Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bệnh kiết lỵ là một bệnh thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, qua chơi với vật nuôi, từ người thân,… Trẻ bị kiết lỵ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của con. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Trong bài viết dưới đây, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh kiết lỵ ở trẻ!
1. Bệnh kiết lỵ là bệnh gì?
Bệnh kiết lỵ là tình trạng ruột già bị nhiễm trùng do các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên. Người bệnh khi bị lỵ thường gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, có chất nhầy và máu. Có hai loại bệnh lỵ thường gặp là bệnh kiết lỵ amip (do ký sinh trùng Entamoeba) và bệnh kiết lỵ trực khuẩn (trực khuẩn Shigella). Bệnh kiết lỵ phổ biến ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ từ 2 – 4 tuổi.
Đặc biệt, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ dễ bị nhầm lẫn bởi những triệu chứng ban đầu của hai bệnh này thường là đau bụng, đi vệ sinh liên tục, mất nước. Bố mẹ nên phân biệt rõ hai tình trạng này để có cách chăm sóc trẻ phù hợp.
> Xem thêm Cách phân biệt tiêu chảy và bệnh kiết lỵ ở trẻ.
Trẻ bị kiết lỵ nguyên nhân thường do các vi khuẩn và ký sinh trình sống trong môi trường không vệ sinh gây ra.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ
Trẻ bị bệnh kiết lỵ thường là do nhiễm khuẩn Shigella và ký sinh trùng Entamoeba. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhiễm khuẩn là:
- Thức ăn, đồ uống không vệ sinh, hoặc chưa được nấu chín, đun sôi.
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh như có các vũng nước đọng, ao, hồ ô nhiễm, chất lượng không khí không đảm bảo,…
- Khi đi bơi, tắm trẻ lỡ nuốt phải nước hồ, sông nhiễm khuẩn.
- Trẻ tiếp xúc với các con vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi,…
- Trẻ thường dùng tay bẩn đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, vui chơi và trước khi ăn.
- Người thân, bạn bè nhiễm bệnh, sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ đã chạm vào thức ăn, đồ uống. Từ đó, trẻ ăn vào các thức ăn, đồ uống này gây nhiễm bệnh.
3. Biểu hiện của bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Những triệu chứng kiết lỵ ở trẻ em thông thường biểu hiện từ nhẹ đến nặng tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh kiết lỵ thường gặp ở trẻ em.
- Đau quặn bụng dọc vùng đại tràng.
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, nhưng đi rất ít phân hoặc không có, phân lỏng có chứa máu và chất dịch nhầy.
- Trẻ đau rát hậu môn kèm theo cảm giác muốn đại tiện một cách bất thiết.
- Sau khi đi đại tiện thì đau và mót rặn.
- Trẻ có thể bị sốt cao nếu nhiễm trực khuẩn Shigella.
- Ngoài ra trẻ còn có các dấu hiệu như: nôn, mệt mỏi, sôi bụng,…
Khi bị kiết lỵ, trẻ có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
4. Trẻ bị kiết lỵ có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh kiết lỵ sẽ gây nguy hiểm đến trẻ nếu tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến mất nước nghiêm trọng, và một số biến chứng nguy hiểm như suy thận (bệnh lỵ trực khuẩn), áp xe gan (amip lan đến gan), thủng ruột, viêm đại tràng sau lỵ, lồng ruột,… Vì vậy, khi cha mẹ thấy con có các biểu hiện như tiêu máu kéo dài, sốt trên 38,5 độ hơn một ngày, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng sậm,… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Thông thường, bệnh kiết lỵ sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị (với bệnh lỵ trực khuẩn thường kéo dài 5 – 7 ngày, bệnh lỵ amip là 14 ngày).
5. Cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ mẹ cần biết
Trẻ bị kiết lỵ phải làm sao nhanh hồi phục sức khỏe là băn khoăn của khá nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo.
5.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trẻ bị kiết lỵ nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo nếp, gạo tẻ, nước ép, rau quả tươi, sữa chua (bổ sung lợi khuẩn probiotic),… Ngoài ra, khi bị kiết lỵ, trẻ không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất xơ (bưởi, cam, quýt,…), tránh uống sữa bò (các sản phẩm từ sữa), ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt,…
Chế độ ăn của trẻ khi đang điều trị kiết lỵ cũng cần đầy đủ 4 nhóm chất là: protein, chất xơ, tinh bột và vitamin thường có nhiều trong ngũ cốc, thịt, cá, trái cây, rau xanh,… Ngoài ra, các mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và nấu thức ăn lỏng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy để các chất dinh dưỡng giúp con nhanh hồi phục.
5.2 Duy trì cho trẻ bú sữa
Cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không, câu trả lời là trẻ vẫn có thể uống sữa. Bởi khi bị kiết lỵ, trẻ có thể mệt mỏi, ăn kém, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó, sữa là thực phẩm giàu dưỡng chất, mẹ có thể tham khảo và bổ sung để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng lưu ý nên chia nhỏ lượng sữa để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa của con.
- Với trẻ bú mẹ: Các mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa, chia nhiều cữ bú trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý ăn uống lành mạnh để có nguồn sữa chất lượng cho trẻ.
- Với trẻ bú sữa công thức: Chọn sản phẩm có nguồn sữa mát lành và êm dịu với hệ tiêu hóa còn non yếu của con. Mẹ cũng nên ưu tiên dùng sữa bột có đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên để giúp con tiêu hóa dễ dàng.
Friso Gold được nhiều mẹ tin chọn cho bé yêu nhờ có nguồn sữa mát lành từ Hà Lan, êm dịu với hệ tiêu hóa của con. Đặc biệt hơn, sản phẩm ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm nôn trớ, táo bón và nhiều vấn đề đường ruột khác.
Sữa còn được đánh giá cao bởi hương vị thanh nhạt tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng làm quen và uống sữa ngon miệng.
Chọn Friso Gold, mẹ an tâm chiếc bụng của trẻ được nâng niu, khỏe mạnh!
Friso Gold có nguồn sữa mát lành nhập khẩu 100% từ Hà Lan và phân tử đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ êm bụng, tiêu hóa dễ dàng.
5.3 Bù nước cho trẻ
Trẻ bị kiết lỵ có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến mất nước. Vì vậy, các mẹ nên chú ý bù nước cho trẻ đầy đủ, có thể cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc dung dịch Oresol theo chỉ định của bác sĩ.
6. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ
Bỏ túi những lưu ý dưới đây cũng giúp chăm sóc trẻ bị kiết lỵ tốt hơn, từ đó hỗ trợ con hồi phục nhanh:
- Cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi cho trẻ đi vệ sinh, khi cho trẻ ăn hoặc trong khi chế biến thức ăn.
- Cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, tránh tình trạng thức ăn chưa chín kỹ.
- Cha mẹ cần theo dõi quá trình phục hồi của trẻ. Nếu tình trạng đi tiêu máu và nhầy của trẻ kéo dài, kèm sốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị.
- Trong thời gian bị bệnh tránh ăn chung, uống chung và cho trẻ đi học để không lây nhiễm bệnh kiết lỵ cho người xung quanh.
- Nếu trẻ gặp tình trạng sốt cao, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ để tránh tình trạng co giật.
- Cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc dân gian, bởi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị kiết lỵ. Ngoài ra, cha mẹ có thể phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ thông qua: tập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ (tay, chân, cơ thể), vệ sinh thú cưng sạch sẽ (xổ giun, sán thường xuyên), vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và khi nghi ngờ bản thân hoặc gia đình có người bị nhiễm khuẩn và trùng kiết lỵ thì cần cách ly y tế để tránh lây lan bệnh.