[Giải đáp] Thai 10 tuần phát triển như thế nào, kích thước ra sao?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Không ít mẹ bầu thắc mắc thai 10 tuần phát triển như thế nào, kích thước của thai nhi là bao nhiêu. Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt do thai nhi phát triển nhanh chóng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi nhé.
1. Tổng quan thai 10 tuần phát triển như thế nào
Mang thai được 10 tuần đồng nghĩa với việc em bé đã xuất hiện trong bụng bạn được 2 tháng và 2 tuần. Tuy nhiên, các bác sĩ phụ sản vẫn luôn khuyến khích mẹ bầu hãy theo dõi thai kỳ theo tuần chứ không phải theo tháng. Đó là vì thai kỳ dài 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Thai nhi 10 tuần tuổi vẫn có kích thước tương đối nhỏ
Ở 10 tuần tuổi, em bé trong bụng mẹ không còn tồn tại ở dạng phôi thai nữa mà chính thức là bào thai. Điều đó có nghĩa là thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Khi này, em bé chỉ lớn bằng một quả dâu tây, dài khoảng 3cm và nặng 3gr. Chiều dài cơ thể của thai nhi sẽ tăng gấp đôi trong 3 tuần tới.
Trên thực tế, lúc này xương và sụn của bé bắt đầu hình thành, những vết lõm nhỏ trên chân của bé cũng đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân. Ngoài ra, trong 10 tuần tuổi, dạ dày của bé cũng đang sản xuất dịch tiêu hoá. Thận của thai nhi sẽ sản xuất lượng lớn nước tiểu, hoặc sản sinh Testosterone nếu bạn mang thai bé trai.
Để giải đáp chi tiết câu hỏi thai 10 tuần phát triển như thế nào, hãy cùng điểm qua một số sự phát triển khác của thai nhi:
- Mắt, mũi và miệng của em bé dần hình thành.
- Ngón tay và ngón chân bắt đầu dài hơn.
- Mí mắt tiếp tục phát triển.
- Hình thành tai ngoài.
2. Những dấu hiệu của mẹ bầu khi thai nhi được 10 tuần tuổi
Hầu hết các mẹ bầu đều băn khoăn về những dấu hiệu trên cơ thể khi đã mang thai 10 tuần. Trong giai đoạn này, các dây chằng và cơ của mẹ bắt đầu căng ra, ngực ngày một lớn hơn. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai 10 tuần.
Đau dây chằng tròn: Đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau và nhức ở bụng khi nó căng ra để chứa em bé đang lớn. Nếu bạn mang thai đôi được 10 tuần, cơn đau này còn có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Hãy thông báo cho bác sĩ phụ sản của bạn nếu bạn cảm thấy đau dữ dội.
Đau dây chằng tròn là hiện tượng phổ biến trong thời điểm mang thai này
Ngực phát triển: Ngực của mẹ có thể đã to hơn và hơi đau vào tuần thứ 10 của thai kỳ, vì chúng đã chuẩn bị cho việc cho con bú.
Ốm nghén: Đây là một triệu chứng rất phổ biến khi giải đáp câu hỏi thai 10 tuần phát triển như thế nào. Tình trạng này có thể giảm bớt sau khi mẹ bầu bước qua tam cá nguyệt thứ 2.
Hầu hết, các thai phụ đều trải qua cảm giác ốm nghén khi mang thai. Hiện tượng này gây ra các cảm giác buồn nôn khó chịu khiến bà bầu không thể ăn uống được gì. Từ đó, cơ thể dễ rơi vào tình trạng không hấp thu được dinh…
Tâm trạng thay đổi: Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ xuất hiện những thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến việc tâm trạng thất thường, khó đoán. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy hào hứng với những thay đổi mà cơ thể mình đang trải qua, và những lúc khác, mẹ có thể cảm thấy thất vọng.
Khi mang thai được 10 tuần, mẹ sẽ có những cảm xúc thất thường
Mệt mỏi: Cơ thể của mẹ đang làm việc rất cật lực để phát triển em bé. Đồng thời, giấc ngủ của mẹ cũng sẽ bị gián đoạn. Mẹ bầu có thể cảm thấy kiệt sức, đau nhức cơ thể thường xuyên.
Tăng tiết dịch âm đạo: Lưu lượng máu đến âm đạo tăng cùng với sự gia tăng sản xuất Estrogen sẽ làm xuất hiện nhiều dịch tiết trong suốt, không mùi còn được gọi là bạch cầu. Đây là một cách tự nhiên để loại bỏ vi khuẩn trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra có màu, mùi hôi hoặc có máu, gây khó chịu, mẹ nên chủ động liên hệ với bác sĩ phụ sản để được kiểm tra kịp thời.
Nhìn thấy các tĩnh mạch: Khi thai được 10 tuần tuổi, mẹ có thể nhìn thấy những vệt xanh lam trên cơ thể. Đây là dấu hiệu cho việc tất cả lượng máu bổ sung đang lưu thông trong cơ thể cho thai nhi.
3. Những mẹo nhỏ cho mẹ bầu trong giai đoạn thai 10 tuần tuổi
Bên cạnh việc tìm hiểu thai 10 tuần phát triển như thế nào, mẹ cũng nên “bỏ túi” một số bí quyết để có thể trải qua kỳ tam cá nguyệt đầu tiên tốt nhất.
3.1. Tránh những mùi gây khó chịu
Khi thai 10 tuần tuổi, khứu giác của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Mẹ có thể cảm thấy khó chịu với những mùi vô cùng bình thường. Chính vì vậy, mẹ hãy tránh xa những thứ gây mùi làm mẹ buồn nôn, cho dù đó là loại nước hoa yêu thích.
3.2. Bổ sung vitamin D
Sữa là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho bà bầu
Hiện tại, răng của trẻ đang nhú dưới nướu, nhưng nếu hàm lượng vitamin D thấp, bạn có thể khiến đứa trẻ của mình bị sâu răng trong tương lai. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ sản để được hướng dẫn bổ sung vitamin D đúng cách. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình những thực phẩm như cá béo, trứng và sữa. Đây đều là những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào.
3.3. Ăn nhiều trái cây
Tất cả các loại trái cây đều tốt cho bạn, nhưng xoài đặc biệt tuyệt vời cho bà bầu. Chúng chứa nhiều vitamin A và C. Món khoái khẩu nhiệt đới này cũng chứa nhiều kali, là một chất bổ sung đặc biệt linh hoạt, hoàn hảo cho các món ngọt và mặn.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Lúc này, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua. Vậy những loại trái cây tốt nhất…
3.4. Đừng bỏ qua bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua
Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tập thói quen ăn sáng. Mẹ có thể ăn sáng nhẹ nhàng với yến mạch. Đây là thức ăn sáng rất phổ biến với nhiều mẹ bầu. Yến mạch có đầy đủ chất xơ, vitamin B, sắt và một loạt các khoáng chất tốt cho sức khỏe khác.
Frisomum Gold là sữa bầu cao cấp của thương hiệu sữa nổi tiếng Friso. Sản phẩm với công thức Dual Care+ đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng kép cho mẹ và bé. Bài viết giới thiệu sữa Frisomum dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về…
3.5. Rèn luyện thân thể
Không chỉ tìm hiểu thai 10 tuần phát triển như thế nào, mẹ cũng cần giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định bằng các bữa ăn nhẹ có nhiều carb và protein phức tạp, như pho mát và bánh quy giòn, các loại hạt và trái cây khô.
Ngoài ra, mẹ bầu hãy thử một bài tập thể dục nhỏ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng hơn.
4. Những thắc mắc thường gặp của mẹ khi thai 10 tuần tuổi
Khi thai 10 tuần tuổi, mẹ có thể cảm nhận thai nhi đang đạp không?
Em bé của bạn có thể thực hiện các cử động rời rạc vào khoảng tuần thứ 9 hoặc 10, nhưng có thể bạn sẽ không cảm thấy gì trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì những cú đạp và chuyển động đó quá nhỏ để cảm nhận được ở giai đoạn đầu này.
Mẹ không nên làm gì khi thai ở tuần thứ 10?
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm có thể gây hại cho em bé. Không ăn thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín (chẳng hạn như sushi hoặc hàu sống). Không ăn trứng sống hoặc thực phẩm có trứng sống, chẳng hạn như sốt Caesar. Không ăn mầm sống, đặc biệt là mầm cỏ linh lăng.
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển của bé trong suốt 6 tháng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện…
Mẹ có thể biết giới tính của bé trong giai đoạn này chưa?
Trước tuần thứ 14 của thai kỳ, hầu hết các em bé trông rất giống nhau, và kỹ thuật viên siêu âm có thể không thể biết chính xác bạn đang mang một bé trai hay bé gái. Thường phải đến tuần 18-20, siêu âm mới có thể cho kết quả chính xác hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc thai 10 tuần phát triển như thế nào cũng như những mẹo nhỏ để mẹ có thể vượt qua kỳ tam cá nguyệt đầu tiên tốt nhất. Trong giai đoạn này, thai nhi sẽ có sự tăng trưởng rất rõ rệt. Do đó, mẹ nên trau dồi sức khoẻ thường xuyên để bé yêu có thể trạng tốt nhất.