Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: Nên làm gì để nhanh khỏi?
Tác giả: Đặng Hương
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày khiến mẹ băn khoăn liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe hệ tiêu hóa của con có vấn đề không. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ nhiều lần trong ngày và cách xử lý hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể gây ra nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Vì khi trẻ sơ sinh nôn trớ, thực phẩm hoặc nước dãi từ dạ dày của bé có thể bị trào vào phế quản, phổi, gây ra nguy cơ viêm phổi hoặc nghiêm trọng hơn là khó thở, nghẹt thở. Ngoài ra, nếu để tình trạng nôn trớ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Do đó, mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu nôn trớ của trẻ để có cách xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho con yêu.
2. Nhận biết dấu hiệu nôn trớ ở trẻ
Thông thường, tình trạng nôn trớ có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa, vặn mình hoặc chơi đùa. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị nôn trớ thông qua các dấu hiệu như ho, nấc cụt, khóc nhiều, cáu gắt,…
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
3.1 Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng dịch vị, thức ăn hay chất lỏng từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Tình trạng này khiến trẻ thường bị nôn trớ về đêm, nôn trớ liên tục, ợ nóng, ho, thở khò khè,…
3.2 Viêm dạ dày
Viêm dạ dày khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, trung bình từ 10 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu. Ngoài nôn trớ, khi bị viêm dạ dày trẻ còn thường kèm theo sốt, đau bụng và tiêu chảy kéo dài từ 12 đến 72 tiếng.
Khi trẻ em bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, kèm theo đau bụng và tiêu chảy hơn 12 tiếng thì có thể con bị viêm dạ dày.
3.3 Tắc ruột
Bệnh lý này thường xuất hiện khi ruột của bé có hiện tượng bị xoắn lại. Tình trạng này vừa làm bé nôn trớ nhiều lần trong ngày, chất nôn có màu xanh vừa gây đau bụng, da tái xanh, đổ nhiều mồ hôi,…
3.4 Lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột bên dưới và ngược lại, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở hoạt động tiêu hóa. Khi bị lồng ruột, trẻ trớ nhiều lần trong ngày, bỏ bú, đau bụng nhưng không đi ngoài được.
3.5 Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thức ăn làm cho trẻ nôn trớ nhiều, nôn ra dịch màu vàng nhưng không sốt, kèm theo tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi… Các biểu hiện nôn thường xuất hiện sau 2 – 12 giờ kể từ khi ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Ngộ độc thực phẩm gây ra tình trạng trẻ nôn trớ nhiều kèm theo đau bụng, tiêu chảy,…
3.6 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ là hiện tượng vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Bệnh này khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, sốt cao, có cảm giác đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi khó chịu,…
3.7 Hẹp phì đại môn vị
Hẹp môn vị là tình trạng các cơ thắt của môn vị kết nối dạ dày và ruột non trở nên bất thường. Hiện tượng này khiến trẻ sơ sinh đột nhiên nôn nhiều, thường xuyên lặp lại chu kỳ bú – trớ – đói – bú.
4. Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày phải làm sao?
Khi bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu trẻ sơ sinh bị trớ mà vẫn vui vẻ, bú sữa tốt và tăng cân đều đặn thì mẹ không phải lo lắng. Nhưng nếu nhận thấy trẻ nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ nôn ra dịch mật hoặc máu và đau bụng nhiều.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước như môi và miệng khô, mắt trũng, không đi tiểu trong 6 tiếng,…
- Con không ăn uống trong vài giờ đồng hồ.
- Trẻ sốt trên 38 độ C hơn 3 ngày hoặc đưa con đi khám ngay khi sốt trên 39 độ C.
- Bé có biểu hiện lừ đừ và mệt mỏi.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều kèm các dấu hiệu bất thường thì mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
5. Cách hỗ trợ giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
5.1 Cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết
Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ ưu tiên chọn sữa hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh, hấp thu và êm dịu với bụng của con. Bật mí, Friso Gold là dòng sữa được đông đảo mẹ bỉm tin chọn nhờ có nguồn sữa mát lành cùng các ưu điểm vượt trội.
Với Friso Gold, bé đi ngoài đều với khuôn phân đẹp nhờ sữa được áp dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ dễ tiêu hóa. Không chỉ vậy, sữa hỗ trợ con êm bụng êm giấc nhờ thành phần đạm có cấu trúc tự nhiên, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, sữa còn có hương vị thanh nhạt, hợp khẩu vị của trẻ nhờ không chứa đường sucrose.
Với quy trình xử lý 1 lần xử lý nhiệt, Friso Gold giúp bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, cho bé hấp thu nhanh và tiêu hóa dễ dàng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ, sặc
5.2 Nghiêng người trẻ sang một bên, vỗ ợ hơi sau khi bú
Khi nhìn thấy con bị nôn trớ, mẹ hãy nghiêng đầu con sang một bên để tránh trẻ bị sặc chất nôn. Sau đó vệ sinh sạch miệng, họng và mũi bằng cách quấn khăn gạc vào ngón tay rồi thấm sạch chất nôn. Tiếp đến, mẹ khum tay vỗ nhẹ lên hai lưng để giúp trẻ ho những chất còn lại ra ngoài.
5.3 Cho trẻ nghỉ ngơi
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, sau mỗi bữa ăn mẹ nên để con nghỉ ngơi. Lúc này, mẹ không nên chọc trẻ cười hoặc khóc vì rất dễ khiến con bị nôn trớ.
5.4 Thay đổi chế độ ăn
Mẹ nên cho con bú đủ lượng sữa theo nhu cầu và độ tuổi, không ép con bú thêm khi đã no. Với những trẻ không bú được nhiều sữa, mẹ cần chia nhỏ cữ ăn để đảm bảo trẻ nhận được đúng lượng sữa cần thiết. Ngoài ra, nôn trớ nhiều lần dễ bị mất nhiều nước nên mẹ cần cho con uống đủ nước (tùy vào giai đoạn phát triển mà lượng nước sẽ khác nhau) để hạn chế tình trạng này.
Khi trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, mẹ hãy cho con bú lượng sữa theo đúng nhu cầu để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng cho bé, từ đó xây dựng thực đơn phù hợp hỗ trợ con phát triển tốt về cả thể chất và trí tuệ. Mời cha mẹ cùng đón đọc những thông tin về chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi của trẻ…
5.5 Nới lỏng quần áo của bé
Sau khi cho con bú, mẹ nên cho con mặc quần áo co giãn thoải mái, thoáng mát và đừng quên nới rộng băng quấn tã. Điều này sẽ không làm chèn ép thành bụng và dạ dày, giúp con cải thiện tình trạng nôn trớ hiệu quả.
6. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lời giải:
1. Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có sao không?
2. Vì sao trẻ sơ sinh trớ ra sữa nhầy?
3. Đâu là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh?
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị nôn, ọc sữa nhiều lần trong ngày. Theo đó, khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ hãy thường xuyên theo dõi con. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo
- Ban biên tập Pregnancy Birth & Baby. Vomiting in babies. 09 2022. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vomiting-in-babies (Truy cập 16 12 2023).
- Noreen Iftikhar, MD. Why Is My Baby Throwing Up When They Don’t Have a Fever? 19 11 2019. https://www.healthline.com/health/baby/baby-vomiting-no-fever (Truy cập 16 12 2023).
- Polly Logan-Banks. Vomiting in babies: what’s normal and what’s not. https://www.babycentre.co.uk/a536689/vomiting-in-babies-whats-normal-and-whats-not (Truy cập 16 12 2023).