Bé không chịu bú bình: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: Hồng Thủy
Bé không chịu bú bình là một trong những tình trạng thường gặp, khiến không ít bố mẹ lo lắng. Bởi trong giai đoạn đầu đời, sữa là nguồn đinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vậy bé đói nhưng không chịu bú bình phải làm sao? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao bé không chịu bú bình?
Trẻ không chịu bú bình có thể do các nguyên nhân sau đây:
1.1. Bé chưa thật sự đói
Nhiều bé thích bú ti mẹ ngay cả khi không đói. Thói quen này xuất phát từ việc con thích ngậm ti mẹ và cảm thấy thoải mái khi nằm trong lòng mẹ. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ bú bình khi thật sự đói. Vì thế, nếu trẻ chưa cảm thấy đói thì con sẽ từ chối bú bình.
1.2. Trẻ chưa quen với việc bú bình
Khi chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình, trẻ sẽ cần thời gian để thích nghi. Do đó, mẹ nên kiên nhẫn trong thời gian đầu để trẻ tập làm quen với bú bình, sau đó con sẽ dần hợp tác hơn.
1.3. Núm vú bình sữa quá cứng
Một trong những nguyên nhân bé bỏ bú bình là núm vú bình sữa quá cứng, trong khi ti mẹ mềm và tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu hơn khi ti. Ngoài ra, núm ti bình có kích thước không phù hợp với miệng của trẻ cũng làm con bú khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng con cảm thấy khó chịu và bỏ bú.
1.4. Trẻ không thích vị sữa công thức
Nhiều trẻ quen với vị sữa mẹ nên khó thích nghi với vị sữa công thức. Ngoài ra, nếu mẹ đổi sữa công thức có hương vị không hợp với sở thích của trẻ thì con cũng sẽ từ chối bú bình.
Mẹ nên lựa chọn sữa công thức có hương vị thanh nhạt, phù hợp với khẩu vị của con.
1.5. Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Mẹ băn khoăn không biết vì sao bé đang bú bình tự nhiên bỏ bú bình. Tình trạng này có thể do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Lúc này, trẻ cảm thấy vùng nướu bị ngứa và khó chịu nên thường bỏ bú hoặc thích cắn chặt răng vào núm ti bình sữa nhưng không chịu bú sữa.
1.6. Tư thế bú chưa phù hợp hoặc trẻ không quen để người lạ cho bú bình
Nếu mẹ cho trẻ bú trong tư thế không phù hợp có thể làm con khó chịu và bỏ bú bình. Ngoài ra, một số trẻ đã quen với hơi ấm và giọng nói của mẹ. Vì thế, khi thấy người lạ cho bú bình thì con sẽ có phản ứng từ chối.
1.7. Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe
Khi có vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, viêm họng, nhiệt miệng, nhiễm trùng tai,… trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nên không chịu bú bình và quấy khóc nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nấm lưỡi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình. Đây là tình trạng lưỡi của trẻ có những vết loét nhỏ làm ảnh hưởng đến vị giác và gây đau đớn.
1.8. Pha sữa không đúng cách khiến sữa quá nhạt hoặc quá đặc
Nếu mẹ thấy bé đói nhưng không chịu bú bình thì có thể do sữa quá nhạt hoặc quá đặc do pha. Việc pha sữa không đúng tỷ lệ có thể làm thay đổi kết cấu sữa, dẫn đến tình trạng không hợp với khẩu vị của trẻ.
2. Giải pháp khi bé không chịu bú bình
Khi trẻ không chịu bú bình, mẹ có thể áp dụng các giải pháp gợi ý sau đây:
2.1 Tạo môi trường thoải mái khi trẻ bú bình
Mẹ nên cho con bú sữa trong môi trường yên tĩnh, hạn chế các yếu tố làm trẻ mất tập trung. Ngoài ra, không khí trong lành, mát mẻ cũng giúp con bú sữa dễ dàng và thoải mái hơn.
2.2 Sử dụng núm vú bình sữa mềm và phù hợp với trẻ
Một trong những cách giúp bé chịu bú bình là cho con sử dụng núm vú bình sữa phù hợp. Mẹ nên chọn loại ti bình sữa mềm và có kích cỡ vừa với miệng của con.
2.3 Tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình
Để con không từ chối bú bình, mẹ có thể bỏ sữa mẹ vào bình và cho con ti. Dần dần, con sẽ quen với việc sử dụng bình sữa.
Sau khi trẻ đã quen với bú bình bằng sữa mẹ, phụ huynh có thể chuyển dần sang pha sữa công thức để con ti bình.
2.4 Giúp trẻ có tư thế bú bình thoải mái
Tư thế bú thoải mái, đúng cách cũng giúp trẻ dễ dàng làm quen với việc bú bình hơn, cũng như hạn chế tình trạng sặc, nôn trớ. Theo đó, mẹ giúp trẻ giữ tư thế ngồi thẳng lưng và đỡ đầu con bằng tay trái. Sau đó, mẹ dùng tay phải giữ bình sữa theo chiều ngang và từ từ cho con ngậm núm ti để bú. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên theo dõi tốc độ trẻ bú sữa và vỗ ợ hơi cho con sau khi bú.
2.5 Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình
Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ ngậm ti giả trước rồi sau đó mới cho con bú bình. Giải pháp này phù hợp với những trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng.
2.6 Cho bé bú bình khi con thật sự đói
Mẹ nên chọn đúng thời điểm con thật sự đói để cho trẻ bú bình. Vì khi đói, con sẽ có phản ứng dễ chấp nhận việc bú bình hơn. Theo đó, mẹ nhận biết một số dấu hiệu trẻ đói như ngậm, mút tay, liếm môi, miệng đóng mở liên tục,…
2.7 Mẹ nên tránh đi khi trẻ bú bình
Trẻ thường có xu hướng đòi ti mẹ khi nhìn thấy mẹ. Vì thế, khi con bú bình, mẹ nên tránh đi để trẻ tập làm quen và không quấy khóc đòi mẹ.
2.8 Chọn loại sữa có thành phần dễ tiêu hóa, hương vị thanh nhạt
Sữa công thức có hương vị thanh nhạt thường là lựa chọn “gần gũi” với trẻ đang trong giai đoạn tập bú bình. Đồng thời, mẹ cũng nên ưu tiên sữa có thành phần dễ tiêu để hạn chế gây kích ứng lên hệ tiêu hóa của con, làm cho trẻ bị chướng bụng, đầy hơi và quấy khóc.
Bộ đôi sữa Friso Gold và sữa Friso Gold Pro – Giúp trẻ tiêu hóa khỏe – hấp thu nhanh – đề kháng tự nhiên tốt Tin chọn sữa Friso Gold, mẹ yên tâm trẻ dễ tiêu, đi ngoài đều với khuôn phân đẹp nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, dễ tiêu. Đồng thời, trẻ có chiếc bụng khỏe, ngon giấc với nguồn sữa mát được nhập khẩu 100% Hà Lan cung cấp nguồn đạm dễ tiêu, êm bụng bé. Kết hợp cùng hương vị sữa thanh nhạt, không chứa đường sucrose và hợp vị giúp trẻ dễ làm quen, uống ngon và nhiều hơn ngay từ lần đầu nếm thử. Sữa Friso Gold giúp trẻ đi tiêu dễ dàng, ngủ êm giấc nhờ nguồn đạm tự nhiên, dễ dàng tiêu hóa. >> Mẹ tìm mua sữa Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY. Song song đó, sữa Friso Gold Pro cũng là một lựa chọn lý tưởng cho bé yêu của mẹ. Bên cạnh kế thừa toàn bộ các ưu điểm nổi bật của sữa Friso Gold về hương vị thanh nhạt, dễ tiêu hóa, sữa Friso Gold Pro còn bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ (HMO, Probiotics và GOS) thêm lợi khuẩn, tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên giúp trẻ ít ốm vặt. Đồng thời, sản phẩm được nhập khẩu 100% nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ Track Easy. Sữa Friso Gold Pro đồng hành cùng trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên, cho con thoải mái, tự do khám phá thế giới xung quanh. >> Tham khảo chi tiết về sản phẩm và tìm mua sữa Friso Gold Pro chính hãng ngay TẠI ĐÂY. |
3. Nếu bé nhất quyết không chịu bú bình thì phải làm sao?
Trường hợp bé nhất quyết không chịu bú bình, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
- Cho bé bú bằng cốc: Mẹ sử dụng cốc uống nước hoặc cốc thủy tinh cho trẻ uống sữa. Sau đó, mẹ đặt trẻ ở tư thế thẳng đứng trên đầu gối hoặc đùi của mẹ. Tiếp đến, mẹ đặt mép cốc có sữa mẹ vào môi dưới của trẻ rồi từ từ nghiêng cốc để con uống.
- Cho bé uống sữa bằng thìa: Với cách này, mẹ dùng thìa mềm hoặc vật dụng bằng silicon để cho trẻ uống sữa. Cụ thể, mẹ cũng để trẻ ở tư thế thẳng đứng trên đùi hoặc đầu gối của mẹ. Sau đó, mẹ cho cho sữa lên thìa rồi đặt lên môi dưới của trẻ rồi cho con uống.
- Sử dụng ống nhỏ sữa: Mẹ đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa và nghiêng về bên phải. Tiếp đến, mẹ nhẹ nhàng dùng tay kéo môi dưới của bé xuống, đưa ống nhỏ sữa vào miệng con và từ từ phun sữa. Mẹ nên lưu ý không nên phun sữa quá nhiều và nhanh để tránh làm con bị sặc.
4. Cách nhận biết bé không chịu bú bình bị thiếu dinh dưỡng
Bé bỏ bú bình khiến nhiều mẹ lo lắng con không nhận đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể nhận biết trẻ không đủ dinh dưỡng qua các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt chuẩn sau khoảng 2 tuần tập bú bình.
- Trẻ đi tiểu ít với nước tiểu có màu vàng, không trong.
Với trường hợp này, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ không chịu bú bình ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và áp dụng các giải pháp gợi ý bên trên.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về vấn đề bé không chịu bú bình. Hy vọng qua đây có thể giúp mẹ có thêm kiến thức nuôi con hữu ích, đồng hành cùng bé yêu khôn lớn khỏe mạnh nhé.