Gợi ý 12 cách giúp bé tăng cân đều đặn, mẹ bớt lo
Tác giả: Trần Thục
Dù trẻ bú sữa, ăn uống ngon miệng nhưng cân nặng vẫn “giậm chân tại chỗ” khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là gì? Đâu là cách giúp bé tăng cân hiệu quả, an toàn? Mời cha mẹ tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng cân chậm
Để nhận biết trẻ có đang chậm tăng cân hay không, cha mẹ có thể theo dõi và so sánh chỉ số tăng trưởng hiện tại của con với bảng chiều cao, cân nặng chuẩn mới nhất từ WHO (Xem chi tiết). Ngoài ra, còn một số dấu hiệu cũng “cảnh báo” trẻ đang chậm tăng cân là:
- Dáng người thấp bé, ốm yếu, nhẹ cân… hơn bạn bè đồng trang lứa.
- Da xanh xao, hay ốm vặt.
- Khả năng vận động kém hơn bạn bè cùng tuổi.
- Trẻ lười bú, lười ăn.
2. Tại sao trẻ tăng cân chậm?
Dưới đây là một số yếu tố khiến mức cân nặng của bé tăng chậm hơn bình thường:
2.1 Chế độ ăn uống không đảm bảo
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, một số nguyên nhân thường gặp là chế độ ăn uống của mẹ không đủ dưỡng chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa; hoặc tư thế cho con bú và khoảng cách giữa các cữ bú chưa hợp lý.
Còn đối với trẻ bú sữa công thức, việc chọn sữa không đúng độ tuổi, không hợp khẩu vị hoặc mẹ pha sữa chưa chuẩn có thể khiến trẻ không thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất, dẫn tới còi cọc, chậm lớn.
2.2 Trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe
Bé sinh non, suy dinh dưỡng trong và sau thai kỳ hay mắc các vấn đề tiêu hóa như tưa miệng, tiêu chảy, táo bón… đều là nguyên do khiến con yêu tăng cân chậm hơn các bạn khác.
Trẻ có vấn đề tiêu hóa nên không thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất, khiến cân nặng tăng chậm
2.3 Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý
Những trẻ bị la mắng hay ép ăn quá nhiều rất dễ hình thành tâm lý sợ ăn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất khiến con chậm tăng cân.
2.4 Ăn uống không đúng giờ, đúng cữ
Trẻ không được ăn đủ bữa, đúng giờ trong một ngày vì mê chơi, say ngủ, mẹ không đủ sữa hoặc thức ăn dặm không hợp khẩu vị… có thể bị tăng cân chậm.
3.1 Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Để trẻ được nuôi bằng sữa mẹ tăng cân, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), và thường xuyên thay đổi thực phẩm phong phú cho mỗi bữa ăn. Đồng thời, mẹ tránh tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc đồ cay nóng vì chúng có thể gây tắc tia sữa hoặc suy giảm chất lượng sữa.
Còn với trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm trở đi, cha mẹ cần đảm bảo con ăn đủ bữa, đúng giờ và cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng theo khuyến nghị. Đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng quan trọng như Sắt, Kẽm, Folate, Vitamin A và Vitamin D.
Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…
3.2 Chuẩn bị bữa ăn đa dạng, bắt mắt
Không chỉ cung cấp đủ chất cần thiết, phụ huynh còn nên thường xuyên thay đổi món ăn và cách chế biến sao cho hợp khẩu vị, bắt mắt nhất có thể để kích thích cảm giác thèm ăn ở con. Ngoài ra, mẹ đừng ngại cùng bé chuẩn bị thức ăn hàng ngày nhằm tạo không khí vui vẻ và thoải mái hơn trước mỗi bữa ăn nhé.
Trang trí món ăn hấp dẫn tạo cảm giác thích thú với món ăn cho trẻ
3.3 Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu năng lượng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều năng lượng cho hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập… Do đó, ngoài đáp ứng đủ và cân đối các chất thiết yếu, trong thực đơn cho trẻ tăng cân nhanh ưu tiên bổ sung nhiều thực phẩm giàu năng lượng. Chẳng hạn như chuối, gạo lứt, trứng, táo, yến mạch, sữa chua, đậu lăng, bơ, cam…
3.4 Chia nhỏ bữa ăn
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một bữa khiến bé dễ chán ngấy, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chuyển hóa và hấp thụ của đường ruột. Do vậy, mẹ nên phân bổ thành 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ và mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng để bé có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn và lấy lại cảm giác đói trước bữa tiếp theo.
3.5 Bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tăng cân cho trẻ và các chế phẩm từ sữa là một trong những lựa chọn hoàn hảo. Bởi chúng không chỉ cung cấp lượng chất đạm, chất béo tối ưu; mà còn bổ sung các thành phần cần thiết cho sự tăng trưởng như Canxi, Kẽm, Selen, Photpho…
Hơn 150 năm kinh nghiệm, Friso luôn tự hào mang đến nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ khởi đầu khỏe mạnh từ sâu bên trong để thỏa sức khám phá thế giới xung quanh. Cụ thể:
Friso Gold – “Siêu phẩm” với đạm sữa mềm nhỏ Công thức sữa Friso Gold được nhiều em bé ưng ý ngay từ lần đầu tiên. Bởi 100% nguồn sữa bò Holstein-Friesian thuần chủng được áp dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần duy nhất từ sữa tươi thành sữa bột, bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, Friso Gold còn là nguồn bổ sung dưỡng chất tốt cho đường ruột với chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide, nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt để bé luôn có một chiếc bụng khỏe mạnh, ít táo bón hơn. Bột sữa Friso Gold khi pha tan đều, không vón cục và có hương vị mát lành, tự nhiên để trẻ dễ dàng làm quen. Friso Gold hỗ trợ con tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu, bắt kịp đà tăng trưởng Friso Gold Pro – “Tuyệt chiêu” xây dựng tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt Để giúp con tăng cân đều đặn đạt chuẩn, Friso Gold sẵn sàng “tiếp thêm” chất xơ PureGOS giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hạn chế táo bón; cũng như bổ sung dưỡng chất quý trong sữa mẹ – HMO để tăng cường sức mạnh đề kháng vượt trội. Friso Gold Pro còn sở hữu hương vị thanh nhạt, không đường sucrose nên cha mẹ an tâm cho con uống mỗi ngày mà không lo ngại béo phì, sâu răng. Mỗi ly sữa Friso Gold Pro giữ trọn vẹn dưỡng chất tinh túy từ sữa bò, cùng hương vị thơm ngon cho bé dễ dàng làm quen, uống ngon miệng để tăng trưởng tối ưu |
3.6 Cho trẻ uống đủ nước
Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Vì thế, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày không chỉ giúp bé tăng cân hiệu quả, mà còn góp phần ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Theo đó, lượng nước cần thiết trong một ngày của trẻ 6 – 12 tháng tuổi là ½ – 1 ly, trẻ 1 – 8 tuổi là tương đương theo độ tuổi (chẳng hạn trẻ 1 tuổi uống 1 ly nước, trẻ 2 tuổi uống 2 ly nước…) và trẻ thanh thiếu niên là tối thiểu 8 ly (Đơn vị tính: 1 ly = 250ml).
3.7 Hạn chế cho trẻ ăn vặt quá gần bữa chính
Ăn vặt bánh kẹo, hoa quả trước bữa ăn là thói quen xấu khiến bé lười ăn và về lâu dài ảnh hưởng tiêu cực đến việc tăng cân, tăng chiều cao. Chính vì vậy, phụ huynh chỉ nên cho con ăn vặt giữa buổi sáng (khoảng 9 giờ), giữa buổi chiều (khoảng 3 giờ), trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng và hạn chế ăn trước bữa chính.
3.8 Đảm bảo bé ăn uống đúng giờ
Phụ huynh nên thiết lập thời gian biểu cho bé ăn dặm trong ngày khoa học, phù hợp theo từng tháng tuổi. Bởi nếu bé được cho ăn không đúng giờ giấc có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng con bị khó tiêu, chướng bụng, chậm tăng cân và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển.
Cho bé ăn uống đúng giờ, đúng bữa là nguyên tắc quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân tốt
3.9 Tránh các yếu tố phân tâm trong bữa ăn
Một cách cho bé tăng cân hiệu quả khác mà cha mẹ nên thực hiện là không để trẻ tiếp xúc với các yếu tố phân tán sự tập trung trong bữa ăn như tivi, điện thoại, ipad, đồ chơi… Lý do là nếu không tập trung nhai nuốt, trẻ không chỉ không có cảm giác ngon miệng, mà còn dễ bị sặc, nghẹn thức ăn…
3.10 Không ép trẻ ăn khi không muốn
Việc ép trẻ ăn dù không muốn vô tình khiến tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn. Thay vì vậy, cha mẹ chỉ cho bé ăn khi con thực sự muốn và khen ngợi mỗi khi con hoàn thành xong bữa ăn.
3.11 Khuyến khích con vận động
Vận động đều đặn cũng là một cách tăng cân cho bé 1 tuổi trở lên mà cha mẹ có thể áp dụng. Bởi quá trình rèn luyện thể chất sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi và đào thải chất, làm tiêu hao năng lượng thừa để trẻ mau đói…
Tham khảo: Những bài tập thể dục tăng cường sức đề kháng cho bé đơn giản nhất.
3.12 Chủ động đưa bé đi khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ
Tẩy giun 6 tháng/lần (từ 2 tuổi trở đi) cho trẻ có tác dụng đào thải độc tố và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Qua đó, con ăn uống ngon miệng và hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa bé thăm khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của con yêu, cũng như phát hiện sớm triệu chứng bất thường (nếu có).
Tẩy giun là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ khỏi tình trạng nhiễm giun sán. Do đó, hầu hết các bố mẹ có con nhỏ đều thắc mắc “Trẻ dưới 2 tuổi có tẩy giun được không? Nên dùng thuốc tẩy giun nào cho…
Qua chia sẻ trong bài viết, mong rằng phụ huynh đã nắm được cách giúp bé tăng cân ổn định, an toàn. Bên cạnh đó, đừng quên đón đọc các bài viết trong chuyên mục Cùng con lớn khôn từ Sữa Nào Tốt để trang bị thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ hữu ích khác cha mẹ nhé!