Gợi ý cho mẹ cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh
Tác giả: Đồng Nguyễn
Giãn cữ bú đêm cho trẻ là giai đoạn cần thiết để mẹ có thể tăng lượng sữa cho bé bú, giúp con ngủ sâu giấc, đồng thời hình thành cho con thói quen bú đủ vào mỗi cữ ăn trong ngày. Hãy cùng tìm hiểu các cách giãn cữ bú cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
1. Số cữ bú của trẻ sơ sinh bú là bao nhiêu?
Thông thường, trẻ sơ sinh bú 8 – 12 cữ bú/ngày và số cữ bú sẽ giảm dần qua từng giai đoạn phát triển của trẻ, cụ thể là:
- Trẻ sơ sinh 1 – 7 ngày tuổi: 5 – 35ml/cữ bú tương đương 8 – 12 cữ bú/ngày.
- Trẻ từ 7 – 29 ngày tuổi: 35 – 60ml/cữ bú tương đương 6 – 8 cữ bú/ngày.
- Trẻ 2 tháng tuổi: 60 – 90ml/cữ bú tương đương 5 – 7 cữ bú/ngày.
- Trẻ 3 tháng tuổi: 60 – 120ml/cữ bú tương đương 5 – 6 cữ bú/ngày.
- Trẻ 4 – 5 tháng tuổi: 90 – 120ml/cữ bú tương đương 5 – 6 cữ bú/ngày.
- Trẻ 6 tháng tuổi: 120ml – 180ml/cữ bú tương đương 5 cữ bú/ngày.
- Trẻ 7 tháng tuổi: 180 – 220ml/cữ bú tương đương 3 – 4 cữ bú/ngày.
- Trẻ 8 tháng tuổi: 200 – 240ml/cữ bú tương đương 4 cữ bú/ngày.
- Trẻ 9 – 12 tháng tuổi: 240ml/cữ bú tương đương 4 cữ bú/ngày.
2. Vì sao mẹ nên giãn cữ bú đêm cho trẻ?
Mẹ cho trẻ bú đêm là mong muốn con có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn, từ đó giúp con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ mà việc bú đêm sẽ mang đến nhiều lợi ích. Chẳng hạn như với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú đêm mang tới những lợi ích như:
- Trẻ sơ sinh bú đêm sẽ giúp con được no bụng, hạn chế việc hạ đường huyết (tình trạng lượng đường trong máu giảm dưới mức bình thường).
- Trong những tháng đầu sau sinh, sau khoảng 1 – 2 tiếng bú sữa mẹ, dạ dày của trẻ sẽ đói lại, vì vậy việc cho trẻ bú đêm sẽ giúp việc tăng trưởng của trẻ không bị gián đoạn.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú đêm sẽ giúp con được ngủ sâu giấc hơn, bởi loại acid amin trong tryptophan của sữa mẹ có thể chuyển hóa thành melatonin từ đó giúp điều hòa giấc ngủ của trẻ.
Nhưng với trẻ trên 6 tháng tuổi, đây là thời điểm con đã ăn dặm, hấp thu chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác ngoài sữa. Lượng dinh dưỡng từ bữa ăn dặm và các cữ sữa trong ngày đã đủ để đáp ứng nhu cầu của con. Vì vậy, mẹ có thể giảm số cữ bú đêm của trẻ xuống (hoặc bỏ các cữ bú đêm), bởi việc này sẽ giúp ích cho quá trình ăn dặm và uống sữa của trẻ vào ban ngày.
Đặc biệt hơn, giãn cữ bú đêm còn có thể giúp con ngủ sâu, ngon giấc, từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao, trí tuệ và chỉ số cảm xúc tối ưu. Đồng thời, các mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái và có thể phục hồi hậu sản tốt hơn.
Để giãn cữ bú đêm cho trẻ hiệu quả các mẹ nên kiên nhẫn và giảm cữ bú đêm để trẻ quen dần.
3. Gợi ý cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh
Để có thể giãn bữa bú đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất của con. Các mẹ có thể áp dụng 7 cách giãn cữ bú cho trẻ sơ sinh dưới đây.
3.1 Đảm bảo bé bú no trong ngày
Mẹ có thể áp dụng biện pháp tăng dần lượng sữa cho trẻ bú vào ban ngày, từ đó hạn chế việc con đòi bú vào ban đêm. Ngoài ra, các mẹ có thể xen kẽ bữa chính và bữa ăn xế (bữa phụ) với các món ăn vặt, trái cây, nước ép, bánh ăn dặm,… để giúp con không bị đói nhưng vẫn đủ kích thích sự thèm ăn của trẻ khi đến bữa ăn tiếp theo.
3.2 Cho bé bú no trước khi ngủ
Để có thể thực hiện cách giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, các mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn trước khi ngủ. Điều này giúp giảm việc trẻ “đói” đêm, từ đó con êm bụng và ngủ sâu giấc hơn.
3.3 Giảm từ từ việc cho bé bú đêm
Việc giảm cữ bú đêm ở trẻ nên thực hiện một cách chậm rãi, giảm dần chứ không bỏ bú đêm ngay ngay lập tức. Theo đó, mẹ có thể giảm việc bú đêm ở trẻ như sau:
- Đêm 1: Trẻ bú 3 bữa, 200ml/cữ, mỗi bữa cách 2 tiếng.
- Đêm 2: Trẻ bú 3 bữa, 150 – 170ml/cữ, mỗi bữa cách 2 tiếng.
- Đêm 3: Trẻ bú 2 bữa, 150ml/cữ, mỗi bữa cách 3 tiếng.
- Sau đó, tiếp tục giảm số cữ bú, lượng sữa xen kẽ đến khi trẻ thích nghi và không còn đòi bú vào ban đêm.
Trong khoảng thời gian mẹ bắt đầu cắt cữ bú đêm, trẻ có thể sẽ quấy khóc, khó chịu, tuy nhiên mẹ nên kiên nhẫn vỗ về, ru trẻ để con có thể đi vào giấc ngủ lần nữa.
3.4 Nhờ chồng hoặc người thân dỗ bé vào ban đêm
Mỗi tối khi trẻ thức giấc, mẹ sẽ là người dỗ dành và cho bé bú, vì vậy con đã quen với mùi hương, độ ấm của cơ thể mẹ. Chính vì vậy, khi giãn cữ bú đêm của trẻ, mẹ nên từ từ tránh đi và nhờ chồng (hoặc người thân) chăm sóc bé mỗi khi con thức dậy vào ban đêm, để trẻ không đòi ti sữa.
Mẹ có thể nhờ người thân chăm sóc trẻ khi con tỉnh dậy vào ban đêm
3.5 Cho bé ngủ xa giường của mẹ
Nếu bố mẹ và bé ngủ chung phòng, phụ huynh có thể đặt nôi của trẻ xa vị trí giường ngủ của ba mẹ. Điều này giúp trẻ hạn chế ngửi thấy mùi hương của mẹ và đòi bú đêm.
3.6 Cho bé ngậm ti giả
Việc đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ bằng cách cho con ngậm ti giả là một trong những cách giãn cữ bú cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua. Mẹ có thể cho trẻ ngậm ti giả có hình dạng tương tự núm bình trẻ hay bú, và khi ngậm không thấy sữa con cảm thấy chán và có thể tự động ngủ lại. Ngoài ra, việc trẻ thức đêm có thể là do con đã quen với việc ngậm ti lúc ngủ, nên khi gặp tình trạng này, phụ huynh cho trẻ bú ti giả để con tập quen dần với việc không bú đêm và ngủ thẳng giấc.
3.7 Để bình sữa ở nơi bé không thấy
Khi trẻ thức giấc và đòi bú bình, mẹ nên để bình sữa đi nơi khác và dỗ dành bé để con có thể ngủ lại. Khi trẻ không thấy bình sữa, con có thể không đòi bú nữa và bắt đầu ngủ lại ngay sau đó.
4. Một số lưu ý khi giãn cữ bú đêm cho trẻ
Dưới đây là một vài lưu ý mẹ có thể tham khảo trong quá trình giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh:
- Mẹ nên kiên nhẫn với trẻ, bởi trong thời gian cai sữa đêm, bé thường sẽ quấy khóc, khó chịu. Vì vậy, mẹ cần xoa dịu và ôm ấp trẻ để con dần bình tĩnh và ngủ lại.
- Khi giảm các bữa bú đêm, phụ huynh nên giảm lượng sữa, cữ bú từ từ, tránh việc thay đổi đột ngột khiến con không thể thích nghi được.
- Mẹ nên tránh cai sữa đêm vào những thời điểm trẻ nhạy cảm như mọc răng, tuần khủng hoảng, bị cảm nhẹ,…
- Theo dõi sát sao chỉ số phát triển của trẻ như cân nặng, chiều cao,… Từ đó xem xét độ hiệu quả khi giãn cữ bú đêm cho trẻ sơ sinh để có sự thay đổi thực đơn ăn dặm phù hợp.
- Khi giãn cữ bú đêm cho trẻ, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ. Ngoài thực phẩm ăn dặm, mẹ cũng nên cho con uống sữa đủ cữ, đồng thời lựa chọn loại sữa dễ tiêu hóa, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Nếu mẹ chưa biết nên chọn loại sữa công thức nào thì có thể tham khảo bộ đôi sữa dinh dưỡng Friso Gold và Friso Gold Pro. Đây là loại sữa hiện đang được nhiều mẹ Việt lựa chọn cho con yêu của mình.
Với Friso Gold, sản phẩm giúp con dễ tiêu hóa và đi phân đều, khuôn phân đẹp nhờ quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn 90% đạm sữa mềm dễ tiêu. Chưa kể, trẻ còn êm bụng, êm giấc, bớt quấy khóc nhờ đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, không bị biến tính. Hơn nữa, sữa cũng có vị thanh nhạt tự nhiên, thơm ngon, dễ uống nhờ thành phần không chứa đường sucrose.
Friso Gold là sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh, tiêu hóa dễ dàng
Ngoài sở hữu những ưu điểm như Friso Gold về hương vị thanh nhạt, dễ tiêu hóa và êm bụng, Friso Gold Pro còn mang đến một điểm đặc biệt khác. Sữa giúp trẻ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên và khỏe mạnh ngay từ bên trong nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ tăng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh cân bằng. Ngoài ra, sản phẩm cũng được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, đạt chuẩn các tiêu chí chất lượng khắt khe cho mẹ thêm yên tâm.
Sữa Friso Gold Pro giúp trẻ được bảo vệ từ bên trong nhờ dưỡng chất tăng cường sức đề kháng đường ruột tự nhiên
> Tìm hiểu thêm: Sữa friso có tốt không?
Bài viết trên là những thông tin về cách giãn cữ bú cho trẻ sơ sinh vào buổi đêm mà các mẹ có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thể áp dụng giãn cữ bú đêm cho trẻ đúng cách để con bú ngoan vào buổi sáng, ngon giấc vào ban đêm. Việc giãn cữ bú đêm cho trẻ là quá trình lâu dài và cần sự kiên trì, nếu thời gian đầu áp dụng không hiệu quá, các mẹ đừng quá áp lực mà hãy bình tĩnh và thay đổi dần dần nhé.