Trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì và bí quyết chăm con tốt
Tác giả: Huỳnh Uyên
Tròn 18 tháng tuổi, trẻ không đơn thuần là đi những đoạn ngắn mà đã có thể chạy, đồng thời nói nhiều từ hơn, biết bày tỏ cảm xúc cá nhân, tính cách riêng và vô vàn thay đổi nổi trội khác. Vậy cụ thể trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì? Hãy cùng Sữa Nào Tốt khám phá trong bài viết dưới đây.
1. Các cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 18 tháng
Dưới đây là các cột mốc phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ…của trẻ 18 tháng tuổi, mẹ nên biết:
1.1. Phát triển về thể chất và vận động
Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ 18 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Có chiều cao bao nhiêu thì đạt chuẩn? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng trung bình của trẻ trai 18 tháng tuổi là 10,9 kg và cao 82,3 cm. Còn với trẻ gái sẽ nặng gần 10,6 kg và cao 80,7 cm.
>> Tìm hiểu: Bảng cân nặng chiều cao của trẻ
Ở giai đoạn này, con có thể điều khiển cơ thể thành thạo, biết cách kết hợp linh hoạt tay và chân khi vận động. Cụ thể, ở kỹ năng vận động của trẻ 18 tháng tuổi sẽ xuất hiện các hoạt động nổi bật như:
- Trẻ có thể bắt đầu đi bộ nhanh thậm chí là chạy.
- Sử dụng cả hai tay nắm chắc đồ vật.
- Con cũng học được cách tự cởi – mặc quần áo, hay tự bốc thức ăn và đút cho bản thân.
- Có thể lên cầu thang từng bước dưới sự hỗ trợ của phụ huynh. Một số trẻ còn có thể tự đi xuống cầu thang, bằng cách sử dụng giá đỡ của tay vịn.
- Trẻ học được cách bắt và ném đồ vật theo ý muốn.
Lời khuyên cho bố mẹ:
Khi biết trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì về kỹ năng vận động, phụ huynh nên cho con thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, tự xúc thức ăn… Đồng thời, bố mẹ hãy chú ý theo dõi bé để kịp thời xử lý những tình huống không an toàn xảy ra.
1.2. Phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp
Chạm mốc 1 tuổi rưỡi, trẻ 18 tháng đã biết dùng được ngôn ngữ để biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của bản thân. Cụ thể:
- Trẻ có thể sử dụng khoảng 10 – 20 từ (bao gồm tên mọi người).
- Con cũng bập bẹ nói các câu khoảng 2 từ trở lên như “nhặt bóng”, “con muốn đồ chơi”…
- Trẻ rất thích trò chuyện thậm chí khi nói còn có cả âm điệu lên, xuống giống người lớn.
- Con đã biết cách chào hỏi với những người thân quen.
- Trẻ 18 tháng tuổi biết lắc đầu để thể hiện rằng “không” và gật đầu để thể hiện “có”.
Lời khuyên cho bố mẹ:
- Để con cải thiện khả năng giao tiếp, hãy trò chuyện và kể chuyện cho trẻ nghe mỗi ngày.
- Xác định và đặt tên các đồ vật trong nhà nhằm giúp con phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì? Con biết nói các câu dài khoảng 2 – 4 từ và dùng chúng để trò chuyện với bố mẹ.
1.3. Phát triển về trí não
Bước vào giai đoạn 18 tháng tuổi, con yêu của bạn sẽ đạt được cột mốc phát triển về trí não như sau:
- Con hiểu được chức năng và công dụng của một số đồ vật trong nhà như điện thoại dùng để nói, thìa cùng để múc thức ăn, bình nước để uống.
- Trẻ cũng nhớ và chỉ được các bộ phận của cơ thể như đầu, miệng, tai, mắt…
- Con hiểu và thực hiện theo những yêu cầu của bố mẹ qua lời nói, hành động như gọi, vẫy tay.
- Biết bắt chước các hành động của bố mẹ như quét nhà, nói chuyện điện thoại, uống nước…
- Con còn có thể sắp xếp đồ chơi theo kích thước hay hình thù.
- Con bắt đầu biết mô phỏng cuộc sống trong lúc chơi như cho búp bê ăn, quét nhà.
Lời khuyên cho bố mẹ:
- Cho bé tiếp xúc với nhiều đồ chơi có nhiều màu sắc, hình dáng hơn nhằm kích thích trí não con phát triển.
- Chú ý đến hành động của bản thân, để tránh bé bắt chước theo những điều không tốt.
1.4. Phát triển về cảm xúc
Nhiều bố mẹ thắc mắc, về mặt cảm xúc trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì? Đáp án là giờ đây “thiên thần nhỏ” biết thể hiện nhiều cảm xúc ở các sắc thái khác nhau hơn. Dưới đây là một số điều đánh dấu sự phát triển cảm xúc ở cột mốc này:
- Ngoài việc sợ tiếp xúc với người lạ, con yêu của bạn còn có thể biểu hiện tình cảm với người quen như cười, ôm, hôn…
- Trẻ biết biểu hiện cáu giận, quấy khóc khi buồn bực, khó chịu hoặc không hài lòng. Đồng thời, con sẽ cười để tỏ thái độ vui mừng hay khoái chí.
- Con cũng sẽ bám lấy bố mẹ hoặc người chăm sóc khi ở địa điểm mới.
- Trẻ cũng sẽ hình thành sở thích riêng đối với đồ vật hay món ăn nào đó.
Lời khuyên cho bố mẹ:
- Thường xuyên chơi chung với trẻ để con vui vẻ hơn.
- Khen ngợi trẻ khi con có thể hiện sự đồng cảm, quan tâm đến đồ chơi hay người khác nhằm hỗ trợ sự phát triển cảm xúc của trẻ.
Bố mẹ hãy thường xuyên chơi cùng trẻ để con có một tinh thần vui vẻ.
2. Vậy trẻ 18 tháng tuổi biết làm gì? Những điều bố mẹ cần biết
Nhìn chung, trẻ 18 tháng tuổi là những em bé đầy hiếu động với những kỹ năng thú vị. Để theo dõi và chăm sóc trẻ 18 tháng một cách toàn diện trên các lĩnh vực, cha mẹ hãy quan sát xem con đã đạt các mốc phát triển dưới đây chưa:
- Thể hiện sở thích là người thuận tay trái hoặc tay phải.
- Thích thú khi nhìn thấy mình trong gương.
- Có thể nói tối đa 10 hoặc 20 từ.
- Leo cầu thang dưới sự trợ giúp của bố mẹ.
- Thích chơi cùng bạn bè cùng trang lứa.
- Tự múc và cho thức ăn hay đồ vật vào miệng.
- Biểu hiện thái độ vui, buồn, cáu giận hay phấn kích rõ ràng.
- Cầm nắm các vật dụng sinh hoạt bằng cả hai tay.
Trẻ 18 tháng có thể làm nhiều hoạt động khác nhau trong đó có cầm nắm chắc chắn thức ăn, đồ chơi bằng cả hai tay.
3. Làm thế nào để chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi đúng cách?
Để trẻ 18 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh, phụ huynh nên tham khảo các cách chăm sóc con khoa học dưới đây:
3.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Khi trẻ tròn 18 tháng tuổi, con cần được bổ sung các chất dinh dưỡng như Canxi, Sắt, chất béo tốt, Protein… Đây là những dưỡng chất xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm như sữa chua, thịt nạc (gà, heo, bò), rau củ (bí đỏ, khoai lang cà rốt…), trái cây (chuối, bơ, dưa hấu…) hay các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ non…).
Bên cạnh đó, 18 tháng tuổi là giai đoạn con rất hiếu động, thích vui chơi, khám phá nhiều điều mới lạ, đặc biệt trẻ cũng chuẩn bị bước vào môi trường nhà trẻ khiến con dễ dàng tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh hơn. Vậy để con yêu có thể vui vẻ, khỏe mạnh lớn khôn thì bố mẹ nên làm gì? Giải pháp hữu hiệu nhất là cho con uống thêm sữa mỗi ngày. Điều này sẽ đảm bảo “thiên thần nhỏ” của bố mẹ có thể hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng, tăng cường đề kháng mạnh mẽ và hạn chế tối đa bệnh vặt.
Sữa công thức bổ sung dưỡng chất “vàng” HMO (dưỡng chất quan trọng chiếm 10% trong sữa mẹ), có tác dụng tăng cường đề kháng, xây dựng “hàng rào” bảo vệ cơ thể, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Qua đó, hỗ trợ con giảm nguy cơ mắc bệnh vặt hiệu quả.
>> Tìm hiểu: Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì?
Bên cạnh đó, sữa còn bổ sung chất xơ PureGOS hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đường ruột, giúp dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ chướng bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nguồn sữa mát mang đến cho con dòng sữa cho bé chất lượng giúp trẻ êm bụng, ngủ ngon hơn. Đặc biệt, sữa được bổ sung chất xơ GOS cùng 5 loại Nucleotides có tác dụng bảo vệ sức khỏe đường ruột để con hấp thụ dễ dàng dưỡng chất, từ đó tăng trưởng khỏe mạnh.
3.2. Chăm sóc giấc ngủ
Trung bình, trẻ 18 tháng tuổi phải ngủ từ 12 đến 13,5 giờ mỗi ngày, bao gồm một giấc ngủ ngắn (1 – 2 tiếng) vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm (9 – 12 tiếng). Để đảm bảo con ngủ ngon, sâu giấc mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một không gian ngủ ấm cúng, thoáng mát, ít ánh sáng chói và tiếng ồn. Bên cạnh đó, trước khi ngủ mẹ hãy cho trẻ uống sữa, thay quần áo rộng rãi nhằm để con được thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Để trẻ dễ vào giấc hơn mẹ nên cho con ngủ trong không gian thoải mái, ấm cúng.
3.3. Dành thời gian chơi cùng con
Trẻ 18 tháng rất thích được bố mẹ chơi cùng, nên phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con yêu. Nếu chưa biết chơi gì cùng con, bố mẹ có thể tham khảo một số hoạt động dưới đây:
- Đọc sách: Mẹ hãy cùng con đọc những quyển sách về động vật hay cổ tích để con biết thêm nhiều kiến thức về thế giới xung quanh.
- Chơi nhạc: Hãy cùng trẻ hát hoặc nhảy theo các bản nhạc nhằm giúp con vận động linh hoạt hơn.
- Tìm đồ chơi: Trò chơi này sẽ giúp con ghi nhớ rõ hình dáng, màu sắc của đồ vật.
- Chơi mô phỏng: Bố mẹ có thể cùng bé chơi các trò như nấu ăn, thay đổi trang phục búp bê hay trở thành siêu anh hùng để con phát huy tối đa trí tưởng tượng.
3.4. Một số lưu ý khác
Bên cạnh những bí quyết chăm sóc trẻ 18 tháng kể trên, bố mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau:
Tiêm phòng đầy đủ
Theo lịch tiêm chủng, trẻ 18 tháng tuổi phải tiêm chủng các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu (Varicella), bạch cầu, uốn ván, ho gà và Haemophilus influenzae týp b).
Giữ an toàn cho trẻ
Trẻ 18 tháng rất hiếu động, tò mò về mọi thứ xung quanh, cho nên để con yêu được an toàn mẹ cần lưu ý một số điều: lắp đặt ổ điện trên cao, xa tầm tay của trẻ; giữ nhiệt độ máy nóng lạnh ở mức 49 độ C; không cho con ở trong không gian có thuốc lá; dựng thanh chắn ở cầu thang để tránh trẻ bị té ngã; cất vật dụng sắt, nhọn ngoài tầm với của con; khóa cửa sổ và ban công khi ra ngoài.
Vệ sinh răng miệng
Trẻ lúc này đã mọc ít nhất 10 chiếc răng sữa ở cả hai hàm, nên mẹ cần tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để giữ gìn sức khỏe răng miệng. Đồng thời, mẹ nên chọn cho con loại kem đánh răng phù hợp với trẻ.
Tập cho trẻ đi vệ sinh
Trẻ trong giai đoạn này vẫn chưa sẵn sàng cho việc tập đi vệ sinh, tuy nhiên mẹ có thể bắt đầu tập cho con đi vệ sinh bằng bô để trẻ thích nghi dần.
Mẹ nên tập cho trẻ 18 tháng đi vệ sinh bằng bô để bé quen dần với việc tự đi vệ sinh.
4. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ ?
Phụ huynh nên liên hệ với bác sĩ nếu trẻ 18 tháng tuổi có các dấu hiệu bất thường về:
- Kỹ năng nhìn, nghe và giao tiếp: Bé gặp khó khăn khi nhìn, nghe mọi thứ; không nói bất cứ từ nào; không chỉ hoặc sử dụng cử chỉ để diễn đạt; không làm theo các câu mệnh lệnh đơn giản.
- Hành vi cảm xúc: Con không thích giao tiếp bằng ánh mắt hoặc né tránh cái ôm, hôn của bố mẹ, người thân.
- Kỹ năng vận động: Con không thể đi bộ hay sử dụng một tay nhiều hơn tay còn lại (vì chỉ khi gần 2 tuổi trẻ mới có sở thích dùng một tay nào đó rõ ràng).
Với tất cả thông tin trong bài, hy vọng phụ huynh đã nắm rõ trẻ 18 tháng biết làm gì. Nhìn chung, các kỹ năng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ 18 tháng đã phát triển tốt hơn giai đoạn trước. Nếu bố mẹ nhận thấy con yêu chưa đạt được cột mốc phát triển đúng giai đoạn, hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.