.
  • Môi, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng.
  • Vùng da quanh môi hoặc miệng có cảm giác ngứa ran.
  • Trẻ bị nôn mửa liên tục.
  • Trẻ hô hấp bất thường như thở khò khè, ho có đờm, chảy nước mũi.

Ngoài ra, có một vài dấu hiệu xuất hiện chậm hơn, phải mất vài giờ để biểu hiện như:

  • Bé đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, trong phân có máu.
  • Vùng bụng co thắt, đau quặn.
  • Có dấu hiệu viêm kết mạc.
  • Trẻ sơ sinh bị colic (cơn đau bụng ở trẻ nhũ nhi) gây quấy khóc liên tục.
  • Nôn trớ ngoài giờ ăn.

Nếu có các triệu chứng trên, ba mẹ cần đưa con đến các đơn vị y tế để được bác sĩ chẩn đoán thông qua việc xét nghiệm máu và phân, từ đó xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách điều trị phù hợp.

bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò

Ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt khi bé có dấu hiệu bị dị ứng sữa.

3. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ 

Sau khi thăm khám, nếu được chẩn đoán dị ứng sữa mẹ, các mẹ nên thực hiện biện pháp sau:

  • Loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng từ bữa ăn của mẹ. Vì trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, cơ thể nhạy cảm và dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nên mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và theo dõi sức khỏe của con.
  • Sau khi đã bỏ các thực phẩm gây dị ứng, mẹ tiếp tục cho bé bú sữa, trong lúc cho bú sữa mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện của bé để kịp thời xử lý nếu con có biểu hiện bất thường.
  • Chọn sản phẩm sữa công thức phù hợp, chứa nhiều chất dinh dưỡng như HMO, Phospholipids,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ dị ứng và giúp trẻ lớn khôn khỏe mạnh.

>> Tham khảo: Thành phần hmo trong sữa là gì?

Trong thời gian trẻ bị dị ứng, không bú sữa mẹ được, mẹ có thể cho con sử dụng sữa công thức chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để con tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tối ưu, sớm hồi phục sức khỏe.

Nhiều dòng sữa có chứa Phospholipid tự nhiên (chất béo quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ) giúp tăng khả năng hấp thu và dẫn truyền DHA, AA đến não bộ để con phát triển hoàn thiện hệ thần kinh – trí não – thị giác. Cùng với đó là vị sữa thanh nhạt hợp khẩu vị, không đường và không hương liệu cũng giúp con uống ngon miệng, nạp đủ dưỡng chất để cơ thể thêm khỏe mạnh, mẹ nhẹ nhõm yên tâm.

4. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ mà mẹ nên tránh

Dưới đây là một vài thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ khi bú sữa mẹ:

  • Hải sản: Tình trạng dị ứng với hải sản có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc kéo dài đến suốt đời. Mẹ nên cẩn trọng khi ăn loại thực phẩm này khi đang cho con bú.
  • Lạc: Đây là thực phẩm rất dễ gây dị ứng nặng như nổi mẩn, buồn nôn, ói mửa,… mà mẹ không nên ăn khi đang cho con bú.
  • Đậu nành: Khị dị ứng đậu nành, trẻ sẽ có các biểu hiện như nổi mẩn, đau bụng, khó thở,… Nếu bị dị ứng nặng, trẻ dễ bị tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm.
  • Trứng sống: Nếu mẹ ăn trứng sống, trẻ sẽ dễ bị nhiễm Salmonella gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày.
  • Rượu bia và cafein (cà phê, socola, nước ngọt có ga,….): Mẹ nên kiêng hoàn toàn các chất kích thích trên vì khi bú, cơ thể trẻ sẽ không dung nạp được, gây dị ứng.

trẻ dị ứng sữa mẹ

Mẹ nên kiêng thức uống có cồn hoặc cafein trong giai đoạn cho bé bú.

5. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho con bú

Để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ, khi cho con bú, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Khi mẹ ăn một thực phẩm mới, hãy lưu ý biểu hiện của trẻ khi bú bởi điều này sẽ giúp mẹ nhận ra trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm cụ thể nào.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 4 tháng đầu tiên có thể giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng thực phẩm sau này.
  • Tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ có thể tự biến mất sau 9 tháng (trong trường hợp không xảy ra biến chứng nặng).

>> Tham khảo: Dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ thật nhiều thông tin bổ ích, từ đó xây dựng chế độ ăn hợp lý, giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng dị ứng và khỏe mạnh lớn khôn.

Xem thêm