Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? 8 điều mẹ cần biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trước khi mang thai cần chuẩn bị gì là thắc mắc của hầu hết chị em sắp sửa làm mẹ. Không chỉ chuẩn bị chỉn chu về thể chất, người mẹ còn phải nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần, từ đó tạo “bước đệm” vững chãi cho con chào đời khỏe mạnh, thông minh. Ngay bây giờ, hãy cùng SỮA NÀO TỐT khám phá chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày
Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Đầu tiên, các chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
Trong đó, theo khuyến nghị, chị em còn phải tích cực “nạp” vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là Axit Folic, I-Ốt và sắt trước khi mang thai. Nguyên nhân là:
- Axit folic là một loại vitamin nhóm B, có nhiều trong các loại đậu và hạt, đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên cơ quan của thai nhi và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ cần bổ sung tối thiểu 400 mcg axit folic/ngày trong ít nhất 1 tháng trước mang thai và 12 tuần đầu thai kỳ.
- I-ốt thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và bé. Nếu thiếu đi chất này, sự phát triển não bộ của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung 150 mcg i-ốt/ngày, bằng muối i-ốt, cá tươi, hải sản… trước mang thai, trong thai kỳ và ngay cả khi đang cho con bú.
- Sắt là một loại khoáng chất cần thiết với cơ thể người mẹ trước khi mang thai, bởi sắt rất có lợi cho quá trình tạo máu và phòng ngừa sinh non hay suy dinh dưỡng cho em bé. Phụ nữ trước thai kỳ cần bổ sung khoảng 27 mg sắt/ngày từ các thực phẩm giàu sắt như tôm, thịt, các loại đậu…
Chị em hãy ăn đa dạng các loại rau xanh, củ quả, thịt, cá, trứng… và hạn chế tiêu thụ nhiều muối, đường, dầu mỡ, chất kích thích và đồ có cồn.
Ngoài ra, trong lúc chuẩn bị trước khi mang thai, mẹ không thể nào quên chọn mua sữa bầu. Do sữa bầu cũng là một nguồn dinh dưỡng tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng tỷ lệ thụ thai.
Sữa bầu sở hữu hệ dưỡng chất ưu việt dành riêng cho của bé con với tỷ lệ hoàn hảo tất cả vitamin và khoáng chất thiết yếu suốt thai kỳ. Đặc biệt là Axit Folic, Canxi, DHA… để con có nền tảng phát triển toàn diện.
Thêm vào đó, sữa bầu còn có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón và giảm mệt mỏi cho mẹ nhờ khoáng chất Magie và vitamin nhóm B. Qua đó, mẹ luôn đủ năng lượng hoạt động, giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
2. Khám tiền sản và kiểm tra di truyền
Tiếp đến, kiểm tra tiền sản là một khâu chuẩn bị trước mang thai không thể thiếu. Khám tiền sản là kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai, đem lại nhiều lợi ích cho hai vợ chồng như trang bị kiến thức cơ bản về đời sống hôn nhân và chăm sóc con cái; phát hiện và tầm soát bệnh truyền nhiễm cho mẹ và bé trong thời gian mang thai.
Song song đó, các cặp vợ chồng cũng cần thực hiện kiểm tra di truyền nhằm xác định sớm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến gen như hội chứng Down, bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng… Từ đó, giúp bố mẹ đưa ra lựa chọn sáng suốt trong quá trình sinh con cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
3. Tránh xa chất kích thích và chất gây nghiện
Mẹ có dự định mang thai cần nói “không” với các chất kích thích và chất gây nghiện như trà, cà phê, rượu, bia… Bởi lẽ, những chất độc hại này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm khả năng sinh sản. Chẳng hạn, kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố, ngừng rụng trứng…
Chất kích thích và chất gây nghiện giảm khả năng phát triển thể chất và trí não của trẻ nếu mẹ dùng trong lúc mang thai.
4. Luyện tập thể dục điều độ
Trước khi mang thai cần chuẩn bị gì? Đáp án chị em cần tìm là chuẩn bị nền tảng sức khỏe vững vàng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (AGOG), luyện tập thể dục điều độ không chỉ giúp kiểm soát tốt chỉ số cân nặng BMI (trong khoảng 18,5 – 24,9) mà còn cải thiện tâm trạng, giảm thiểu căng thẳng để quá trình thụ thai diễn ra suôn sẻ. Một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện các chị em nên thử như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga…
5. Tiêm phòng trước khi mang thai
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 12 tuần đầu thai kỳ, cơ thể mẹ yếu ớt hơn hẳn nên rất dễ ốm vặt và nhiễm trùng. Có thể lý giải vấn đề này là do sự mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn hệ thống miễn dịch. Vì lẽ đó, tiêm phòng đầy đủ vắc xin như viêm gan B, thủy đậu, cúm, HPV… là một bước cần thiết trong khâu chuẩn bị trước khi mang thai, với mục đích bảo đảm sức khỏe và đề kháng cho cả mẹ và con.
Tiêm phòng trước mang thai giúp mẹ có nền tảng đề kháng vững chắc trong suốt thai kỳ.
6. Tham khảo thông tin của các bệnh viện phụ sản
Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn các chị em hết sức lo lắng vì có quá nhiều thông tin cần phải tìm hiểu và không biết đâu là thông tin chính xác. Vì thế, để có một lộ trình mang thai suôn sẻ, chị em hãy tham khảo các gói tư vấn mang thai của bệnh viện uy tín. Cùng với đó, có thể cân nhắc lựa chọn các bệnh viện gần nhà để quá trình tư vấn và thăm khám diễn ra thuận lợi suốt giai đoạn mang bầu.
7. Chuẩn bị ngân sách
Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Tài chính là một yếu tố quan trọng không kém mà hai vợ chồng cần đặc biệt quan tâm. Cụ thể, tài chính vững vàng giúp phụ nữ yên tâm mang thai và sinh con cũng như cánh đàn ông không phải chịu áp lực kinh tế. Từ đó, hạn chế bất đồng làm rạn nứt tình cảm, ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu.
Một số chi phí cơ bản gia đình cần chuẩn bị là chi phí khám tiền sản, chi phí khám thai, chi phí sinh con, chi phí dinh dưỡng, vật dụng mẹ và bé…
8. Sẵn sàng tâm lý để chào đón thiên thần
Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thụ thai thành công. Theo nghiên cứu gần đây tại Đại học Louisville ở Kentucky (Mỹ), nếu bố mẹ liên tục rơi vào căng thẳng, buồn bã thì tỷ lệ mang thai thành công rất thấp. Ngược lại, bố mẹ luôn giữ tâm trạng ổn định, vui vẻ thì thụ thai dễ dàng hơn. Chính vì vậy, việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rất quan trọng, giúp mẹ sớm có tin vui. Theo đó, bố mẹ có thể cải thiện cảm xúc bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và tập luyện thể dục đều đặn.
Có thể thấy, làm mẹ là một quá trình đầy thú vị và ý nghĩa ngay từ lúc chuẩn bị đón chào con. Chính vì thế, qua những thông tin bổ ích trong bài viết này, hy vọng các chị em đã hiểu rõ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai và trang bị kiến thức vững vàng cho hành trang làm mẹ của mình.