Bé 16 tháng biết làm gì? Các cột mốc phát triển đáng nhớ
Tác giả: Huỳnh Uyên
Ở giai đoạn 16 tháng tuổi, bé sẽ có những thay đổi rõ rệt từ thể chất đến trí não, cảm xúc và giao tiếp khiến bố mẹ bất ngờ và vui mừng đấy. Vậy, bé 16 tháng tuổi biết làm gì và cần chăm sóc như thế nào để kích thích bé phát triển tốt? Hãy cùng Sữa Nào Tốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sự phát triển thể chất của bé 16 tháng tuổi
Theo tiêu chuẩn của WHO, bé trai 16 tháng sẽ có cân nặng từ 8,5 – 12,9kg, cao khoảng 75,4 – 80,2cm. Còn bé gái 16 tháng tuổi có cân nặng từ 7,8 – 12,5kg, cao khoảng 73 – 84,2cm.
Để đo chiều cao và cân nặng của bé chính xác nhất, bố mẹ nên thực hiện vào lúc sáng sớm, khi bé chưa ăn gì và bỏ bớt quần áo, tã lót trên người bé nhé.
>> Tìm hiểu: Bảng cân nặng chiều cao của trẻ
2. Bé 16 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 16 tháng tuổi biết làm gì chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh. Cùng tìm hiểu tiếp bố mẹ nhé!
2.1. Sự thay đổi về vận động
Khi bé đủ 16 tháng tuổi, bố mẹ có lẽ sẽ khá bất ngờ trước sự khôn lớn của con. Lúc này, bé không chỉ ngồi một chỗ như trước mà trở nên năng động và mong muốn khám phá môi trường xung quanh. Thậm chí, một vài bé trong giai đoạn này đã có thể chạy nhảy, leo trèo, nhảy, múa, ca hát,…
Bé 16 tháng sẽ khá nghịch ngợm, thích leo trèo, chạy nhảy xung quanh.
Cũng trong giai đoạn này, bé bắt đầu thách thức giới hạn thể chất khi liên tục cầm nắm những đồ vật trong tầm mắt và dịch chuyển chúng. Lúc này, bé cũng đã có thể dễ dàng thực hiện các cử động tinh, biểu hiện rõ nhất là thường nhìn hoặc chạm vào mắt đối phương khi trò chuyện để tìm kiếm sự kết nối.
Ngoài ra, bé 16 tháng tuổi còn thích khám phá cơ thể của bản thân khi tắm hoặc lúc đi vệ sinh. Bé cũng tỏ ra thích thú với nước và muốn lao đến nơi có nước. Vì vậy, bố mẹ phải thật cẩn thận khi bé vui chơi vì bản năng tự bảo vệ của bé vẫn chưa được phát triển ở giai đoạn này.
2.2. Phát triển cảm xúc và giao tiếp
Sự thay đổi cảm xúc rõ rệt của bé cũng giúp bố mẹ trả lời cho thắc mắc bé 16 tháng biết làm gì. Bé 16 tháng rất sợ bị bỏ rơi, nếu không nhìn thấy bố mẹ, bé rất dễ quấy khóc, liên tục tìm kiếm và tỏ ra bất hợp tác với người lạ, đặc biệt là lúc đi nhà trẻ.
Đồng thời, bé cũng tỏ ra sợ hãi hoặc khóc thét khi nghe tiếng động lớn như giông bão, tiếng máy hút bụi hay thậm chí là tiếng đồ vật bị rơi vỡ. Tuy nhiên, khi cảm nhận được cái ôm ấm áp từ người thân, bé dễ dàng lấy lại bình tĩnh. Bởi bên cạnh đó, bé 16 tháng tuổi cũng biết đồng cảm với mọi người, chẳng hạn khi thấy mẹ khóc, bé cũng sẽ khóc theo như một biểu hiện của sự an ủi.
Trong giai đoạn này, bé có xu hướng giữ gìn đồ chơi, không muốn bỏ đi hoặc nhường cho người khác.
2.3. Phát triển nhận thức
Sự tập trung của bé sẽ là món quà khiến bố mẹ bất ngờ khi bé đủ 16 tháng tuổi đấy. Điều này biểu hiện rõ lúc bé nghe nhạc, chơi đồ chơi hoặc lúc bố mẹ đọc sách cho bé nghe. Tuy nhiên, sự tập trung của bé 16 tháng rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng vài phút và dễ phân tâm khi có một tác động khác. Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc bé làm một việc gì đó thật lâu, chẳng hạn như thay vì đọc 1 quyển sách trong 1 lần, bố mẹ nên chia ra thành nhiều lần đọc.
Giai đoạn này, trí tưởng tượng của bé đang được kích hoạt mạnh mẽ, vậy nên bé thường sao chép hoạt động thực tế vào trò chơi. Chẳng hạn khi thấy mẹ nấu ăn, bé cũng sẽ bắt chước nấu ăn với đồ hàng. Đồng thời, bé cũng có khả năng nhận ra người thân ở khoảng cách xa và reo hò, phấn khích, chỉ trỏ cho bố mẹ cùng xem.
Đặc biệt, bé 16 tháng đã bắt đầu có ý thức giữ gìn đồ đạc cá nhân và không muốn chia sẻ với ai. Tuy nhiên, đây chỉ là một mốc phát triển đơn thuần ở giai đoạn 16 tháng, bố mẹ không nên cho rằng tính cách con ích kỷ mà la mắng.
Bé 16 tháng tuổi bắt đầu có ý thức giữ gìn đồ vật cá nhân rất kỹ càng.
2.4. Bắt đầu phát triển kỹ năng giải quyết
Cùng với sự phát triển của não bộ, bé 16 tháng tuổi mong muốn tìm hiểu quy luật vận hành của môi trường xung quanh. Vì thế, ở giai đoạn này, bé thường bị thu hút bởi những món đồ chơi cơ học. Hơn nữa, bé cũng có khả năng tự bật/tắt công tắc, thao tác nút bấm như ý muốn.
3. Chăm sóc bé 16 tháng tuổi đúng cách, mẹ phải làm sao?
Để chăm sóc bé 16 tháng tuổi đúng cách, bố mẹ nên chú ý những vấn đề sau:
3.1. Cho bé ăn uống đầy đủ chất
16 tháng tuổi là giai đoạn bé cần hấp thu nhiều dưỡng chất để khỏe mạnh, thỏa thích khám phá thế giới. Vì vậy, bên cạnh các loại thực phẩm ăn dặm, mẹ cũng nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Trong đó, với sữa công thức, mẹ nên chọn sản phẩm có nhiều đạm nhỏ, tự nhiên và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp con hấp thu nhanh, tiêu hóa tốt, khỏe mạnh không ngừng từ bên trong.
Nhiều sản phẩm sữa công thức nhận được nhiều đánh giá cao từ các bậc phụ huynh nhờ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, dễ tiêu hóa, không gây táo bón và hạn chế sức ép lên dạ dày non nớt của bé. Đồng thời, chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột, tạo điều kiện cho bé hấp thu gần như toàn bộ dưỡng chất để vững vàng lớn khôn.
Các sản phẩm sữa công thức gây ấn tượng nhờ sở hữu bộ đôi PureGOS (chất xơ) và HMO (dưỡng chất quý trong sữa mẹ). Nếu chất xơ PureGOS có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì HMO mang lại khả năng tăng cường sức khỏe đề kháng, chống vi khuẩn bám dính ở niêm mạc ruột, cho bé một “chiếc bụng khỏe” để thỏa sức vui đùa và lớn khôn.
3.2. Đảm bảo bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ của bé 16 tháng tuổi không có nhiều sự thay đổi so với giai đoạn trước. Mỗi ngày, bé sẽ ngủ khoảng 14 giờ, bao gồm giấc ngủ dài 11 – 12 tiếng vào ban đêm và 1 – 2 tiếng ngủ ngắn vào ban ngày.
Một giấc ngủ đủ và chất lượng cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho bé 16 tháng tuổi. Vậy nên, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bố mẹ nên tạo cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Nếu vào buổi trưa, bé ngủ quá nhiều, bố mẹ nên đánh thức để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
3.3. Chăm sóc cảm xúc của bé
Tình thương của bố mẹ ở giai đoạn này rất quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này. Vì chưa học được cách kiểm soát cảm xúc nên bé thường hay nghịch ngợm, quấy khóc, la hét một cách bất chợt, nhất là khi sợ hãi hay mệt mỏi. Lúc này, bố mẹ nên bình tĩnh, cho con cảm nhận được sự an toàn bằng một cái ôm và giúp con vượt qua nỗi sợ.
Ngược lại, nếu bố mẹ la hét, đánh mắng, bé sẽ cảm thấy sợ hãi, tủi thân hơn và dần dần không dám thể hiện mình trước bố mẹ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và định hình tính cách của bé sau này.
Mẹ nên thường xuyên ôm ấp để bé cảm thấy an toàn, từ đó không quá sợ hãi trước những sự vật, âm thanh mới lạ.
3.4. Cho con tham gia các hoạt động phát triển khả năng vận động và tư duy
Để con phát triển tốt khả năng vận động và tư duy, mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động dưới đây:
- Nghe nhạc: Ngoài phát triển thính giác, việc cho bé nghe những bản nhạc êm dịu còn giúp con nuôi dưỡng tình cảm, cải thiện tâm trạng, hạn chế các nỗi sợ, dễ ngủ,…
- Thường xuyên chơi đùa với bé: Bố mẹ đừng quên dành thời gian trò chuyện, đưa con đi dạo và chơi đùa cùng con. Đồng thời, bố mẹ có thể cho bé gặp gỡ với nhiều bạn nhỏ khác để giúp con tăng khả năng tương tác, phát triển não bộ và đời sống cảm xúc.
- Cho bé làm quen với việc học tập: Bố mẹ thường xuyên giúp bé gọi tên sự vật hoặc cho bé làm quen với chữ cái để bé làm quen dần với việc học tập sau này.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “bé 16 tháng biết làm gì?”. Hy vọng qua bài viết này, mỗi bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con đúng cách, giúp bé phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/be-16-thang-biet-lam-gi