Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và khỏe mạnh
Tác giả: Lê Uyên
Rất nhiều mẹ “bỉm sữa” cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng tuổi bị chậm tăng cân, còi cọc hơn những bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và làm thế nào để cân nặng của bé có thể đạt chuẩn? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
1. Vì sao trẻ 6 tháng tuổi dễ bị sụt cân?
Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì thế, đây là giai đoạn phù hợp để chuyển sang chế độ ăn dặm. Thế nhưng rất nhiều trẻ ở giai đoạn này bị đứng cân, sụt cân. Nguyên nhân phổ biến là do bé chưa quen cũng như chế độ ăn dặm chưa phù hợp với trẻ. Vì thế, khi tập cho bé ăn dặm, bạn cần phải tập từ từ, từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc.
Bé thường chậm tăng cân vào các giai đoạn chuyển đổi thức ăn
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân đến từ bệnh lý như không dung nạp protein sữa, các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày thực quản, dị tật bẩm sinh… Do đó, bằng cách theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ (phân loại theo giới và theo tuổi) và các biểu hiện bất thường của bé (quấy khóc, khó chịu, hay nôn…), bố mẹ có thể cơ bản xác định lý do khiến bé chậm tăng cân để từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời.
Xây dựng thực đơn khoa học sẽ giúp bé tăng cân nhanh và chuẩn
2. Gợi ý phương pháp xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Để giúp bé ăn ngon miệng và yêu thích trong giai đoạn làm quen với thức ăn, cần xây dựng một thực đơn đa dạng và phong phú phù hợp với sự phát triển của trẻ. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Các phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với khẩu vị hay sở thích của bé. Dưới đây là 3 phương pháp xây dựng thực đơn ăn dặm giúp các mẹ tham khảo:
2.1. Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi truyền thống
Phương pháp này thường được các bà mẹ ưu tiên sử dụng và đã có từ rất lâu. Cách chế biến cũng khá đơn giản giúp mẹ dễ dàng nấu cho bé bữa ăn đầy dinh dưỡng.
Cách chế biến của phương pháp này là mẹ nấu cháo kết hợp với các thực phẩm như rau, thịt, cá hoặc nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng riêng, sau đó chế biến xào, hấp, luộc một cách hiệu quả nhất để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Món ăn sẽ được xay, tán hoặc ray nhuyễn giúp bé dễ ăn. Thường xuyên thay đổi thực phẩm khác nhau để mang lại sự mới mẻ cho bé, kích thích thèm ăn ở trẻ.
Phương pháp truyền thống luôn được các mẹ tin dùng
2.2. Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu Nhật
Phương pháp này giúp bé nhận biết được mùi vị đồ ăn sớm do được chế biến một cách riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau đồng thời giúp mẹ biết bé dị ứng với thức ăn nào. Ngoài ra, phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi này giúp bé tiếp cận với thức ăn thô sớm.
Khi mới bắt ăn dặm, bắt đầu bé sẽ ăn cháo nhuyễn theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo :10 nước). Sau đó sẽ tăng dần tùy theo sự thay đổi khi trẻ lớn.
Phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật đa dạng và thu hút trẻ siêng ăn hơn
Những món ăn nên thay đổi thường xuyên để tạo sự mới lạ thu hút sự thèm ăn của trẻ và đảm bảo 3 nhóm thực phẩm chứa dinh dưỡng bao gồm đạm, tinh bột và vitamin.
Phương này phức tạp hơn kiểu truyền thống nên đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để chế biến.
2.3. Ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi kiểu tự chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy có nghĩa là bé sẽ tự ăn, tập ăn một cách chủ động và ăn cùng gia đình. Phương pháp này mang sự mới mẻ của phương Tây. Nó giúp trẻ cảm thấy thích thú và tò mò, tự mình trải nghiệm mà trở nên ngon miệng và vui vẻ hơn. Bé sẽ tự động chọn món ăn mình yêu thích và thưởng thức nó.
Phương pháp này sẽ có từng món riêng biệt trên bàn ăn gia đình cho trẻ và khác với 2 phương pháp trên là bé sẽ ăn các thức ăn thô thay vì xay nhuyễn.
Kiểu tự chỉ huy này giúp bé thoải mái dùng tay, mắt, miệng để lựa chọn và thưởng thức đồ ăn. Việc này giúp trẻ phát triển các kỹ năng một cách tự nhiên. Bé học được cách nhai sớm và học cách cảm nhận thức ăn.
Phương pháp này giúp bé thoải mái lựa chọn những món ăn yêu thích
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm bé hiếu động, chơi đùa, không kiểm soát được thức ăn nên không gọn gàng làm các mẹ phải dành nhiều thời gian dọn dẹp và bé dễ bị hóc , nghẹn khi ăn nên mẹ hãy cẩn thận, trông chừng và không nên cho bé ăn thức ăn có kích thước quá lớn.
3. Thời gian và cách ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trong thời gian mới bắt đầu, các mẹ được khuyên nên cho bé ăn các món ăn xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm ngũ cốc giàu sắt hoặc sữa bột, sau khi làm quen dần thì chuyển sang thức ăn thô như trái cây, rau củ và thịt nạc như vậy bé sẽ dễ tiếp nhận hơn.
- Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày.
- Lượng sữa bột/sữa mẹ: tùy theo nhu cầu của bé.
- Độ mềm của thực phẩm: Xay nhuyễn.
Thứ tự các nhóm thực phẩm cho bé ăn:
- Nhóm 1: Ngũ cốc hoặc cháo trắng nghiền thật nhỏ
- Nhóm 2: Rau củ, quả như khoai lang, bí đỏ, chuối, cà rốt, khoai tây, bơ
- Nhóm 3: Thịt heo, thịt gà nạc.
Tùy theo thể trạng mà bé có số buổi ăn dặm khác nhau
Trong một ngày, bé cần ăn dặm khoảng 3-4 lần. Để phát triển tốt hơn, trẻ trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm không nên cai sữa mẹ. Khi gần 1 tuổi, ăn từ 2 bữa/ngày rồi tăng dần 3-4 bữa/ngày đối với bột hoặc cháo.
Mẹ nên chú ý không nên quá vội mà bắt trẻ ăn nhanh vì sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, phải tập trẻ làm quen dần dần với thức ăn vả trở nên thích thú.
Bé cần ăn dặm đúng cách. Mỗi bé sẽ có cách tiếp nhận thức ăn khác nhau. Mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục và thử lại thức ăn sau 2-3 tuần nếu trẻ không chịu ăn.
4. Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bé tăng cân?
4.1. Hãy bắt đầu với loại bột nhạt
Hiện nay có rất nhiều loại bột ăn dặm trên thị trường với đầy đủ hương vị khác nhau. Mặc dù vô cùng tiện lợi nhưng lại gây khó khăn cho bố mẹ để chọn đúng loại bột cho bé. Tốt nhất, bạn nên chọn loại bột nhạt có hương vị gần giống với sữa mẹ hoặc sữa bình bé thường hay uống, nhờ đó, bé sẽ dàng “chấp nhận” hơn. Một số loại bột nhạt mẹ có thể chọn cho bé gồm: bột ăn dặm gạo sữa FRISO GOLD, bột ăn dặm RIDIELAC GOLD gạo sữa, bột ăn dặm Nestlé Cerelac – gạo sữa…
4.2. Lượng chất đạm của trẻ 6 tháng tuổi trong 1 ngày như thế nào?
Đối với bé 6 tháng tuổi, lượng đạm của bé cần trong 1 ngày sẽ từ 20 – 30g thịt (cá, tôm) khoảng 2 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa. Còn nếu ăn trứng thì lượng đạm sẽ tương đương ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
Bổ sung đạm cho bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được cung cấp nhiều protein trong chế độ ăn hơn. Dưới đây là 7 thực phẩm giàu đạm mà phụ huynh…
4.3. Linh hoạt thay đổi nước để kích thích vị giác của bé
Mặc dù ở thực đơn mẫu dành cho bé 6 tháng tuổi bên trên chỉ có nước ép cam và quýt, tuy nhiên về sau bạn có thể linh hoạt thay đổi các loại nước khác như bưởi, lựu, sơ ri… để giúp bé bổ sung vitamin C cũng như làm quen với các vị trái cây tốt hơn.
4.4. Có thể bổ sung một vài thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh chóng
Sau khi bé đã quen với bột nhạt, bạn hãy kết hợp với những loại trái cây, rau củ. Trong đó, bơ, khoai lang, chuối… không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn rất dễ ăn và giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân là nỗi lo lắng của hầu hết các bậc cha mẹ khi nuôi con. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của con những món gần gũi như chuối, trứng, khoai tây,...để giúp bé tăng cân…
4.5. Tuyệt đối không ép bé ăn
Tập cho bé ăn đòi hỏi bố mẹ cần cực kỳ kiên nhẫn. Thế nhưng rất nhiều phụ huynh vì lo sợ tình trạng còi cọc của bé mà liên tục ép bé ăn. Điều này có thể khiến bé bị biếng ăn tâm lý (sợ ăn) hoặc bị béo phì. Thay vào đó, bố mẹ nên cùng bé vận động để giúp bé nhanh đói hơn. Nhờ vậy, bé không chỉ ăn ngon mà còn tạo được nền tảng sức khỏe tốt về sau.
Hãy tạo bầu không khí vui vẻ khi tập cho bé ăn dặm
Nhiều mẹ lo ngại sữa là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân của trẻ. Tuy nhiên, trong sữa vốn chứa nhiều dưỡng chất góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ có thể chọn các dòng sữa loại sữa dành cho…
Trên đây là gợi ý mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân một cách khỏe mạnh. Cần lưu ý, cân nặng và chiều cao của bé phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như cơ địa, di truyền, bệnh lý (nếu có) của bé. Vì thế nếu thấy bé liên tục không tăng cân trong thời gian dài, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị đúng cách.
XEM THÊM: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-thang