Trẻ 13 tháng biết làm gì? Giai đoạn phát triển của bé 13 tháng
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bước sang tháng đầu tiên sau thôi nôi, bé con 13 tháng tuổi trở nên hiếu động hơn hẳn. Con không chỉ thích tự mình khám phá mọi thứ xung quanh theo cách riêng, mà còn tỏ ra phấn khích khi được ngắm nhìn và chạm vào những thứ nhiều màu sắc, hình dáng độc lạ. Trong bài viết sau đây, cùng Friso tìm hiểu rõ hơn bé 13 tháng biết làm gì và bí quyết chăm sóc bé tốt nhất nhé!
1. Sự phát triển thể chất về chiều cao và cân nặng trẻ 13 tháng tuổi
Chiều cao và cân nặng là hai chỉ số đánh giá sự tăng trưởng bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, qua đó giúp phụ huynh phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời. Vậy bé 13 tháng tuổi cao và nặng bao nhiêu là chuẩn?
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình chiều cao và cân nặng của trẻ 13 tháng như sau:
- Đối với bé gái: 75,3 cm và 9,2 kg.
- Đối với bé trai: 74,4 cm và 9,9 kg.
Lưu ý: Thông tin bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu con “lệch” hơn mức trung bình một chút nhưng vẫn khỏe mạnh và năng động thì bố mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. Bé 13 tháng biết làm gì? Khám phá cột mốc phát triển vận động, ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc
Sau đây là những hành động “diệu kỳ” có thể xuất hiện ở trẻ 13 tháng tuổi:
2.1. Những thay đổi về ngôn ngữ
Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc về sự thay đổi của trẻ. Trong đó, có bao giờ mẹ tự hỏi rằng sang tháng thứ 13 con đã nói được chưa? Câu trả lời là có. Trẻ đã có thể phát âm từng từ dù chưa rõ ràng như “bố”, “mẹ”, “bà”… một số trẻ khác có thể nói 3 hoặc 4 từ cùng lúc. Bên cạnh đó, bé còn biết “đòi” bằng cách cố gắng gọi tên đồ vật, dù chỉ là âm thanh “aaaa” hoặc “mmmm”, kết hợp động tác chỉ trỏ.
Bước sang tháng tuổi thứ 13, trẻ chỉ mới bập bẹ chưa nói tròn được những từ cụ thể, nên bố mẹ hãy kiên nhẫn và vui vẻ lắng nghe con nói nhé!
2.2. Khả năng nhận thức
Với thắc mắc trẻ 13 tháng biết làm gì, thì lúc này con đã có thể hiểu và thực hiện theo một vài yêu cầu đơn giản của bố mẹ như ngồi, đứng, lấy đồ vật. Cùng với đó, bé thường quan sát rất chăm chú vật chuyển động như kiến bò, quạt quay…
2.3. Khả năng di chuyển
Bé 13 tháng biết làm gì mẹ nhỉ? Đáp án là trẻ có thể tự đi một đoạn ngắn mà không cần bố mẹ trợ giúp, cũng như tự ngồi, tự đứng dậy nếu có một điểm tựa xung quanh. Điều này là do đôi chân và đôi tay của trẻ 13 tháng tuổi đã vững vàng, linh hoạt hơn trước.
Nếu bé 13 tháng tuổi chưa biết đi thì có chậm đi?
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu biết đi ở cột mốc tháng thứ 12. Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi sớm hơn (khoảng tháng thứ 9) và một số khác lại chậm hơn nhiều (khoảng tháng thứ 17 hoặc 18). Chính vì thế, nếu trẻ 13 tháng chưa thể đi được thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm cách khuyến khích và đồng hành cùng con trong quá trình tập đi nhé! |
Đừng ngần ngại dìu Với thắc mắc trẻ 13 tháng biết làm gì, thì lúc này con đã có thể tự bước đi vững vàng trên đôi chân bé nhỏ của mình.
2.4. Bé 13 tháng biết làm gì? Xuất hiện các cảm xúc nổi bật
Ở giai đoạn này, ngoài biểu hiện quấy khóc, bé còn xuất hiện các cảm xúc khác như la hét, tức giận, cắn/đánh lại bố mẹ… khi không được đáp ứng nhu cầu. Do đó, bố mẹ cần kiên nhẫn giúp bé vượt qua những xúc cảm tiêu cực đó, thay vì liên tục chiều theo nhu cầu của bé.
3. Làm thế nào để trẻ 13 tháng khỏe mạnh, lớn nhanh?
Sau khi hiểu rõ bé 13 tháng biết làm gì, phụ huynh cần đặc biệt chú ý cách chăm sóc con thích hợp, giúp con mau lớn, thông minh.
3.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Mỗi ngày, bé 13 tháng cần được cung cấp đủ 1000 calo. Theo đó, phụ huynh có thể bổ sung nguồn năng lượng này từ sữa mẹ và chế độ ăn dặm (gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ). Song song đó, chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), đồng thời luân phiên thay đổi thực phẩm đa dạng nhằm kích thích bé ăn nhiều, ăn ngon miệng hơn.
Mặc dù thế, một số trẻ 13 tháng tuổi thường có biểu hiện biếng ăn, nhất là khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa nên nhiều khả năng thiếu chất, suy dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mẹ cần cân nhắc dùng thêm sữa công thức cho con để bổ sung đủ chất và khỏe mạnh từ bên trong.
Nhiều dòng sữa cho trẻ trên 1 tuổi bổ trợ hệ tiêu hóa khỏe, giúp trẻ tiêu hóa đạm sữa dễ dàng, hạn chế táo bón và rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, sữa còn cung cấp cặp dưỡng chất quý HMO và PureGOS, nhằm tạo ra “tấm chắn” đề kháng cho cơ thể non yếu của trẻ nhỏ. Cụ thể, HMO có chức năng tăng sinh lợi khuẩn đường ruột song song ngăn chặn khả năng bám dính hại khuẩn, từ đó cải thiện sức mạnh hệ tiêu hóa. Thêm nữa, hệ vi sinh đường ruột của trẻ cũng được cân bằng do bổ sung hàm lượng chất xơ PureGOS dồi dào, giúp trẻ tiêu hóa tốt và hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu.
>> Tham khảo thêm: 7 dòng sữa nhập khẩu tốt cho bé
3.1. Đảm bảo trẻ ngủ đủ, ngủ ngon
Giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng phát triển trí não, thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ 13 tháng tuổi cần ngủ đủ 12 – 14 giờ/ngày, bao gồm một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1 giờ.
Tuy nhiên, ở cột mốc 13 tháng này, trẻ hết sức tò mò với mọi thứ xung quanh nên rất ham chơi và thường xuyên trốn giấc ngủ. Điều này khiến trẻ khó ngủ đủ, ngủ sâu, dễ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, để giúp trẻ ngủ ngon hơn, mẹ có thể áp dụng một vài mẹo vặt như tạo ra tín hiệu đến giờ ngủ (như đọc sách, nghe nhạc, tiếng chuông…), giữ không gian phòng ngủ ấm áp, không cho trẻ chơi đồ chơi trước khi ngủ…
Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…
3.3. Tích cực trò chuyện cùng trẻ
Trò chuyện cùng trẻ đem lại những lợi ích tích cực như phát triển vùng ngôn ngữ vận động, rèn luyện thêm kỹ năng sống, gắn kết tình cảm gia đình… Theo đó, bố mẹ có thể nói chuyện với trẻ thông qua nhiều hoạt động như chơi đùa, kể chuyện, ca hát, vận động…
Đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, giải thích các sự vật, hiện tượng xung quanh với tên gọi của chúng là cách giúp bé mở rộng vốn từ vựng và phát triển khả năng ghi nhớ.
3.4. Kiên nhẫn với trẻ nhiều hơn
Như mẹ đã biết, trẻ 13 tháng tuổi đã có nhận thức về cái tôi cá nhân nên rất muốn thể hiện bản thân mình. Điều này thể hiện qua cách con biểu lộ đa dạng cảm xúc như quấy khóc, khó chịu, la hét, cắn, đánh… nếu có điều không thuận theo ý muốn. Vì thế, bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích với trẻ và xoa dịu từ từ bằng cách ôm ấp bé, đánh lạc hướng với các câu hỏi khác, chờ bé tự giải quyết sau 10 – 15 phút trước khi chủ động an ủi.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi trẻ 13 tháng biết làm gì cho bố mẹ. Qua đó, phụ huynh cũng hiểu hơn về lý do của sự thay đổi này và có cách chăm sóc con thích hợp, giúp con vui khỏe toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.