Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khi nào, bao lâu và lưu ý cần biết
Tác giả: Đặng Hương
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé hấp thụ ánh nắng mặt trời, sản sinh vitamin D mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy mẹ đã biết tắm nắng cho trẻ đúng cách, đúng thời điểm chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp hấp thu nguồn ánh nắng ấm áp, từ đó trẻ có thể:
- Giảm nguy cơ còi xương và cải thiện bệnh vàng da, bởi tắm nắng giúp trẻ sản sinh ra vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi.
- Ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ vì ánh nắng mặt trời có tác dụng kháng khuẩn.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp bé hấp thu được ánh nắng tốt cho việc sản xuất vitamin D.
2. Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng?
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng chỉ nên cho trẻ đã đủ 6 tháng tuổi tắm nắng. Vì thời điểm này trẻ cần lượng UVB chiếu trực tiếp lên một diện tích da cụ thể (tay, chân, mặt) nhằm cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
3. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh tốt nhất trong ngày
Để việc tắm nắng mang đến công dụng tốt nhất cho trẻ, mẹ có thể chọn các thời điểm sau:
3.1 Thời điểm tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm thích hợp để tắm nắng cho trẻ sơ sinh bởi ánh nắng dịu nhẹ, tia cực tím và tia hồng ngoại khá yếu, thời tiết mát mẻ, trong lành lý tưởng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Đây là một số khoảng thời gian tắm nắng cho trẻ theo mùa trong năm, mẹ có thể tham khảo:
- Mùa hè: Khoảng 6 giờ – 7 giờ sáng, tùy thuộc vào khí hậu và thời tiết của từng vùng miền.
- Mùa thu: Thời gian tắm cho trẻ trễ hơn nhưng không nên quá 9 giờ sáng.
- Mùa đông: Thời tiết thường sẽ khá lạnh và ít nắng, vì vậy mẹ có thể đợi đến khi trời ấm lên rồi hãy phơi nắng cho trẻ sơ sinh.
3.2 Thời điểm tắm nắng cho trẻ vào buổi chiều
Trong trường hợp mẹ không có thời gian tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng thì có thể chuyển sang buổi chiều. Thời điểm tốt nhất là sau 4 giờ chiều khi ánh nắng đã dịu bớt.
4. Thời điểm không nên phơi nắng cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số khoảng thời gian các mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh nhằm tránh ảnh hưởng đến da của bé:
- Sau 9 giờ sáng – 14 giờ chiều: Lúc này ánh nắng đã bắt đầu chiếu mạnh hơn, tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều.
- Tắm nắng trên biển: Bởi ánh nắng tại biển rất gay gắt có thể dẫn đến tình trạng cháy da, bỏng nắng ở trẻ. Đặc biệt, kể cả khi trẻ 8 – 9 tuổi, mẹ cũng không nên cho trẻ phơi nắng trên biển.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Với thời tiết quá nóng, khi tắm nắng, trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều gây nên tình trạng mất nước. Mặc khác, thời tiết quá lạnh thường kèm theo gió lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như nhiễm lạnh, cảm, cúm,…
- Thời tiết giao mùa và thất thường: Trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn nếu tiếp xúc lâu dưới ánh nắng do thời tiết thay đổi thất thường.
5. Nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng trong khoảng bao lâu?
Trẻ sơ sinh cần lượng UVB chiếu trực tiếp lên một diện tích da gồm tay, chân, mặt từ 5 – 10 phút vào 2 – 3 lần/tuần là đủ lượng vitamin D cần thiết. Khi trẻ bắt đầu quen dần với ánh nắng, mẹ có thể tăng dần thời gian phơi nắng lên, tuy nhiên không được vượt quá 30 phút.
Mẹ nên tắm nắng cho trẻ khoảng 5 – 10 phút/ lần và có thể tăng thêm thời gian nếu con đã quen.
6. Một số lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh.
Khi phơi nắng cho trẻ, mẹ hãy lưu ý một số điều sau:
- Khi tắm nắng, không nên để ánh mặt trời chiếu thẳng vào mặt, đầu và mắt của trẻ.
- Chọn địa điểm tắm nắng phù hợp như ít gió lùa, không gian yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ.
- Không nên cho trẻ tắm nắng trong nhà qua kính cửa sổ vì giảm hiệu quả hấp thụ vitamin D.
- Trước khi tắm nắng cho trẻ, mẹ nên cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mặt và lấy khăn bao bọc lại vùng nhạy cảm của bé để tránh các tác động xấu của tia UV.
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng là mẹ nên cho từng phận như lòng bàn chân, cổ chân, bàn tay, cổ tay, lưng,… tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Trong khi tắm nắng, mẹ có thể massage, nói chuyện và vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái.
- Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho trẻ bú sữa ngay để bù lại lượng nước mất đi do chảy mồ hôi.
- Nếu sau khi tắm nắng trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu bất thường, mẹ nên dừng việc tắm nắng để theo dõi sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh cho trẻ phơi nắng để bổ sung vitamin D và canxi, với bé uống sữa công thức, mẹ cũng nên ưu tiên chọn sản phẩm có chứa các dưỡng chất này. Đồng thời, sữa cũng cần mát lành, dễ tiêu để bé hấp thu dễ dàng, phát triển khỏe mạnh. Gợi ý đến mẹ sữa Friso Gold và Friso Gold Pro ngoài bổ sung hàm lượng vitamin D và canxi, bộ đôi này còn sở hữu những giá trị dinh dưỡng nổi trội như:
Với Friso Gold, sữa giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi tiêu đều với khuôn phân đẹp nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giữ lại trọn vẹn hơn 90% đạm dễ tiêu. Chưa kể, bé yêu còn êm bụng, ngủ sâu giấc nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên giúp mẹ an tâm. Cùng với đó, sản phẩm có vị sữa thanh nhạt tự nhiên, dễ làm quen nhờ không chứa đường sucrose.
Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất.
Sữa Friso Gold Pro ngoài kế thừa những đặc tính dễ tiêu hóa và vị sữa thanh nhạt phù hợp với khẩu vị trẻ của Friso Gold, sản phẩm còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột một cách tự nhiên nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này bao gồm HMO, Probiotics, GOS giúp gia tăng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, nhờ đó bảo vệ trẻ khỏe mạnh ngay từ bên trong.
Friso Gold Pro với hệ dưỡng chất cải tiến nổi bật giúp trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên ngay từ bên trong.
Bài viết trên là các thông tin về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng mẹ đã biết cho trẻ phơi nắng đúng cách để con phát triển khỏe mạnh, tránh các ảnh hưởng xấu từ ánh nắng đến làn da của con yêu nhé.