Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề và cách khắc phục mẹ nên biết
Tác giả: Đồng Nguyễn
Trẻ khóc dạ đề là tình trạng trẻ sơ sinh khóc quá nhiều do khó chịu hoặc chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến trẻ không? Cách nào giúp khắc phục hiệu quả? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết sau, mời mẹ cùng đón đọc nhé!
1. Trẻ khóc dạ đề là như thế nào?
Khóc dạ đề (hay còn gọi là hội chứng Colic) ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé quấy khóc dữ dội, nhiều giờ liền vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm. Thời điểm xảy ra chủ yếu trong giai đoạn từ 2- 3 tuần đến 3 tháng tuổi.
Để biết trẻ có đang gặp tình trạng khóc dạ đề hay không, mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:
- Trẻ khóc dữ dội, tiếng khóc the thé từng cơn.
- Trẻ ưỡn cong người, toàn thân đỏ ửng, bụng căng cứng. Đồng thời, hai tay bé nắm chặt, hai chân co lại căng cứng.
- Trẻ khóc dai, khó dỗ nín (xoa dịu).
- Khóc kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày.
- Khóc nhiều hơn 3 ngày/tuần.
- Khóc nhiều hơn 3 tuần/tháng.
Trẻ khóc dạ đề là tình trạng thường gặp ở giai đoạn từ 2 (3) tuần tuổi đến 3 tháng tuổi.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khóc dạ đề mà mẹ nên biết.
2.1 Em bé khóc dạ đề do quá đói hoặc quá no
Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú liên tục và thời gian các cữ bú khá gần nhau như trẻ 3 tháng tuổi, khoảng cách các cữ bú là 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu trường hợp mẹ cho trẻ bú không đủ, đúng nhu cầu sẽ khiến con bị đói, ngủ không ngon giấc, dẫn đến quấy khóc. Mặc khác, mẹ ép trẻ bú quá nhiều sẽ dẫn đến việc bụng con bị đầy hơi khiến bé khóc do khó chịu.
>> Mẹ cần biết: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng
2.2 Đau bụng, đầy hơi
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa đủ hoàn thiện, cơ thể khó tiêu hóa các dưỡng chất trong sữa (sữa mẹ, sữa công thức). Từ đó, trẻ dễ gặp các vấn đề đau bụng, đầy hơi sau khi bú sữa xong.
2.3 Tã bẩn, quần áo không sạch sẽ gây khó chịu
Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề tiếp theo cha mẹ nên quan tâm là tã bẩn hoặc quần áo, chăn đệm của con không sạch sẽ. Điều này sẽ khiến làn da non nớt của trẻ dễ bị đau, kích ứng gây nên sự khó chịu, dẫn đến con thường quấy khóc.
Tả bẩn hoặc quần áo quá chật cũng là một trong những nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ.
2.4 Ngủ không đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Theo đó, nếu trẻ ngủ sâu, ngon giấc thì trạng thái của trẻ phấn khởi, tươi tỉnh và bú sữa nhiều hơn, ngược lại, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối và hay quấy khóc.
>> Gợi ý 6 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, trọn giấc
2.5 Dị ứng với thực phẩm có trong chế độ ăn của mẹ
Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Nếu mẹ có chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn dầu mỡ, cay, nóng,…) có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ, khi trẻ bú thường gặp tình trạng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng,… khiến con khóc nhiều. Mẹ nên lưu ý một số thực phẩm có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ như sữa bò, trứng, các loại hạt, lúa mì,…
2.6 Trẻ bị tác động mạnh
Nguyên nhân này có thể gặp khi người thân bế trẻ có những động tác mạnh, xoay tròn khiến con cảm thấy mệt, đau và khó chịu. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh như tiếng động lớn, ánh sáng mạnh,…
3. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh?
Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng là nhẹ nhàng xoa dịu trẻ, massage bụng, điều chỉnh chế độ ăn của mẹ,… Cụ thể là:
3.1 Nhẹ nhàng dỗ dành trẻ
Đây cách chữa trẻ sơ sinh khóc dạ đề hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện nhanh chóng. Khi trẻ khóc, mẹ có thể ôm trẻ vào lòng (đặt bé nằm cạnh mẹ) để dỗ dành giúp bé cảm thấy an tâm khi cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của mẹ. Đặc biệt, mẹ có thể kết hợp các bài hát ru (bản nhạc không lời êm dịu) trong quá trình dỗ dành trẻ để con có thể bình tĩnh lại nhanh hơn.
3.2. Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa
Đối với trẻ bú sữa công thức, nếu mẹ đang cho bé dùng sữa có đạm khó tiêu và biến tính, con có thể dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây khó chịu, quấy khóc đêm. Do vậy, mẹ nên chọn sữa có đạm sữa mềm, dễ tiêu để con êm bụng, ngủ ngon hơn. Hiện nay, Friso Gold là dòng sữa được nhiều mẹ tin chọn trong việc hỗ trợ trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ tốt.
Khi sử dụng sữa Friso Gold trẻ có cảm giác êm bụng, ngủ sâu giấc, giảm tình trạng quấy khóc đêm giúp mẹ an tâm hơn nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Đặc biệt, sữa còn hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu dễ dàng, đi ngoài đều đặn, hạn chế các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm dễ tiêu. Mẹ không còn lo lắng về việc sữa mới không hợp với trẻ, bởi Friso Gold có vị sữa thanh nhạt tự nhiên, hợp khẩu vị bé yêu giúp con dễ dàng làm quen nhờ thành phần sữa không chứa đường sucrose.
Friso Gold với quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn đạm sữa mềm, trẻ tiêu hóa dễ dàng.
Mẹ có thể đặt sữa Friso Gold chính hãng ngay TẠI ĐÂY để nhận được mức giá tốt nhất.
3.3 Cho trẻ bú đúng tư thế và không ép bé bú quá no
Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, bú sữa dễ dàng hơn, nhờ đó trẻ uống đủ sữa, cảm thấy thoải mái và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã nhả núm vú (núm bình), mẹ không nên ép con bú thêm nữa vì nếu quá no con sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,… gây nên việc quấy khóc đêm.
3.4 Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ
Mẹ nên xây dựng thực đơn hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ (trứng, sữa bò, các loại hạt, lúa mì,…) để theo dõi tình trạng quấy khóc của trẻ có giảm hay không. Nếu trẻ không còn quấy khóc, mẹ có thể ngừng ăn (uống) các loại thực phẩm đó một thời gian, sau đó ăn lại với liều lượng nhỏ và tăng dần để trẻ làm quen dần.
>> Mách mẹ: Ăn gì để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân an toàn?
3.5 Massage bụng
Việc massage bụng giúp trẻ giảm thiểu được tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đồng thời trẻ cảm thấy thoải mái, giao lưu tình cảm với nhau và giúp ích cho việc lưu thông tuần hoàn. Vì vậy, đây là vừa là cách trị khóc dạ đề vừa giúp trẻ thoải mái và dễ chịu.
Massage là một trong những mẹo chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng.
3.6 Tránh rung lắc trẻ quá mạnh
Việc rung lắc khi dỗ dành trẻ khóc dạ đề không những không mang đến hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cổ trẻ sơ sinh còn yếu ớt chưa thể cố định được đầu, việc rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển trước sau đột ngột có thể ảnh hưởng đến thần kinh và để lại di chứng sau này.
4. Khi nào nên đưa trẻ khóc dạ đề đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ sơ sinh sau khi khóc dạ đề vẫn vui vẻ, bú tốt thì các mẹ có thể an tâm, tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ khóc dạ đề kéo dài gần 4 giờ kèm theo sốt, nôn ói, tiêu chảy, tiêu ra máu, sình bụng, ngoài ra còn có biểu hiện mệt lã thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Mong rằng những thông tin này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề trẻ khóc dạ đề, nhờ đó có những cách xử lý hiệu quả giúp bé ngủ ngon, sâu giấc và phát triển vượt trội. Trẻ khóc dạ đề là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và có thể hết khi con lớn hơn. Vì vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng mà thay vào đó nên bình tĩnh áp dụng các phương pháp ở trên giúp cải thiện tình trạng của trẻ.