Khám phá chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng và lưu ý

Tác giả: Hồng Thủy

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong thai kỳ giúp mẹ có sức khỏe tốt, cũng như cho trẻ nền tảng phát triển toàn diện và ổn định. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng cần những dưỡng chất nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Chế độ ăn uống cho bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Cân nặng của con: Các dưỡng chất như axit folic, canxi, omega-3,… có công dụng hỗ trợ trẻ phát triển cân nặng đạt chuẩn. Vì thế, nếu trong thực đơn ăn uống của mẹ thiếu các thực phẩm bổ sung các dưỡng chất này sẽ có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Khả năng phát triển trí tuệ của con: Nếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu sắt, kẽm, axit folic, vitamin B,… thì có nguy cơ trẻ sinh ra có trí tuệ kém phát triển. Nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần phải bổ sung những dưỡng chất này để giảm tỷ lệ trẻ chậm nói, kém phát triển.
  • Dị tật bẩm sinh: Trong 6 tháng đầu thai kỳ, chế độ ăn uống của mẹ có đồ uống có cồn, caffeine, chất kích thích thì sẽ trẻ sinh ra dễ bị dị tật về tim, viêm phổi bẩm sinh. Ngoài ra, nếu mẹ bổ sung ít axit folic có thể tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh – nguyên nhân gây ra bại liệt và các vấn đề về tim mạch.

2. Những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu cần nhớ

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đáp ứng các nguyên tắc sau đây:

2.1 Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng

Thực đơn ăn uống của mẹ bầu cần bổ sung cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất đạm: Thịt, cá, tôm, trứng, sữa,…
  • Chất bột đường: Gạo, khoai, mì, ngô,…
  • Chất béo: dầu, mỡ, vừng, đậu,…
  • Vitamin, chất xơ và khoáng chất: Các loại rau xanh, quả chín,…

Theo đó, hàm lượng các nhóm chất cũng cần được bổ sung đúng lượng theo từng tháng thai kỳ.

2.2 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sau đây để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất, đảm bảo mẹ và bé đều có sức khỏe tốt:

  • Acid Folic: Acid Folic là dưỡng chất giúp trẻ phòng tránh các dị tật ống thần kinh. Vì thế, mẹ nên bổ sung acid folic đến hết 3 tháng đầu thai kỳ thông qua các thực phẩm như rau chân vịt, bông cải xanh, sữa, ngũ cốc thô,…
  • Sắt: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung khoảng 1000mg sắt/ngày để tăng lượng máu cung cấp cho mẹ và thai nhi, tránh tình trạng thiếu máu. Theo đó, sắt có trong đa dạng các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, củ dền, rau muống,…
  • Canxi: Canxi không chỉ giúp hệ xương chắc khỏe mà còn có lợi cho hệ thống tuần hoàn, thần kinh và cơ bắp của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ nên bổ sung khoảng 1.200mg canxi/ngày từ các thực phẩm như sữa, cải xoăn, ngũ cốc, bông cải xanh,…
  • Protein: Chế độ ăn cho bà bầu cần có protein – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ cơ và cơ quan của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Đồng thời, đây còn là dưỡng chất giúp tăng lượng máu vận chuyển đến thai nhi. Mẹ có thể bổ sung protein bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng,…
  • DHA: DHA giúp hình thành và hoàn thiện cấu trúc và chức năng của não bộ, thị giác của thai nhi. Vì thế, mẹ nên bổ sung khoảng 100 – 200mg DHA mỗi ngày thông qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng, ngũ cốc, súp lơ, bí ngô, cải xoăn,…
  • Vitamin B: Dinh dưỡng cho mẹ bầu không thể thiếu các loại vitamin nhóm B mang đến những lợi ích cho mẹ bầu như hỗ trợ hệ thần kinh, bổ sung năng lượng, thúc đẩy lưu thông máu, phát triển hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của thai nhi,… Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như thịt, cá, đậu phộng, cà chua, quả bơ, chuối,…
  • Magie: Magie đóng vai trò giúp ngăn ngừa bệnh sản giật, phòng tránh đẻ non và giảm tỷ lệ tử vong sản khoa. Theo đó, mẹ nên bổ sung Magie từ nguồn thực phẩm bao gồm các loại đậu, ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm,…

dinh dưỡng cho bà bầu

Các thực phẩm giàu magie giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, phòng tránh đẻ non, bệnh sản giật và giảm tỷ lệ tử vong sản khoa.

2.3 Hạn chế những thực phẩm có hại

Bên cạnh các thức ăn bổ dưỡng, chế độ ăn uống cho bà bầu cần hạn chế những thực phẩm có hại như:

  • Rượu, bia: Uống rượu bia khi mang thai có thể gây ra nhiễm độc rượu bào thai dẫn đến hội chứng rối loạn. Hệ quả của tình trạng này là khiến thai nhi kém phát triển, dị tật tim và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá mòi, cá nhám, cá kiếm,… có thể gây hại cho não, thận, hệ thần kinh của thai nhi.
  • Caffeine: Các thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà, ca cao, nước ngọt có thể làm thai nhi chậm phát triển, cùng như tăng nguy cơ cân nặng thấp sau sinh hoặc mắc các bệnh mãn tính khi trưởng thành.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn thường nghèo nàn dinh dưỡng nhưng lại nhiều calo và đường. Vì thế, mẹ bầu ăn loại thực phẩm này có thể tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, thậm chí gặp biến chứng khi mang thai.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng có gì khác biệt?

Ở từng giai đoạn thai kỳ, mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau:

3.1 3 tháng đầu (tam cá nguyệt đầu tiên)

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ dễ bị ốm nghén, khó chịu khi ăn uống. Nhưng đây cũng là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng. Vì thế, mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối bao gồm:

  • Nhiều rau xanh, trái cây.
  • Thực phẩm giàu acid folic, canxi, sắt.
  • Hạn chế uống rượu, chất kích thích, sử dụng thuốc.
  • Tiêm phòng trong thai kỳ đầy đủ.

3.2 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2)

Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu thường không còn bị ốm nghén nên ăn uống ngon miệng hơn. Lúc này, thai nhi phát triển hệ xương, não bộ và các cơ quan. Do đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp như sau:

  • Bên cạnh axit folic, canxi, sắt, bổ sung thêm kẽm (20mg/ngày) thông qua các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt, hải sản,…
  • Tăng khẩu phần ăn lên đảm bảo cung cấp khoảng 300 – 400kcal/ngày) để tránh ảnh hưởng tới vóc dáng, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp tăng hoặc tiền sản giật.
  • Bổ sung thêm các nhóm ngũ cốc, rau củ, thực phẩm chứa chất đạm và sữa.

dinh dưỡng cho bà bầu-1

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên bổ sung thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau củ,…

3.3 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3)

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của thai nhi đã đến cột mốc phát triển vượt trội. Vì thế, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo:

  • Tăng khẩu phần ăn khoảng 400 kcal/ngày để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thai nhi.
  • Bổ sung thêm vitamin C ( cà chua, táo, dâu tây,…) để hấp thụ sắt và canxi tốt hơn, phòng trái vỡ ối và sinh non.
  • Thêm thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu để cải thiện tình trạng táo bón, đầy bụng.
  • Bổ sung thêm sữa, thực phẩm chất đạm, nước và ngũ cốc.

4. Những quan điểm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu

Sau đây là những quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà mẹ nên tránh:

4.1 Nhịn ăn sẽ giúp bà bầu không bị ốm nghén

Đây là quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì nguyên nhân mẹ bị ốm nghén có thể do hormone ảnh hưởng đến khẩu vị, không liên quan đến việc cơ thể đào thải thức ăn. Vì thế, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa, ăn từng chút một thay vì nhịn ăn.

4.2 Bà bầu cần ăn cho 2 người

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cần được tăng lên nhưng không đến mức tăng gấp đôi so với bình thường. Việc ăn quá nhiều có thể khiến mẹ tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

4.3 Ăn nhiều sẽ gây khó sinh

Mẹ nên tránh quan niệm sai lầm về ăn uống này. Vì việc tăng cân khi mang thai là cần thiết để đảm bảo thai nhi tăng trọng đạt chuẩn, đảm bảo các chỉ số về nước ối, nhau thai,… Ngoài ra, việc sinh khó hay sinh dễ còn phụ thuộc nhiều vào kích thước xương chậu của mẹ.

5. Gợi ý một số món ăn dinh dưỡng khi mang thai cho mẹ

Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn dinh dưỡng sau đây để bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ:

5.1 Súp thịt bò

Súp thịt bò bổ sung nhiều chất đạm, sắt, canxi và các khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định. Mẹ có thể nấu súp thịt bò cùng các loại rau củ như cà rốt, khoai tây,…

5.2 Cháo cá

Mẹ có thể ăn các loại cháo cá như cháo cá diếc, cháo cá hồi, cháo cá chép,… trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là loại thức ăn mang đến cho mẹ bầu nguồn cung cấp omega-3, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

dinh dưỡng cho bà bầu-2

Mẹ có thể ăn cháo cá để bổ sung các dưỡng chất như chất đạm, omega-3, chất đạm, vitamin và khoáng chất,…

5.3 Chè mè đen

Bột mè đen có công dụng ngăn ngừa các bệnh thường gặp trong thai kỳ, cũng như hỗ trợ tăng tốc độ chuyển dạ. Đồng thời, chè mè đen cũng có công dụng làm đẹp da và giúp phát triển trí não của thai nhi.

>> Xem thêm: Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi

Bên cạnh những món ăn dinh dưỡng trên, mẹ đừng quên uống đủ nước và bổ sung các dưỡng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để bổ sung dinh dưỡng cho con hiệu quả, đồng thời giúp hành trình mang thai thoải mái hơn thì mẹ có thể bổ sung sữa bầu. Trong đó Friso® Gold Mum là sản phẩm sữa dinh dưỡng mẹ không nên bỏ qua.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ rất dễ bị nghén nên không ăn uống được nhiều, dẫn đến thai nhi dễ bị thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng với Friso® Gold Mum, mẹ có thể yên tâm uống sữa mà không lo bị nghén nhờ sản phẩm có hương vị thơm ngon (cam tự nhiên và vani thanh nhạt). Đặc biệt, thai nhi còn được đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai trong 3 tháng đầu và suốt thai kỳ nhờ được bổ sung hệ dưỡng chất thiết yếu như Axit Folic, Canxi, DHA,….

Đồng thời, càng về cuối thai kỳ, mẹ càng mệt mỏi và dễ bị táo bón do thai nhi đang lớn dần lên. Nhưng mẹ có thể giải quyết nỗi lo này với dưỡng chất Magie và vitamin nhóm B có trong Friso® Gold Mum. Hơn thế nữa, mẹ thoải mái uống sữa mà không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ vì sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25).

dinh dưỡng cho bà bầu-3

Sữa Friso® Gold Mum góp phần mang đến cho mẹ chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp bé yêu phát triển toàn diện.

MUA SẢN PHẨM TẠI

Bài viết trên đây cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Hy vọng qua đây có thể giúp mẹ xây dựng thực đơn phù hợp để có có thai kỳ khỏe mạnh, cũng như nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt.

> Tìm hiểu thêm: Sữa Friso pha sẵn có tốt không?

Xem thêm