Các mốc phát triển của trẻ sinh non trong 24 tháng mẹ nên biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Nhiều mẹ lo lắng con sinh non có phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa hay không? Kỳ thực, các mốc phát triển của trẻ sinh non vẫn diễn ra ổn định nhưng con yêu cần mẹ chú ý nhiều hơn, đặc biệt là trong 24 tháng đầu đời. Mẹ hãy xem ngay bài viết sau đây để đồng hành cùng con khôn lớn khỏe mạnh trong 2 năm tuổi đầu đời nhé!
1. Trẻ sinh non là như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ được xem là sinh non khi chào đời trước 37 tuần tuổi thai và nhẹ cân, với cân nặng thấp hơn 2500gram. Trong đó, trẻ sinh non càng ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh lý hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe càng cao. Cụ thể:
- Trẻ sinh trước 28 tuần tuổi: Cực non.
- Trẻ sinh ở tuần 28-34: Sinh non tháng.
- Trẻ sinh ở tuần 34-37: Sinh non muộn.
Do đó, với trẻ sinh non, mẹ cần đặc biệt lưu ý tháng tuổi chính xác. Chẳng hạn như, nếu con 8 tháng tuổi nhưng sinh sớm 1 tháng thì có nghĩa là mức phát triển của con hiện tại đang ở độ tuổi 7 tháng, nên mẹ chỉ so sánh các mốc phát triển của con với những trẻ 7 tháng Dù vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì nếu không mắc các bệnh lý nghiêm trọng và được chăm sóc đúng cách thì trẻ vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng như bạn bè cùng tháng tuổi.
Trẻ được cho là sinh non khi chào đời trước 37 tuần tuổi thai với cân nặng thấp hơn 2500gram.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và cho đến nay, con số này vẫn không ngừng tăng lên. Vậy sinh non là gì? Làm thế nào để mẹ có thể nhận biết tình trạng chuyển dạ…
2. Tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ sinh non
Để nhận biết những sự thay đổi về thể chất, ngôn ngữ, các giác quan, khả năng tư duy, học hỏi và giao tiếp của con, mẹ hãy cùng theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ sinh non dưới đây:
2.1. Thể chất
Về thể chất, mẹ cần lưu ý các mốc phát triển của trẻ sinh non về vận động và sức khỏe răng miệng.
Khả năng vận động
Phần lớn các trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về thể chất và vận động. Cụ thể, chỉ khoảng 40% trẻ sinh thiếu tháng phát triển các kỹ năng như quan sát bằng mắt kết hợp với hoạt động tay như viết, vẽ, vận động xúc cảm (như có thể nâng đồ chơi lên mà không bị rơi), khả năng lên kế hoạch vận động (như cầm bút chì, chơi trò xếp hình). Ngoài ra, khoảng 10-15% trẻ thiếu tháng có nguy cơ mắc chứng bại não cần được chẩn đoán sớm thông qua việc quan sát các kỹ năng ngồi, bò, đi bộ của con.
Sức khỏe răng miệng
Trẻ sinh thiếu tháng dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn, đặc biệt là những trẻ nhỏ người, có sức đề kháng yếu. Điều này là do con bị thiếu canxi và phốt pho khi còn trong bụng mẹ hoặc từng phải dùng ống thở khi chào đời. Cụ thể, trẻ sinh non có thể gặp các vấn đề về răng như:
- Răng mọc chậm hơn khoảng vài tháng so với trẻ khác.
- Men răng bất thường, có màu nâu hoặc xám với bề mặt không đều, từ đó tăng nguy cơ sâu răng.
Để phòng tránh các vấn đề trên, khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên đưa con đi khám răng để theo dõi sát sao tình trạng phát triển răng.
Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, nhất là với những trẻ em đang phát triển thế chất. Nếu không đủ canxi, cơ thể bé sẽ chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa, làm tăng nguy cơ còi xương, thấp bé, thậm chí là yếu…
2.2. Ngôn ngữ
Đa phần trẻ sinh thiếu tháng thường khó nói và chậm hiểu, dẫn đến khả năng ngôn ngữ kém phát triển. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp trẻ sinh non có khả năng ngôn ngữ tốt. Vì thế, phụ huynh nên tạo điều kiện cho con tiếp xúc ngôn ngữ bằng cách đọc sách, hát cho trẻ nghe, hoặc thường xuyên nói chuyện với con.
Trong các mốc phát triển của trẻ sinh non, cha mẹ cần chú ý đến giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành khả năng ngôn ngữ.
2.3. Cột mốc phát triển của trẻ sinh non về các giác quan
Trẻ sinh non vẫn có tốc độ phát triển các giác quan bình thường nhưng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về thị giác hoặc thính giác. Cụ thể,
- Về thính giác, khoảng 2-6% trẻ sinh non hoặc sinh rất sớm bị khiếm thính. Với trường hợp khiếm thính, trẻ cần được cấy ốc tai hoặc nhờ sự hỗ trợ từ máy trợ thính để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội. Vì thế, cần kịp thời phát hiện và giải quyết tình trạng trẻ gặp vấn đề về thính giác.
- Về thị giác, trẻ sinh thiếu tháng thường gặp các vấn đề như hay nheo mắt, bị hạn chế tầm nhìn, nhận thức về chiều sâu, độ nhạy cảm. Ngoài ra, 1-12% trẻ sinh non mắc các bệnh nghiêm trọng về thị giác. Do đó, phụ huynh cần cho con đi kiểm tra mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
2.4. Khả năng tư duy và học hỏi
Khi đề cập đến các mốc phát triển của trẻ sinh non không thể thiếu giai đoạn hình thành khả năng tư duy và học hỏi. Theo đó, trẻ sinh non vẫn có khả năng tư duy và học hỏi như bạn bè bằng tuổi, nhưng con vẫn gặp một vài hạn chế trong việc lên kế hoạch, tập trung học tập, hoặc các hoạt động như nhận dạng mặt chữ, ghi nhớ, học hát,… Bởi thế, khi phát hiện con gặp các rắc rối trên, cha mẹ nên động viên, cho con cảm giác an toàn và được giúp đỡ, thấu hiểu để con tự tin cải thiện..
2.5. Trẻ sinh non phát triển kỹ năng giao tiếp, bày tỏ cảm xúc
Ngay từ khi vừa mới chào đời, tiếng khóc của trẻ sinh thiếu tháng đã “yếu ớt” hơn so với bạn bè. Trẻ thường khóc ít hơn hoặc chỉ khi bị tác động vật lý từ quá trình chữa trị mới chịu khóc. Đến những năm đầu đời, con thường ngủ nhiều hơn, thay vì có những cử chỉ giao tiếp với cha mẹ. Ngoài ra, tâm lý của trẻ cũng không ổn định với biểu hiện dễ cáu gắt, khó giữ bình tĩnh, dẫn đến tình trạng ăn uống không ngon. Vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ nhiều hơn để kịp thời có biện pháp cải thiện tâm lý, giúp con phát triển ổn định.
Giúp con có tâm lý ổn định, vững vàng là biện pháp giúp trẻ sinh non phát triển khả năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc tốt hơn.
Bên cạnh việc theo dõi các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý đến hệ miễn dịch và tiêu hóa của con. Trẻ sinh non có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, nên cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo con có thể phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, sức khỏe của mẹ cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều khi sinh non nên có thể không đảm bảo lượng sữa mẹ cho trẻ. Vì thế, mẹ nên bổ sung sữa công thức để cung cấp thêm cho con nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ dễ tiêu, hấp thu tốt, tăng cường sức đề kháng.
Các sản phẩm sữa công thức được đặc chế bổ sung chất béo tự nhiên Sn-2 Palmitate có nhiều trong lớp sữa vàng giúp con yêu hấp thu nhanh, giảm thiểu muối canxi hình thành gây khó tiêu. Nhờ đó ngăn chặn tình trạng chướng bụng, táo bón làm con khó chịu, biếng ăn.
Thêm nữa, sữa còn chứa dưỡng chất tìm thấy trong sữa mẹ HMO & Alpha-lactalbumin mang đến cho con hệ miễn dịch toàn diện, bảo vệ con khỏi các mầm bệnh bám dính, cũng như loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Từ đó, mẹ có thể yên tâm nhìn con khôn lớn khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh vặt.
3. Trẻ sinh non làm được những gì trong 24 tháng đầu đời, mẹ biết chưa?
Mẹ tham khảo những sự thay đổi chi tiết hơn đánh dấu các mốc phát triển của trẻ sinh non từ 1 – 24 tháng tuổi:
- Bé 1 tháng tuổi: Trẻ có những cử chỉ như vẫy tay, đạp chân, ngọ nguậy khi nằm ngửa, quay đầu khi nằm sấp và nhìn theo cử động bàn tay của mình. Bên cạnh đó, con biết khóc khi có dấu hiệu đói, mệt hay thể hiện mong muốn được ôm ấp. Trẻ cũng bắt đầu “líu lo” bằng các âm thanh “a”, “ô” theo cuộc nói chuyện của cha mẹ. Song song đó, con đã biết cười và tỏ ra thích thú khi gặp cha mẹ.
- Bé 4 tháng tuổi: Trẻ có những cử động như: xoay đầu sang bên trái phải khi nằm ngửa, ngẩng đầu lên khoảng 15 giây khi nằm sấp, cố định đầu khi được cha mẹ giữ ở tư thế ngồi. Ngoài ra, con sẽ ngừng khóc khi nghe tiếng của người lạ, bập bẹ vài âm thanh khi chơi một mình.
- Bé 6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nhấc chân lên cao khi nằm ngửa. Đồng thời, con thường cố gắng lặp lại tiếng nói, âm thanh của cha mẹ, người thân xung quanh. Thêm nữa, thính giác của trẻ cũng dần phát triển, con sẽ chú ý khi có âm thanh lớn và muốn tìm kiếm nó phát ra từ đâu.
- Bé 7 tháng tuổi: Đánh dấu một trong các mốc phát triển của trẻ sinh non 7 tháng tuổi, đó là con biết tạo tư thế bò bằng cách chống tay và đầu gối xuống nệm. Đồng thời, con cũng có thể ngồi trong vài phút mà không cần cha mẹ đỡ. Song song đó, con biết xác định hướng âm thanh giọng nói của cha mẹ, và có thể phản ứng lại khi bị ngăn cản làm gì đó.
- Bé 9 tháng tuổi: Khả năng cầm nắm của con được cải thiện, điển hình là trẻ có thể nhặt được món đồ chơi nhỏ bằng một tay, rồi đặt chúng xuống mà không làm rơi. Lúc này, con cũng đã biết nói những từ đơn giản như “ba ba”, “ma ma”. Cùng với khả năng ngôn ngữ phát triển, còn đã hiểu và làm theo các câu nói của cha mẹ như “Con lại đây”, “Con đặt nó xuống”,…
- Bé 12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu đi được nhiều bước mà không bị vấp, hoặc khi ngã có thể tự đứng lên đi tiếp. Đồng thời, con đã biết giao tiếp bằng ánh mắt khi nghe cha mẹ nói chuyện và có động tác chỉ tay khi muốn một thứ gì đó. Lúc này, con cũng đã biết thích những món đồ chơi và muốn chơi cùng cha mẹ.
- Bé 15 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, con có thể đứng vững và đi vài bước đầu tiên trong đời. Cùng lúc đó, con tập nói những câu có 2 từ, và có cử chỉ kéo quần áo của người thân để thu hút sự chú ý.
- Bé 18 tháng tuổi: Trẻ biết đi chập chững, cũng như bắt đầu học trèo lên ghế. Đồng thời, con đã biết nói một câu khoảng 2 đến 3 từ để thể hiện mong muốn. Ngoài ra, trí nhớ của trẻ cũng phát triển, điều này thể hiện qua việc con có thể tìm đúng hình ảnh miêu tả đồ vật, con vật khi được hỏi.
- Bé 24 tháng tuổi: Con có thể đi xuống cầu thang nếu được cha mẹ nắm tay, đồng thời có thể chạy và tự dừng lại mà không bị ngã. Lúc này, con cũng có khả năng tự đưa muỗng vào miệng để ăn cơm mà không bị rơi vãi nhiều. Về khả năng ngôn ngữ, con dần nói nhiều hơn, biết dùng các từ như “con”, “ba”, “mẹ”,…
Sau khi đã biết qua các mốc phát triển của trẻ sinh non, mẹ có thể theo sát những thay đổi của con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt mẹ đừng quên, xây dựng nền tảng dinh dưỡng là rất quan trọng với trẻ sinh thiếu tháng. Bên cạnh tăng cường thực phẩm có lợi, hãy bổ sung thêm sữa công thức có thành phần tự nhiên với công thức đặc chế hỗ trợ tiêu hóa khỏe, miễn dịch tối ưu để bé phát triển ổn định và cân đối, mẹ nhé!