Trẻ chậm tăng cân – Phụ huynh nên xử lý như thế nào?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ chậm tăng cân là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay. Khi xu hướng cân nặng của trẻ kém đi, các bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ là “suy dinh dưỡng” hoặc “không phát triển” về mặt lâm sàng. Vậy giải pháp nào cho những bé chậm tăng cân?
1. Trẻ chậm tăng cân là như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá nhi khoa Kadakkal Radhakrishnan, cân nặng của trẻ cần được so sánh với chiều cao để đảm bảo trẻ tăng cân tốt. Mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng được quy đổi thành biểu đồ BMI (chỉ số khối cơ thể).
Trẻ chậm tăng cân là tình trạng khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng
Theo tiến sĩ, đôi khi trẻ mới biết đi và bắt đầu trở nên năng động sẽ giảm cân. Cân nặng của trẻ có thể giảm so với chiều cao nhưng đứa trẻ ấy vẫn có thể tiếp tục phát triển với tốc độ bình thường trong độ tuổi của chúng.
Mặc dù vậy, nếu có sự sụt giảm đáng kể về cân nặng, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định xem liệu sự hụt cân đó là do những tác động từ bên ngoài.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Tiến sĩ Radhakrishnan cho biết, có rất nhiều lý do khiến một đứa trẻ bị chậm tăng cân, bao gồm:
2.1. Không dung nạp đủ calo
90% trường hợp trẻ em không phát triển vì chúng không được tiêu thụ đủ calo. Điều này có thể xảy ra ở những trẻ chán ăn hoặc do phụ huynh không thật sự hiểu con mình cần bao nhiêu calo. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những trẻ mới biết đi nhưng biếng ăn. Với trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu, nguồn sữa mẹ không đủ hoặc pha sữa không đúng cách cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ không dung nạp đủ calo.
2.2. Trẻ gặp vấn đề về răng miệng hoặc thần kinh
Một đứa trẻ có thể không ăn uống tốt nếu chúng bị nhạy cảm về răng miệng hoặc gặp những vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bại não hoặc hở hàm ếch. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuốt của trẻ, khiến trẻ chán ăn và chậm tăng cân.
2.3. Nôn mửa
Trẻ 9 tháng bị nôn trớ, lười ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng
Đôi khi trẻ không thể giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa công thức hoặc thức ăn do nôn quá nhiều. Lý giải cho điều này là hiện tượng trào ngược axit nghiêm trọng ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ gặp vấn đề thần kinh có thể bị trương lực cơ thấp cùng một số rối loạn khác.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bị trào ngược axit có thể được điều trị tốt. Số ít trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ quá nhiều có thể bị hẹp môn vị. Chính vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám tại cơ sở bệnh viện uy tín để được tư vấn phương pháp chữa trị thích hợp nhất.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thường gặp nhất là ợ hơi, trớ, nấc cụt. Các ông bố bà mẹ hay nghĩ rằng đầy hơi là do những vấn đề trong chế độ ăn uống hằng ngày của bé. Thế nhưng, cũng có nhiều nguyên nhân…
2.4. Các vấn đề về tuyến tụy
Một số trẻ không thể tiêu hoá thức ăn đúng cách vì tuyến tụy của chúng hoạt động kém. Trong trường hợp này, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, có mùi hôi và nhờn hoặc một số triệu chứng như bệnh xơ nang.
2.5. Rối loạn tiêu hoá
Các rối loạn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột bao gồm bệnh celiac hoặc bệnh Crohn cũng có thể khiến trẻ tăng cân kém. Trong bệnh celiac, các triệu chứng xuất hiện khi thực phẩm có chứa gluten được đưa vào chế độ ăn.
Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
>> Tham khảo thêm: Các dòng sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
2.6. Các vấn đề về tuyến giáp và trao đổi chất
Trong một số tình huống, trẻ có thể đốt cháy quá nhiều calo nếu chúng có tuyến giáp hoạt động quá mức.
2.7. Trẻ gặp vấn đề về tim mạch
Một đứa trẻ bị rối loạn tim hoặc suy tim có thể ăn không ngon nếu chúng làm việc quá sức.
2.8. Rối loạn di truyền
Một số trẻ có thể mắc bất kỳ rối loạn di truyền nào có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân. Với tình trạng này, phụ huynh nên tìm đến sự đánh giá chi tiết từ các chuyên gia.
3. Những triệu chứng phổ biến khi trẻ chậm tăng cân
Cách duy nhất để biết nếu em bé tăng cân hay không là thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khỏe định kỳ
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất ở trẻ chậm tăng cân đó chính là tỷ lệ cơ thể: con bạn trông nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ đồng trang lứa khác. Điều này có thể bao gồm cân nặng, chiều cao và kích thước đầu của chúng.
Nếu em bé của bạn không nhận đủ calo, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:
- Mất hứng thú với thế giới xung quanh,
- Thường xuyên buồn ngủ.
- Bé thường xuyên quấy khóc.
- Bỏ lỡ các cột mốc về thể chất: không lăn lộn, ngồi dậy hoặc đi bộ cùng lúc với những đứa trẻ cùng tuổi.
4. Giải pháp nào cho trẻ chậm tăng cân?
Trẻ bị chậm tăng cân dù là bất kỳ lý do gì cũng đều khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, trong trường hợp này mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:
Phụ huynh nên làm gì khi trẻ chậm tăng cân?
4.1. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chúng cần các chất dinh dưỡng như sắt và canxi. Phụ huynh nên cho trẻ ăn những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu calo chẳng hạn như các loại hạt, trái cây khô…
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên cố gắng làm những bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Hãy dành thời gian bày trí món ăn trở nên bắt mắt, từ đó kích thích trẻ ăn uống nhé.
4.2. Bổ sung chất béo
Thay vì sử dụng sữa ít béo, phụ huynh có thể cho trẻ chuyển qua dùng những sản phẩm đầy đủ chất béo hơn để thu nạp nhiều dưỡng chất cũng như bổ sung thêm calo.
Tình trạng biếng ăn, nhẹ cân không chỉ khiến con trông thấp còi hơn so với các bạn đồng trang lứa, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ. Đừng lo lắng, bài viết…
4.3. Không bỏ bữa
Trẻ nên được ăn theo đúng thời gian biểu và không nên bỏ bữa. Khi trẻ bỏ qua một bữa ăn nào đó, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ mất một lượng calo quan trọng để tăng cân. Các bữa ăn tiêu chuẩn của trẻ bao gồm: bữa sáng, bữa trưa, bữa xế, bữa tối và bữa ăn trước khi ngủ.
Rất nhiều mẹ “bỉm sữa” cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng tuổi bị chậm tăng cân, còi cọc hơn những bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và làm thế nào để cân nặng của bé…
4.4. Lựa chọn thực phẩm có lượng calo cao hơn
Bằng cách đọc nhãn thực phẩm, bạn sẽ phát hiện ra rằng nước ép cranapple có nhiều calo hơn nước cam (170 so với 110 calo mỗi 8 ounce); granola có nhiều calo hơn Cheerios (500 so với 100 calo mỗi cốc); ngô nhiều calo hơn đậu xanh (140 so với 40 calo mỗi cốc). Khi được dung nạp nhiều calo, tình trạng trẻ chậm tăng cân có thể được thay đổi rõ rệt.
Mẹ cần lựa chọn kỹ thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để cải thiện tình trạng trẻ chậm tăng cân
4.5. Uống nhiều nước trái cây
Thay vì làm dịu cơn khát của trẻ bằng nước, hãy cho trẻ uống các chất lỏng có chứa calo. Một cầu thủ bóng đá trung học đã tăng 13 pound trong mùa hè chỉ bằng cách thêm sáu ly nước ép Táo tây (1.000 calo) vào chế độ ăn uống hàng ngày tiêu chuẩn của mình.
4.6. Ăn bơ đậu phộng, các loại hạt, bơ và dầu ô liu
Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo (lành mạnh) và có thể là một bổ sung tích cực cho chế độ ăn của con bạn. Hàm lượng chất béo cao có nghĩa là chúng chứa nhiều calo.
4.7. Khuyến khích trẻ vận động
Động viên trẻ thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cũng như một số bài tập tim mạch. Nâng tạ và chống đẩy kích thích sự phát triển của cơ bắp để trẻ có thể mập lên. Không sớm thì muộn, tập thể dục sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Tập thể dục cũng làm tăng cơn khát, vì vậy con sẽ muốn uống thêm nước trái cây và chất lỏng có nhiệt lượng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh có phương hướng xử lý phù hợp khi gặp tình trạng trẻ chậm tăng cân. Chúc bé yêu của bạn luôn phát triển toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-thuc-pham-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-cho-tre