Phù chân khi mang thai do đâu, nguy hiểm không và cách khắc phục?
Tác giả: Trần Thục
Cùng với niềm hạnh phúc mong chờ bé cưng chào đời, cơ thể của mẹ bầu phải trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Trong số đó phải kể đến tình trạng phù chân khi mang thai gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt. Vậy hiện tượng này do đâu, có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Mẹ bầu bị phù chân xuất hiện vào tháng thứ mấy thai kỳ?
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường mà hơn 50% mẹ bầu gặp phải. Theo đó, các triệu chứng và mức độ phù chân sẽ tăng dần đến tháng cuối thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Tình trạng phù chân, tay hoặc mặt khá nhẹ.
- Tam cá nguyệt thứ hai: Thông thường ở tháng thứ 4 và thứ 5, mức độ phù chân ở mẹ bầu tăng rõ rệt hơn.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Càng cận ngày sinh thì hiện tượng phù chân càng nặng hơn. Nhưng sau sinh vài ngày hoặc vài tuần, tình trạng này sẽ không còn.
Mẹ bầu thường gặp hiện tượng phù chân với các triệu chứng và mức độ tăng dần đến tháng cuối thai kỳ.
2. Nguyên nhân gây ra phù chân khi mang thai
Mẹ bầu bị phù chân trong thai kỳ chủ yếu do các nguyên nhân như:
- Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn bình thường đến 50% nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó dẫn đến tình trạng phù nề.
- Những thay đổi trong máu khiến chất lỏng xâm nhập vào hệ mô, gây ra phù nề chân khi mang thai.
- Để nuôi dưỡng trẻ phát triển kích cỡ mỗi ngày, tử cung của mẹ dần lớn hơn, làm tăng áp lực và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới. Chính nguyên nhân này khiến máu bị dồn nhiều ở chân, làm chân bị phù nề.
- Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ra phù nề.
- Nước ối trong bào thai quá nhiều hoặc mẹ mang đa thai cũng làm mẹ bị sưng phù chân.
3. Mẹ bầu sưng phù chân có nguy hiểm không?
Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị phù nề đi kèm với những dấu hiệu dưới đây thì cần gặp bác sĩ ngay:
- Mức độ phù nề ngày càng nặng, có thể kèm theo dấu ấn lõm.
- Tình trạng chân bị phù nề không thuyên giảm, kéo dài nhiều ngày dù đã nghỉ ngơi hợp lý.
- Tay và mặt đồng thời cũng có dấu hiệu phù nề tương tự.
- Cùng lúc có một số triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, đau đầu, mắt mờ,…
Mẹ bầu phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh? Nếu ở tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ bầu bị phù chân thì đây cũng có thể coi là dấu hiệu báo sắp sinh, thường kèm theo các dấu hiệu như:
Mẹ cần theo dõi những thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. |
4. Cần làm gì để giảm phù chân khi mang thai?
Để giảm bớt tình trạng phù chân, mẹ thực hiện một số cách sau đây:
4.1. Xây dựng chế độ ăn giảm muối, bổ sung thực phẩm giàu Kali
Ngoài các bữa ăn đủ chất (chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất), mẹ bầu cũng nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm dồi dào Kali để giúp ổn định lượng dịch trong cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa phù nề chân. Cụ thể, mẹ nên chọn các loại thực phẩm như: khoai lang, dưa hấu, củ cải, cà chua, cải bó xôi, đậu đen,… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện chế độ ăn ít muối, hạn chế sử dụng nhiều gia vị nhằm giảm thiểu lượng lượng nước tích trữ và Natri hấp thụ vào cơ thể.
Mẹ đừng quên kết hợp uống sữa công thức để bổ sung hệ dưỡng chất đầy đủ, cho mẹ và bé khỏe mạnh.
Với mỗi ly sữa bầu, mẹ được bổ sung dồi dào dưỡng chất Magie và vitamin nhóm B hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời tiếp thêm cho mẹ năng lượng tích cực cho hành trình mang thai thoải mái, khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho thai nhi như Axit Folic hỗ trợ hoàn thiện hệ thần kinh, Canxi và vitamin giúp hệ xương chắc khỏe, DHA phát triển não và mắt… Nhờ đó, bé yêu có nền tảng dinh dưỡng vững chắc, sẵn sàng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.
4.2. Uống đủ nước
Để cải thiện trình trạng phù chân khi mang thai, mẹ cần uống đủ khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày đảm bảo cơ thể đủ nước, cân bằng dung dịch nội môi và đào thải độc tố và lượng Natri dư thừa. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước ép trái cây và các loại trà thảo mộc. Dù vậy, mẹ không nên sử dụng cà phê vì trong loại thức uống này có cafein làm tăng nguy cơ rối loạn điện giải, khiến cơ thể tích nước nhiều hơn. Ngoài ra, thức uống này cũng làm cản trở quá trình hấp thu, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
4.3. Tập thể dục thường xuyên
Vận động nhẹ nhàng giúp quá trình lưu thông máu hiệu quả hơn. Mẹ có thể đi bộ, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chọn các bài tập yoga phù hợp, bơi lội,…
Thực hiện các bài tập thể dục cho bà bầu không những giúp mẹ khỏe, thai nhi mạnh và thông minh mà còn hỗ trợ việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Vậy đâu là bài tập mà bà bầu không nên bỏ qua? Bài viết dưới đây sẽ bật…
4.4. Nâng chân cao khi ngồi
Khi ngồi, đặc biệt là ở thời điểm cuối ngày, mẹ bầu nên nâng chân cao hơn một chút nhằm hỗ trợ giảm chất lỏng tích tụ ở chân, cải thiện hiện tượng phù chân khi mang thai. Ngoài ra, cũng không nên vắt chéo chân khi ngồi để máu dễ dàng lưu thông hơn.
Nâng chân cao khi ngồi hỗ trợ giải phóng chất lỏng tích tụ ở chân, từ đó giảm phù nề.
4.5. Đi giày thoải mái
Khi mang thai, mẹ nên ưu tiên chọn những đôi giày, dép có đế bằng, thấp với chất liệu mềm và vừa vặn để giảm phù nề chân. Đồng thời bảo vệ hông và lưng khi trọng tâm cơ thể thay đổi hoặc trọng lượng gia tăng.
4.6. Xoa bóp, vận động bàn chân
Thực hiện xoa bóp chân nhẹ nhàng giúp lưu thông các chất lỏng tích tụ, từ đó cải thiện tình trạng sưng phù. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên tập các động tác thể dục bàn chân khi đứng hoặc ngồi để cải thiện lưu thông máu. Cụ thể, mẹ tập uốn cong và duỗi chân lên xuống, sau đó xoay chân thành hình tròn và ngược lại.
4.7. Điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Với trường hợp mẹ bầu phù chân khi mang thai do suy giãn tĩnh mạch, cần tìm đến bác sĩ để có hướng khắc phục an toàn với sức khỏe thai kỳ.
4.8. Nằm ngủ nghiêng về bên trái
Tư thế nằm ngủ nghiêng sang trái giúp cơ thể mẹ lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng sưng phù bàn chân. Ngoài ra, tư thế nằm này còn giảm bớt áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, giúp tăng cường lưu thông máu đến tim.
Nằm nghiêng bên trái hỗ trợ tuần hoàn máu lưu thông tốt, giúp mẹ đỡ phù chân hơn.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên nào là nỗi lo của không ít người bởi tư thế nằm sai không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sữa Nào Tốt sẽ giúp các mẹ giải đáp băn khoăn này qua…
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng phù chân khi mang thai và có cách khắc phục phù hợp. Trường hợp tình trạng phù nề có dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay bác sĩ để có hướng khắc phục sớm nhất mẹ nhé!