6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh phổ biến

Tác giả: Đặng Hương

Đâu là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Bài viết dưới đây đã tổng hợp các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh nhanh được nhiều người truyền miệng. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày bao gồm sữa và dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra khỏi miệng trẻ. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bú sữa, vặn mình hoặc chơi đùa.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Mẹ cho trẻ bú quá no, quá nhiều.
  • Tư thế bú không đúng, khiến con nuốt nhiều khí vào dạ dày.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, ngộ độc thực phẩm.
  • Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản,…

cách trị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ cho con bú quá nhanh, quá nhiều cũng gây ra tình trạng nôn trớ. 

2. Mách mẹ 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nhìn chung, mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh chỉ là những cách được nhiều người truyền miệng, chưa qua kiểm chứng khoa học. Vì vậy mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng những mẹo này.

Dưới đây là tổng hợp một vài mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ được chia sẻ nhiều:

2.1 Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vo gạo

Một trong những mẹo dân gian trị nôn trớ cho trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều chính là sử dụng nước vo gạo. Theo đó, mẹ có thể đun sôi 1 bát gạo trắng với 2 bát nước sạch. Sau đó, mẹ lọc hết nước hoặc lấy phần tinh bột bên dưới và cho bé uống.

2.2 Cách trị trớ sữa ở trẻ sơ sinh hạt thì là

Hạt thì là có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu ở đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Để thực hiện mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh này, mẹ hãy đun sôi 1 thìa cà phê hạt thì là với nước sạch trong khoảng 10 phút. Sau đó, rót ra nước ra ly, để nguội và cho trẻ uống 3 – 4 lần/ngày.

2.3 Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng gừng

Gừng có vị cay, tính ấm nên khi kết hợp với mật ong cũng giúp chữa nôn trớ, xoa dịu đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Để áp dụng cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh này, mẹ hãy gọt vỏ, rửa sạch, bào nhỏ gừng tươi rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp theo, mẹ cho mật ong vào nước gừng, khuấy đều và cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày.

mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Kết hợp gừng với mật ong cũng là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh được dân gian lưu truyền.

2.4 Mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương với hương thơm dịu nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ. Mẹo này thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho vài giọt dầu hoa oải hương lên khăn ăn hoặc gối nằm và cho bé hít mùi hương này.

2.5 Cách trị ọc sữa cho bé sơ sinh bằng nước lọc

Khi trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, mẹ có thể cho con uống nhiều nước lọc để cải thiện tình trạng này. Đồng thời, mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc hoặc uống các loại nước khác tối thiểu là 12 tiếng sau khi nôn trớ.

2.6 Cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ bằng bạc hà

Theo dân gian, lá bạc hà tươi có thể chữa được chứng nôn trớ, ọc sữa cho trẻ sơ sinh. Để áp dụng các này, mẹ hãy rửa sạch lá bạc hà rồi xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó, mẹ cho thêm 1 ít nước chanh vào nước bạc hà, khuấy đều và cho trẻ uống.

cách trị ọc sữa cho bé sơ sinh

Sử dụng lá bạc hà là một trong những mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh được mọi người truyền tai nhau.

3. Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Để cải thiện hiệu quả, an toàn tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo 6 cách theo khoa học dưới đây:

3.1 Xử lý đúng cách khi trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ nôn trớ, mẹ cần bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Mẹ nghiêng đầu trẻ sang một bên để con không bị sặc chất nôn. Sau đó, mẹ quấn khăn gạc vào ngón tay rồi nhẹ nhàng đưa vào trong miệng, họng và mũi trẻ để thấm hết chất nôn.

Bước 2: Tiếp đến, mẹ khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng để trẻ ho hết chất nôn con bên trong họng.

Bước 3: Dùng nước ấm lau cổ và người cho trẻ, rồi thay quần khác.

Bước 4: Khi trẻ hết cơn nôn, mẹ cho con uống nước ấm hoặc Oresol (theo chỉ định của bác sĩ). Đồng thời, mẹ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từng chút một.

Bước 5: Dỗ trẻ ngủ để cơ thể nghỉ ngơi.

Bước 6: Mẹ tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ.

3.2 Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa

Với những trẻ dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt, dễ hấp thu và êm dịu với bụng của con. Gợi ý đến mẹ Friso Gold dòng sữa được nhiều người tin chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời.

Cụ thể, sản phẩm giúp trẻ hạn chế được các vấn đề rối loạn tiêu hóa (táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…) nhờ chỉ trải qua quá trình xử lý nhiệt 1 lần nên bảo toàn hơn 90% đạm mềm, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, Friso Gold còn giúp trẻ êm bụng, có giấc ngủ ngon cả đêm nhờ chứa đạm sữa có cấu tự nhiên, thân thiện với hệ tiêu hóa của con. 

cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Friso Gold cung cấp cho trẻ nền tảng dưỡng chất thiết yếu để tiêu hóa khỏe, phát triển nhanh.

3.3 Cho bé bú đúng tư thế

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có thể do tư thế bú sữa sai cách. Cụ thể, khi trẻ ngậm bắt vú hoặc ti giả không đúng vị trí, con sẽ hít vào lượng lớn khí vào dạ dày gây, từ đó gây ra tình trạng tức bụng và nôn trớ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần cho bé bú đúng tư thế:

  • Cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ không bị trớ: Mẹ kê cao đầu con khi bú, giữ đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng sao cho: bụng trẻ áp vào bụng mẹ; mặt trẻ quay vào vú mẹ. Khi bú, miệng trẻ phải mở rộng ngậm núm vú, môi dưới hướng ra ngoài và cằm phải chạm vào vú mẹ.
  • Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ: Mẹ cho bé ngồi thẳng lưng, tay trái đỡ phần đầu của con. Mẹ dùng tay phải giữ bình sữa nghiêng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình và cho bé bú.
Gợi ý cho mẹ 11 tư thế cho bé bú đúng cách, bú nhiều không sặc

Lựa chọn tư thế cho bé bú đúng cách giúp con bú mẹ dễ dàng, cũng như hạn chế tình trạng sặc, nôn trớ. Bài viết sau đây gợi ý 11 tư thế bế bé bú đúng cách, mẹ cùng tham khảo để có thêm kiến thức nuôi con bổ…

3.4 Điều chỉnh khẩu phần ăn của con

Để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ nên cho con bú sữa chậm và đủ cữ. Đồng thời, mẹ có thể chia nhỏ cữ bú sữa để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hạn chế tạo áp lực lên dạ dày của con. 

3.5 Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú no

Khi trẻ vừa bú no, mẹ không nên đặt con nằm ngay. Thay vào đó, mẹ hãy bế trẻ ở tư thế thẳng trong 20 phút kết hợp vỗ lưng ợ hơi. Việc này góp phần giúp bé giải phóng lượng khí thừa, tránh đầy bụng, nôn trớ, khó tiêu hiệu quả.

3.6 Massage nhẹ nhàng quanh rốn

Việc massage nhẹ nhàng quanh rốn cũng là một cách giúp các cơ dạ dày giảm co bóp, hạn chế nôn trớ hiệu quả. Đồng thời, phương pháp này còn kích thích tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, hỗ trợ trẻ giảm chướng bụng, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa hiệu quả.

cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ

Massage nhẹ nhàng xung quanh rốn cũng là một cách giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ hiệu quả.

Hướng dẫn cách massage bụng cho trẻ bị táo bón hiệu quả

Áp dụng những cách massage bụng cho trẻ bị táo bón là phương pháp tự nhiên thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, trước khi thực hiện massage, mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo an…

4. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi nhận thấy trẻ sơ sinh nôn trớ kèm theo dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ nôn nhiều, nôn liên tục trong 2 cữ sữa hoặc nôn trên 3 lần/ ngày.
  • Con sốt trên 38 độ, mệt mỏi, lừ đừ.
  • Trẻ không tăng cân, thậm chí là sụt cân.
  • Con quấy khóc thường xuyên.
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ có các dấu hiệu mất nước như môi và miệng khô, mắt trũng,…
  • Nôn ra dịch xanh lá cây, vàng, đỏ, hồng, nấu hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê.
  • Con bị tiêu chảy, phân có máu,…

Bài viết trên đã chia sẻ về mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh, đồng thời cũng mách mẹ các cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ an toàn theo khoa học. Nếu sau khi áp dụng những cách trên mà tình trạng nôn trớ vẫn không được cải thiện, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra chính xác nguyên nhân nhé.

Xem thêm