Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Mất khoảng bao lâu?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, thời gian bao lâu cùng các dấu hiệu nhận biết đã thụ thai thành công là điều vô cùng cần thiết với các cặp đôi đang muốn có em bé. Thông qua bài viết dưới đây, Sữa Nào Tốt sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Hãy theo dõi ngay nhé!
1. Thụ thai là gì? Những yếu tố cần để quá trình thụ thai thành công
Thụ thai là quá trình tinh trùng di chuyển qua âm đạo đi vào tử cung và tiến hành thụ tinh cùng với trứng trong ống dẫn trứng. Để quá trình này diễn ra thuận lợi thì cần có đủ 2 yếu tố:
- Tế bào trứng
Trứng (hay còn gọi là noãn bào) là một tế bào được sản xuất ở buồng trứng của nữ giới và tham gia trực tiếp vào quá trình thụ thai. Để chuẩn bị cho quá trình này, buồng trứng sẽ rụng 1- 3 quả trứng sau mỗi chu kỳ. Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển đến đoạn ⅓ ống dẫn trứng để gặp tinh trùng. Thời gian trứng sống trong cơ thể phụ nữ là 24 giờ, nếu không được thụ tinh trứng sẽ bị đào thải ra ngoài thành kinh nguyệt ở chu kỳ tiếp theo.
- Tinh trùng
Tinh trùng là tế bào sinh sản được sản xuất liên tục tục trong cơ thể của nam giới. Trung bình tinh trùng cần khoảng 60 – 90 ngày để phát triển và hoàn thiện, đồng thời mỗi tế bào tinh trùng có thể sống vài tuần trong cơ thể nam giới. Trong mỗi lần xuất tinh, có tới 300 triệu tinh trùng được giải phóng, tuy nhiên chỉ có một tế bào duy nhất có thể gặp trứng để tiến hành thụ tinh.
Quá trình thụ thai diễn ra có sự góp mặt đủ hai yếu tố trứng và tinh trùng.
2. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?
Quá trình thụ thai diễn ra theo hai giai đoạn sau:
2.1. Giai đoạn 1: Tinh trùng gặp trứng
Mỗi lần nam giới xuất tinh sẽ đưa khoảng 40 – 300 triệu tinh trùng vào tử cung nữ giới với vận tốc gần 16km/giờ. Lúc này, tử cung sẽ co thắt để cho tinh trùng dễ di chuyển hơn.
Các tinh trùng sẽ xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau trong âm đạo để tìm trứng. Vấn đề đầu tiên chúng gặp là lượng chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy này có cấu trúc dẻo đặc ở trước và sau thời điểm trứng rụng. Tuy nhiên, vào 1 – 2 ngày quanh thời điểm rụng trứng thì chất nhầy này sẽ lỏng, trơn, mịn giúp tinh trùng dễ dàng bơi qua hơn. Ước tính tinh trùng cần 2 – 3 giờ để vượt qua quãng đường này.
Tiếp theo, tinh trùng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và tiếp cận trứng. Tại đây, tinh trùng lại bước vào quá trình tranh giành mới để có thể xâm nhập vào trứng. Thông thường chỉ có vài chục tinh trùng có thể tiếp cận trứng và chỉ duy nhất một tế bào tinh trùng có thể phá vỡ lớp vỏ trứng để thụ tinh thành công.
Ngay sau khi có 1 tinh trùng xâm nhập thành công thì lớp vỏ trứng lập tức ngăn chặn không để bất kỳ tinh trùng nào khác có thể tiến vào.
Chỉ có một tế bào tinh trùng khỏe mạnh nhất xâm nhập được vào lớp vỏ trứng để tiến hành thụ tinh.
2.2. Giai đoạn 2: Quá trình thụ thai diễn ra
Sau khi tinh trùng gặp trứng thì quá trình trình thụ tinh sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ. Lúc này, hợp tử của trứng và tinh trùng sẽ được hình thành rồi nhanh chóng phân chia thành nhiều tế bào mới.
Sau khoảng 3 – 4 ngày, một tổ hợp trứng và tinh trùng hình thành và bắt đầu di chuyển dần tử cung để làm tổ. Trong quá trình di chuyển tổ hợp này tiếp tục phân bào nhiều lần tạo thành một cụm khoảng 100 tế bào gọi là phôi nang. Phôi nang sẽ làm tổ tại thành tử cung, bắt đầu hấp thụ dưỡng chất để phát triển và hình thành thai nhi.
3. Thời gian thụ thai diễn ra trong bao lâu?
Thời gian để quá trình thụ thai diễn ra là khoảng 14 ngày tính từ khi trứng được thụ tinh thành công cho đến khi phôi thai làm tổ tại nội mạc tử cung. Trong đó, thời gian hợp tử di chuyển vào tử cung sẽ mất 3- 4 ngày và mất thêm 7 – 10 ngày để phôi nang bám vào niêm mạc tử cung.
4. Những dấu hiệu cho thấy thụ thai đã thành công
Ngay sau khi phôi thai làm tổ tại thành tử cung, cơ thể nữ giới sẽ bắt đầu sản xuất hormone để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Chậm kinh: Trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn có thai. Điều này là do khi mang thai, cơ thể nữ giới tiết ra hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) ngăn ngừa quá trình rụng trứng xảy ra.
Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu quá trình thụ thai đã diễn ra thành công.
- Ốm nghén: Hormone trong cơ thể thay đổi khi mang thai sẽ dẫn đến các dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi,..
- Thay đổi ở ngực: Sự thay đổi của hormone khiến lượng máu chuyển đến vùng ngực tăng lên, dẫn đến tình trạng căng tức ngực, ngứa, đổi màu phần quầng vú và đầu vú.
- Nhạy cảm với mùi: Khi mang thai, nội tiết tố nữ estrogen sẽ tăng lên khiến bạn cảm thấy nhạy cảm với một số mùi khiến dạ dày bị kích thích gây ra tình trạng buồn nôn, nôn.
- Buồn ngủ: Do hormone progesterone được tăng lên khiến cơ thể bạn cảm thấy uể oải, buồn ngủ trong thời gian cấn thai.
- Tâm trạng thay đổi: Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen cùng progesterone trong lúc mang thai khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm, thay đổi tâm trạng thất thường hơn trước.
- Máu bào thai: Biểu hiện này là do khi phôi thai làm tổ tại tử cung làm niêm mạc tử cung bong tróc gây hiện tượng máu âm đạo.
Ngay khi xác định đã mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để thai nhi được hình thành và phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, mẹ nên uống thêm sữa bầu để hỗ trợ bé hấp thụ đủ dưỡng chất, đồng thời cung cấp năng lượng giúp mẹ khỏe khoắn hơn trong thời gian đầu này.
Sữa bầu dinh dưỡng được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng có chứa hệ dưỡng chất “vàng” gồm axit folic, canxi, sắt, DHA, vitamin B12,… giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não, đảm bảo con khỏe mạnh ngay từ những tuần đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, sữa còn chứa magie và vitamin nhóm B giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện giấc ngủ |
5. Cần làm gì để quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi?
Để quá trình thụ thai đạt thành công, các cặp đôi cần thực hiện những điều sau:
- Tính ngày rụng trứng: Xác định chính xác ngày rụng trứng giúp nâng cao tỷ lệ thành công khi thụ thai.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản thật tốt: Thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân để kịp thời phát hiện và điều trị các bất thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng: Chất lượng trứng và tinh trùng sẽ được nâng cao hơn nếu cả hai vợ chồng giữ được tinh thần thoải mái, không áp lực.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?”. Việc trang bị những kiến thức này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai, thuận lợi đón thiên thần nhỏ.