Cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt mẹ cần biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Hiểu rõ cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt giúp bố mẹ có hướng xử lý kịp thời trong trường hợp con mắc phải tình trạng này. Trong bài viết sau, mời bố mẹ cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt là gì?

Trẻ đi ngoài sủi bọt là tình trạng trẻ tiêu chảy phân lỏng, sủi bọt li ti, nổi bong bóng. Số lần đi tiêu có thể nhiều hơn bình thường, có thể từ 3 – 4 lần trở lên trong ngày. Ngoài ra, trẻ còn có các dấu hiệu khác như bú ít hoặc bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt kéo dài sẽ khiến trẻ mất nước nghiêm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài bị sủi bọt

Trẻ đi vệ sinh có bọt khiến cha mẹ lo lắng nhưng với việc hiểu rõ nguyên nhân, cha mẹ sẽ có hướng giải quyết phù hợp.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh tiêu chảy sủi bọt

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị tiêu chảy sủi bọt:

2.1. Trẻ bú nhiều sữa đầu của mẹ

Sữa đầu là lượng sữa tiết ra đầu tiên khi trẻ vừa bắt đầu bú. Sữa đầu thường chứa nhiều nước, đường sữa (lactose) nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Sữa sau là lượng sữa tiết vào giai đoạn gần cuối của một lần bú, sữa này đặc, béo và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trẻ bú nhiều sữa đầu sẽ dẫn đến việc dư thừa lượng lactose trong cơ thể. Khi trẻ không thể tiêu hóa hết lượng đường sữa có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt. 

2.2. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ đi ngoài sủi bọt do rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân có thể là từ vi khuẩn có hại gây nên nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài việc đi ngoài sủi bọt, khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể kèm theo các biểu hiện như phân nhầy, nôn ói sụt cân không rõ nguyên do và có thể bị sốt. Tình trạng bé nhiễm khuẩn đường ruột là do thói quen hay đưa tay và đồ vật vào miệng. Ngoài ra, nếu trước khi trẻ bú, mẹ không vệ sinh sạch ti hoặc núm bình sữa cũng sẽ khiến trẻ dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công.

2.3. Sữa công thức chứa đạm khó tiêu

Đạm sữa trải qua nhiều lần xử lý nhiệt sẽ trở nên biến tính, có thể làm cho trẻ khó tiêu và gây ra các vấn đề tiêu hóa khác. Trẻ sử dụng sản phẩm sữa công thức có đạm sữa này cũng có thể gặp vấn đề tiêu chảy.  

2.4. Bất dung nạp lactose

Không dung nạp đường lactose cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy sủi bọt. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi cơ thể của trẻ không có đủ men lactase để chuyển hóa lactose. Lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành axit lactic, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy,… 

2.5. Dị ứng sữa

Hầu hết trẻ bị dị ứng sữa là do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm với protein có trong sữa. Khi bị dị ứng sữa, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như đi ngoài sủi bọt, trong phân có lẫn máu, phát ban, sốt, nôn,… 

cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt-2

Khi bị dị ứng sữa, ngoài tiêu chảy, trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng phát ban.

2.6. Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể làm hạn chế sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy.

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có sao không?

Nếu trẻ đi ngoài có bọt nhưng tần suất đi tiêu không thay đổi, phân bình thường, trẻ ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt kéo dài, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, chậm tăng cân trong thời gian dài,… cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài trẻ sẽ bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy hô hấp,…

4. Cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt

Khi cha mẹ gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thì nên bình tĩnh theo dõi quá trình tiến triển của bệnh, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám nếu tình trạng tiêu chảy sủi bọt không thuyên giảm, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp nhẹ, mẹ có thể áp dụng một vài gợi ý sau để cải thiện tình trạng đi ngoài sủi bọt ở trẻ.

4.1. Tăng cữ bú cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy dẫn đến bị mất nước nghiêm trọng, vì thế các mẹ cần tăng cữ bú để bé vừa có thể hấp thụ chất dinh dưỡng, vừa được bổ sung đủ nước. Nếu trẻ không bú được, hoặc bú ít, mẹ có thể vắt sữa ra và đút trẻ uống bằng thìa. Ngoài ra, sau mỗi lần trẻ đi tiêu xong, mẹ cũng có thể bù nước cho bé bằng nước chứa chất điện giải, tuy nhiên cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.        

4.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng 

Với trẻ bú mẹ, sức khỏe hệ tiêu của hóa con bị ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn uống của mẹ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh,… Thay vào đó, mẹ nên lập ra chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau củ quả, uống nước trái cây, sữa chua,… 

  cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt-3

Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh trong thời gian cho con bú.

4.3. Đổi sữa công thức dễ tiêu hóa

Khi trẻ uống sữa mới, trẻ thường sẽ tiêu chảy sủi bọt trong 2-3 ngày đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu tình trạng tiêu chảy sủi bọt kéo dài, cha mẹ nên xem xét đổi sang loại sữa khác cho trẻ. Ưu tiên chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ với đạm sữa mềm nhỏ, dễ tiêu và dễ hấp thu. 

Sở hữu nguồn sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan, Friso Gold mang đến nguồn dinh dưỡng mát lành, êm dịu đường tiêu hóa của trẻ. Với Friso Gold, trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng bởi có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên nhờ chỉ trải qua 1 lần xử lý nhiệt duy nhất. Không chỉ vậy, đạm sữa mềm nhỏ còn giúp trẻ hạn chế nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. 

Công thức sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hấp thu nhanh các dưỡng chất.

cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt-4

Friso Gold với nguồn đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.

MUA SẢN PHẨM TẠI

 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, mẹ cũng có những thắc mắc liên quan. Dưới đây là lời giải đáp:

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt mẹ nên ăn gì?

Để giúp trẻ bú mẹ giảm tình trạng đi ngoài có bọt, trong thời gian cho con bú, mẹ nên ăn nhiều rau củ quả, sữa chua, uống nước trái cây… Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều chất béo, dầu mỡ nhằm nâng cao chất lượng sữa mẹ, cho con đi ngoài đều đặn, khuôn phân tốt.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu xanh có sao không?

Thông thường, với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có thể đi ngoài phân sủi bọt màu xanh. Đây không phải là điều đáng lo ngại vì nó cho thấy bé bú quá nhiều sữa đầu, hoặc do mẹ chuyển bên bú của con quá đột ngột. Tốt nhất, mẹ nên vắt bỏ một lượng ít sữa đầu và cho bé bú sữa sau, đồng thời cho con bú cạn một bên rồi mới chuyển sang bú bên còn lại.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng trẻ đi ngoài có bọt?

Để phòng tránh tình trạng đi ngoài có bọt ở trẻ, phụ huynh nên:
  • Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khoa học, tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị…
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và vật dụng của bé (bình sữa, bát ăn dặm…).
  • Khi tiếp xúc với trẻ, người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm khuẩn bệnh cho trẻ.
  • Hy vọng cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt vừa kể trên sẽ hữu ích cho bố mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu lớn khôn. Trẻ đi ngoài sủi bọt là tình trạng đáng lo ngại nếu kéo dài, vì vậy bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Xem thêm

    Nguồn tham khảo

    • Rachel Nall, MSN, CRNA. What causes foamy bowel movements? 20 12 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321289 (truy cập ngày 05 12 2023).
    • Maple. Baby poop: a guide for parents. 26 07 2022. https://www.getmaple.ca/blog/2022/07/26/baby-poop-a-guide-for-parents/ (truy cập ngày 05 12 2023).
    • Elizabeth Pratt. The Causes of Foamy Poop. 16 05 2023. https://www.verywellhealth.com/foamy-poop-5215681 (truy cập ngày 05 12 2023).