Dấu hiệu trẻ thiếu sắt bố mẹ không nên bỏ qua
Tác giả: Huỳnh Uyên
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt có thể được nhận biết dựa trên những thay đổi về thể chất, sức khỏe và tinh thần. Để tăng cường chất sắt cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách bổ sung đúng và đủ, tránh tình trạng dư thừa gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
1. Vai trò của chất sắt với trẻ em
Sắt là một nguyên tố vi lượng, giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Theo đó, sắt tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng. Khi được hấp thụ vào cơ thể, sắt tham gia sản xuất hemoglobin (hồng cầu) để vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan, hoàn thiện chức năng hô hấp.
Sắt còn phát triển trí não và tăng cường khả năng tư duy. Đó cũng là lý do vì sao trẻ em hấp thụ đủ chất sắt thường thông minh, lanh lợi và tập trung tốt trong giờ học. Ngoài ra, sắt hỗ trợ cải thiện cân nặng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, còi cọc nhờ cung cấp lượng máu cần thiết cho cơ thể.
Như vậy với trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung sắt là điều thiết yếu. Đặc biệt là nhu cầu sắt ở trẻ bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn (nếu tính theo trọng lượng cơ thể). Nếu không cung cấp sắt theo đúng khuyến cáo, trẻ có thể chịu ảnh hưởng xấu về sức khỏe lâu dài.
Chất sắt giữ vai trò sản xuất hồng cầu, hoàn thiện hô hấp và cải thiện cân nặng cho bé
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần trẻ sơ sinh có đủ lượng chất sắt trong ít nhất 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên, với một số…
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt
Báo cáo mới của Tổ chức Y Tế thế giới cho thấy, khoảng 600 – 700 triệu người hiện nay bị thiếu sắt. Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm tỉ lệ cao nhất. Thông thường, thiếu chất sắt không xảy ra triệu chứng nào, cho đến khi chuyển sang giai đoạn thiếu máu. Bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu sắt dựa trên những yếu tố sau:
- Da xanh xao: Dấu hiệu trẻ thiếu sắt dễ nhận biết là da xanh xao, nhợt nhạt ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, niêm mạc mắt và niêm mạc môi. Đi kèm là tình trạng móng tay dễ gãy, biến dạng, tóc khô cứng và dễ gãy.
- Sụt cân:Thiếu sắt có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, hay bị táo bón và nôn trớ.
Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc chủ quan trước tình trạng của bố mẹ có thể khiến trẻ bị trĩ (nội, ngoại), xuất huyết đại tràng, tắc ruột… Táo bón là tình trạng phổ biến nhưng vẫn có thể gây…
- Sức khỏe yếu: Trẻ bị thiếu máu nặng dễ hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi đang vui chơi và vận động. Ngoài ra, thiếu sắt khiến trẻ trở nên mệt mỏi, lười vận động, thường xuyên quấy khóc và dễ cáu kỉnh.
- Đề kháng kém: Trẻ suy giảm hệ miễn dịch, hay bị ốm đau hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này khiến bé lờ đờ, chậm phản ứng với tác động bên ngoài cũng như chậm phát triển não bộ.
- Giảm khả năng học tập: Giảm trí thông minh, tập trung kém và giảm trí nhớ là những dấu hiệu trẻ thiếu sắt mà bố mẹ cần quan tâm.
- Hội chứng Pica: Thiếu sắt ở trẻ còn gây ra một dạng rối loạn hành vi nguy hiểm, gọi là “hội chứng Pica”. Đây là hiện tượng một đứa trẻ ăn những thứ kỳ quái như chất bụi bẩn, đất sét hoặc sơn. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, suy giảm thể chất và tinh thần, hội chứng còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì và những biến chứng nặng khác.
- Các dấu hiệu khác: Trẻ bị thiếu sắt nặng còn gặp phải triệu chứng nghiêm trọng như sưng bàn tay, bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở, viêm teo gai lưỡi, kém hấp thụ hoặc rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Mệt mỏi, giảm tập trung và học tập kém là những dấu hiệu trẻ thiếu sắt bố mẹ cần quan tâm
3. Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ thiếu sắt có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
3.1 Trẻ sinh non, thiếu tháng
Với thai nhi sinh đủ tháng, nguồn chất sắt dự trữ có thể duy trì trong thời gian dài (khoảng 6 tháng). Ngược lại, với trẻ sinh non hoặc thấp cân hơn tiêu chuẩn, nguồn chất sắt dễ bị cạn kiệt và không thể kéo dài trên 2 tháng. Điều này cũng lý giải vì sao khi mang thai, bà bầu nên bổ sung chất sắt theo khuyến cáo để trẻ được sinh đúng tháng và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.
3.2 Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt
Khi bổ sung sắt qua thực phẩm, chỉ khoảng 1mg trong 10 – 20mg sắt bổ sung là được hấp thụ vào cơ thể. Do đó, nếu chế độ ăn uống không cung cấp nhiều chất sắt, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ sau này.
3.3 Trẻ chỉ uống sữa bò
Sữa bò vừa ít chất sắt vừa ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt từ những loại thực phẩm khác. Chưa kể, sữa bò khiến dạ dày kích ứng và xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Vì thế, bố mẹ cần tránh cho trẻ uống sữa bò trong những năm đầu. Thay vào đó, sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được khôn lớn khỏe mạnh.
Uống sữa bò thường xuyên gây ra tình trạng thiếu sắt thiếu máu ở trẻ nhỏ
3.4 Những bất thường trong hệ tiêu hóa
Thông thường, lượng sắt bổ sung từ thực phẩm được hấp thụ vào máu trong ruột non. Nếu đường ruột không khỏe mạnh thì quá trình hấp thụ dưỡng chất bị cản trở, gây nên tình trạng trẻ thiếu máu do thiếu sắt.
4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ có biểu hiện thiếu sắt?
Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ thiếu sắt, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Lúc này, các bác sĩ chỉ định bạn áp dụng những phương pháp bổ sung sắt cho trẻ như:
4.1 Xây dựng chế độ ăn giàu chất sắt
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, bạn nên cho bé uống sữa mẹ bởi chất sắt trong sữa mẹ là tốt nhất và dễ hấp thu nhất. Trường hợp không có sữa mẹ, bạn có thể thay thế bằng sữa công thức chứa nhiều chất sắt, đồng thời chú ý không cho trẻ uống sữa bò.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy tăng cường bổ sung chất sắt thông qua các thực phẩm như thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, đậu, các loại rau xanh đậm, trái cây khô, ngũ cốc, bánh mì…
4.2 Tăng cường bổ sung vitamin C
Vitamin C là loại vitamin có khả năng hấp thụ chất sắt. Vì thế, trẻ bị thiếu sắt nên dùng những thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, bưởi, quả kiwi, quả cam, ớt, dâu tây, quýt, cà chua, rau lá xanh, để gia tăng lượng sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu và nâng cao sức đề kháng.
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể trẻ hấp thụ nhiều chất sắt
4.3 Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Ngoài bổ sung sắt qua thực phẩm, bố mẹ có thể cho trẻ dùng các loại thực phẩm chức năng giàu chất sắt như:
- Thực phẩm bổ sung sắt dạng lỏng: Đây là sản phẩm được bào chế ở dạng lỏng, kèm theo ống nhỏ giọt giúp trẻ hấp thụ tốt và giảm nguy cơ dùng quá liều. Song, cần lưu ý cho trẻ đánh răng sau khi uống vì thực phẩm khiến răng bị ố vàng.
- Thực phẩm bổ sung sắt dạng siro: Đây là dạng bào chế có mùi vị ngọt ngào, thơm ngon, giúp trẻ dễ làm quen và hấp thụ. Ngoài ra, sản phẩm còn trang bị nắp đo lường, hỗ trợ căn liều chính xác để tránh tình trạng dùng quá nhiều. Tuy vậy, phụ huynh cần cân nhắc trước khi cho trẻ dùng vì thực phẩm còn bổ sung thêm các loại vitamin chứ không chỉ có chất sắt.
- Thực phẩm bổ sung sắt dạng bột: Nhờ được bào chế ở dạng bột nên sản phẩm có thể được trộn với thức ăn yêu thích của trẻ, chẳng hạn như bột yến mạch, cháo và sữa chua. Điều này phù hợp với những trẻ kén ăn, giúp bé dễ dàng hấp thụ và tăng cường sức khỏe.
- Viên nhai chứa sắt: Mặc dù mang đến hương vị thơm ngon và dễ sử dụng, song viên nhai chứa sắt không chứa hàm lượng sắt cao như những thực phẩm khác.
Các thực phẩm chức năng bổ sung sắt tuy hữu ích trong nhiều trường hợp, song dùng quá liều có thể gây khó chịu dạ dày, thay đổi kết cấu phân, khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy và nôn mửa dữ dội. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng. Tốt nhất là dùng khi bụng đói để sắt được hấp thụ hiệu quả.
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiện nay không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh thường gây ra tình trạng mất nước và điện giải của cơ thể khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao li bì nhiều ngày liền. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi…
Nếu các phương pháp trên không đạt kết quả, trẻ cần được truyền máu theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, phải mất khoảng 6 tháng để đưa lượng sắt trong cơ thể về trạng thái cân bằng. Ngoài ra, cần tránh dùng kèm sắt với chất lỏng như sữa vì có thể giảm khả năng hấp thụ sắt, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Thiếu hụt sắt là tình trạng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng tăng trưởng của trẻ. Vì thế, nếu phát hiện dấu hiệu trẻ thiếu sắt, bố mẹ nên áp dụng các biện pháp bổ sung theo hướng dẫn của chuyên gia. Điều này giúp bé giảm nguy cơ thiếu máu cũng như phát triển toàn diện về mọi mặt khi trưởng thành.